Vi bằng nầy Hội Thánh Cao Đài chưa từng nhìn nhận và cũng không bao giờ nhìn nhận vì sai về hình thức luật (không qua được khung pháp lý). BBT đang lên đây để biết tình hình nội bộ của Đạo vào năm 1933 mà thôi. Cảm on bạn đọc Trang Xuân (SaiGon) đã gởi vi bằng. Theo Nội Luật Thượng Hội thì Hội viên không được quyền thay Hôi Trưởng và Phó Hội Trưởng. Luật Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh chỉ cho phép thay thế Nghị Trưởng ở hai hội: Hội Nhơn Sanh và Hội Hội Thánh. Chữ Hội Trưởng và Nghị Trưởng khác nhau là như vậy. Nay kính.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ bát niên)
TÒA THÁNH TÂV NINH
VI BẰNG
Nhóm “Thượng Hội”
Ngày 22–3–Quí Dậu (dl 16–4–1933)
* Có
mặt:
Hiệp Thiên Đài:
❒ Thượng Sanh Cao
Hoài Sang.
Cửu Trùng Đài:
❒ Bảo Pháp Nguyễn
Trung Hậu, Quyền Chưởng Pháp.
❒ Bảo Thế Lê Thiện
Phước, Quyền Chưởng Pháp.
❒ Hỉến Đạo Phạm Văn
Tươi, Quyền Chưởng Pháp.
❒ Quyền Thượng Đầu
Sư Thượng Tương Thanh.
❒ Quyền Ngọc Đầu Sư
Ngọc Trang Thanh.
VẮNG MẶT:
QGT
Thượng Trung Nhựt (có thơ trả lời không nhóm).
Hộ
Pháp Phạm Công Tắc.
Q.
Thái Đầu Sư Thái Thơ Thanh (vì bịnh xin kiếu).
Mở hội 6 giờ chiều.
Thượng Sanh là Chức
sắc lớn hơn hết, kế Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp, nên được cử làm Nghị Trưởng.
Thượng Sanh nói rằng:
Quyền Nghị Trưởng là của Quyền Giáo Tông, mà nay Ngài đã bị cáo, nên Ngài không
đến cũng phải. Nếu Ngài cứ giữ việc không đến hoài, và nếu vắng mặt Ngài, Thượng
Hội không phép nhóm thì tội Ngài làm, dầu lớn lao đến đâu, chúng ta cũng không
bàn đến được sao?
Vì vậy, Thượng
Sanh chịu chức Nghị Trưởng, Mấy vị có mặt làm Nghị viên.
Giáo sư Thượng Bảy
Thanh: Từ Hàn.
Nghị Trưởng đọc
thơ số 66 ngày 16–4–1933 của Quyền Giáo Tông cho Thượng Sanh và 3 Chưởng Pháp
hay rằng, có được thơ gởi của Ngọc Đầu Sư mời nhóm đặng lo việc trọng hệ của Đạo,
và sau trách 4 vị Đại Thiên phong nầy, sao có việc cần yếu mà không hiệp cùng
Ngài đặng bàn luận trước và hỏi ý kiến của Ngài?
Ba vị Chưởng Pháp
phân rằng: Chớ chi Ngài vô can trong kỳ nhóm nầy thì chúng tôi cần phải đến bàn
tính, chớ Ngài là bị cáo, nếu đến bàn tính trước với Ngài thì ra mất vẻ vô tư.
Vì vậy mà chúng tôi không đến viếng Ngài.
Nghị Trưởng đọc
luôn thơ số 67 ngày 16–4–1933 của Quyền Giáo Tông gởi cho Quyền Ngọc Đầu Sư, đại
khái thơ ấy tỏ rằng, có được thơ số 1 ngày 16–4–1933 của Quyền Ngọc Đầu Sư gởi
mời và kỳ cho Ngài 1 giờ, sau khi đặng thơ, phải đến Bửu điện mà dự Thượng Hội,
đặng Quyền Ngọc Đầu Sư tỏ các việc hành động của Ngài thuở giờ làm cho nền Đạo
ngày nay trở ra ô trược.
Trong thơ ấy, Quyền
Ngọc Đầu Sư nhắc lại cái thơ số 8 ngày 13–2–1933 của Ngài xin mời Thượng Hội, đặng
lo lập một cái chương trình hành đạo rành rẽ của mấy vị Đại Thiên phong đương
quyền, sau sẽ tỏ cách hành sự của Quyền Giáo Tông thuở giờ, nó làm cho Ngài tưởng
là tại vậy mà nền đạo sắp hư, cho nên cần phải lo sửa.
Quyền Giáo Tông
trách rằng, nếu có chuyện chi không chánh đáng, không phải phép đạo mà Quyền Ngọc
Đầu Sư là người phụ sức cho Ngài, lại không khứng bước chân đến Giáo Tông Đường
mà bàn tính với Ngài. Ấy là một chuyện khiếm lễ, nhứt là Quyền Ngọc Đầu Sư coi
về việc lễ. Ngài lại nhắc bữa 12–3–1933, khi làm lễ Đăng điện, Quyền Ngọc Đầu
Sư lại vô lễ với Ngài và Hộ Pháp, ngày nay lại lạm quyền mời nhóm Thượng Hội,
không kể đến Ngài và Hộ Pháp. Vậy nên Ngài không dự Hội. vả lại Ngài có thôi
thúc hai cựu Chánh Phối Sư Quyền Đầu Sư lo cho xong Tờ Vi bằng Hội Nhơn Sanh và
Hội Thánh, đặng Ngài mời nhóm Thượng Hội thường lệ, mà đến nay chưa được mấy tờ
ấy. Ngài lại trách, không lẽ ai muốn nhóm Thượng Hội chừng nào thì nhóm cũng được,
muốn mời chừng nào thì tự chủ mời lấy.
Đọc 2 cái thơ ấy rồi,
Nghị Trưởng hỏi Hội viên Thượng Hội ngày nay ta nhóm đây có đúng luật chăng?
Ba vị Chưởng Pháp
tỏ rằng: Theo tờ Nghị Định (11–2– 1933) của Hộ Pháp giao quyền Chưởng Pháp cho
3 Ngài, duy có việc quyền hành thì mới để cho cả Hiệp Thiên Đài cầm, còn ngày
nay đi đến dự Hội là quyền riêng của 3 vị Chưởng Pháp nên Thượng Hội ngày nay
nhóm đúng theo luật.
Quyền Ngọc Đầu Sư
tỏ rằng: Hộ Pháp đã có nói giữa Hội Thánh hôm 4–2–1933 rằng Đầu sư được phép mời
nhóm Thượng Hội.
Chưởng
Pháp Nguyễn Trung Hậu tỏ rằng: Ngày nầy, Quyền Giáo Tông biết mình bị cáo, nên
không thế đến dự Hội. Bởi có chuyện gấp và trọng hệ phải đem ra bàn tính, còn số
Hội viên Thượng Hội là 9 vị mà nay hiện diện được 6 người thì đủ quyền nhóm.
Chư Hội viên đồng ý kiến ấy.
Nghị Trưởng bèn
khai Hội và xin Quyền Ngọc Đầu Sư tỏ bày các sự Ngài muốn đem ra bàn luận.
Quyền Ngọc Đầu Sư
tỏ rằng: Ngày 15–1–1933 (19 tháng chạp) có viết thơ mời Quyền Giáo Tông đến tại
Bửu điện nghe Ngài tỏ các việc rất cần yếu của Đạo, mà Quyền Giáo Tông trả lời
rằng vì mời không đủ lễ với Ngài nên không nhóm, Qua ngày 4–2–1933 (mùng 10
tháng giêng) khi gần mãn Hội Thánh, Ngài cũng có xin mời nhóm Thượng Hội liền.
Đến ngày 13–2–1933 (19 tháng giêng) Ngài gởi thơ số 8 xin mời nhóm, mà Quyền
Giáo Tông cũng không trả lời. Rồi hôm 10–3–1933 (rằm tháng 2), Quyền Thượng Đầu
Sư Thượng Tương Thanh có đến Giáo Tông Đường tỏ cho Quyền Giáo Tông rõ rằng:
như không nhóm Thượng Hội được thì xin Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp và Ngài, 3 người
nhóm lại đặng cho Quyền Ngọc Đầu Sư nói việc chi thì nói ra đặng cho anh em bàn
tính cho dứt một lần cho rồi, khỏi ai dị nghị, mà Quyền Giáo Tông cũng không khứng
nhóm.
Quyền
Thượng Đầu Sư nhận lời nói trên đây.
Ngày 12–Mars (17
tháng 2) là ngày làm lễ Đăng điện cho Quyền Giáo Tông, Quyền Ngọc Đầu Sư cũng
có nhắc việc nhóm Thượng Hội giữa Bửu điện mà tới nay Quyền Giáo Tông cũng làm
thinh. Quyền Ngọc Đầu Sư phải buộc lòng đến Sài Gòn thương nghị với 3 Chưởng
Pháp là Chức sắc lớn kế Q. Giáo Tông thì 3 vị nầy đồng ý kiến, nên nay mới nhóm
được.
Quyền Ngọc Đầu Sư
mới trình các việc hành động của Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt như sau đây:
1.
Về
Đạo Nghị Định số... ngày 5–1–1933 của Quyền Giáo Tông lập ra trục xuất tín đồ
Nguyễn Văn Lịch, kêu là Biện Lịch, có Hộ Pháp đồng ký chỉ. Quyền Ngọc Đầu Sư tỏ
rằng: đây nói về phần luật pháp, không phải nói đến phần phạm nhơn. Hễ tín đồ
phạm luật đạo thì chiếu theo Tân Luật (chương 7 điều 27) có Hội Công Đồng phán
đoán.
Hội nầy được quyền
trục xuất, chớ Quyền Giáo Tông không nên lạm quyền đặc biệt của Hội Công Đồng.
Quyền Giáo Tông trục xuất Biện Lịch như vậy là lạm quyền. Vả lại, Quyền Giáo
Tông lo phần thiêng liêng, còn phần sửa trị thì có Chức sắc khác giao thông với
tín đồ.
Theo ý Ngài thì
Giáo Tông thường hay ân xá hoặc giảm tội, chớ không lẽ nào tăng, hoặc vì việc
riêng mà trục xuất một Đạo hữu nào có việc tư với mình. Lại Hộ Pháp có tỏ với
Ngài rằng: tưởng là Nghị định đuổi phạm nhơn ra khỏi Tòa Thánh, chớ không dè là
trục xuất, nên mới ký tên.
Chư Hội viên đều
ngạc nhiên cho vị tối cao bên HTĐ là Hộ Pháp mà trước khi ký tên một tờ giấy
chi chẳng chịu đọc cho hiểu tờ giấy ấy.
Tới đây, Quyền Chưởng
Pháp Lê Thiện Phước tỏ rằng: Vậy thì Hộ Pháp cũng nhìn nhận rằng Quyền Giáo
Tông không có quyền trục xuất tín đồ.
Quyền Chưởng Pháp
Nguyễn Trung Hậu tỏ rằng: Có dâng tờ kêu nài về khoản ấy với Hộ Pháp đã lâu rồi,
nhưng ngày nay chưa thấy định đoạt ra sao.
Lời quyết nghị của
Thượng Hội: sau khi chư Hội viên bàn tính, thì Thượng Hội định hủy tờ Đạo Nghị
Định số... ngày 5–1–1933 nói trên đây, vì bất hợp pháp và giao phạm nhơn ra Hội
Công Đồng phán đoán y theo Tân Luật.
Luôn dịp, Chưởng
Pháp Nguyễn Trung Hậu tỏ rằng: Nghe Hộ Pháp giải rằng: Tòa Thánh và các Thánh địa
chung quanh là của riêng của Quyền Giáo Tông. Ngài lấy làm lạ vì Tòa Thánh với
các Thánh địa là của chung, là giọt mồ hôi của nhơn sanh, không lý nào của
riêng của Quyền Giáo Tông vì chẳng phải Quyền Giáo Tông lấy tiền bạc nhà mà sắm
ra.
2.
Chư
Hội viên đồng tỏ rằng, lời của Hộ Pháp nói ra như vậy không được chánh lý. Tòa
Thánh là của cả nền Đạo tức là của cả nhơn sanh, không ai được nói là của riêng
của mình. Vả lại Đức Chí Tôn đã dạy rằng: Tòa Thánh là nhà chung của cả bổn đạo.
Quyền Ngọc Đầu Sư
đọc Đạo Nghị Định số... ngày 11–2–1933 của Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp ký’tên về
việc thăng ba Chánh Phối Sư lên địa vị Quyền Đầu Sư. Ngài tỏ rằng khi Đức Lý
Giáo Tông và Hộ Pháp đã lập
Sáu Đạo Nghị Định
thì cái Nghị định thứ hai ngày mùng 3–10–Canh Ngọ (22– 11–1930) đã thăng 3
Chánh Phối Sư lên Đầu Sư rồi, sau lại có một Đạo Nghị Định nữa ngày 30–11–1930
của Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông đã ban hành đặc biệt rồi, nên không cần phải lập
thêm Đạo Nghị Định ngày 11–2–1933 làm gì nữa.
Vả lại, quyền
thăng thưởng cho Chức sắc là của Chí Tôn với Tam Trấn, chớ dưới thế nầy không
ai được quyền thăng thưởng chức cho một người khác, vì vậy nên Ngài xin hủy Đạo
Nghị Định nói trên đây. Theo lời bàn của Chưởng Pháp Lê Thiện Phước và Nguyễn
Trung Hậu thì Thượng Hội định không hủy Đạo Nghị Định ấy, nhưng sửa chữ thăng
ra chữ giao mà thôi.
3.
Quyền
Ngọc Đầu Sư tỏ rằng từ mùng 3–10–Canh Ngọ, tuy Đức Lý Giáo Tông đã lập Đạo Nghị
Định ban quyền cho mỗi vị Đại Thiên phong, nhưng Quyền Giáo Tông Thượng Trung
Nhựt nắm cả quyền hành Giáo Tông và Đầu Sư. Xin xem các Châu Tri sau đây và thơ
Quyền Giáo Tông gởi cho ba vị Chánh Phối sư thì rõ.
Chưởng Pháp Lê Thiện
Phước hỏi: Sao khi đó không phản kháng, thì Quyền Ngọc Đầu Sư trả lời rằng: thật
khi ấy Ngài chưa rõ quyền hành Quyền Đầu Sư tới đâu và hai vị Quyền kia cũng vậy.
Ngài nhớ chắc rằng, Hộ Pháp có nói quyền hành của Ngọc Chánh Phối Sư về việc sửa
trị Chức sắc thì kể từ Phối Sư sắp xuống.
Chưởng Pháp Lê Thiện
Phước hỏi, vậy có điều chi hại Đạo chăng? thì Quyền Ngọc Đầu Sư tỏ rằng: nay
nói ra đây cho biết việc trên phạm quyền dưới làm cho 3 Quyền Đầu Sư không rõ
quyền hành của mình (xem Vi bằng ngày 25–12–32).
Quyền Thượng Đầu
Sư cũng để lời than: Anh Cả nay nắm quyền Giáo Tông, mai nắm quyền Đầu sư, nên
3 vị Cựu Chánh Phối Sư chỉ có biết tuân theo lịnh trên hành sự mà thôi.
Quyền Ngọc Đầu sư
tỏ rằng: Quyền Giáo Tông lập Châu Tri gởi ngay cho Chức sắc và Đạo hữu, không
tuân y Pháp Chánh Truyền, nắm một lượt 2 quyền thì là lạm quyền đó. Lớn lấn quyền
nhỏ thì phạm tội, phải giải ra Tòa Tam Giáo. Cũng có nhiều khi Quyền Ngọc Đầu
Sư bàn tính với Quyền Giáo Tông xin lãnh hành chánh Quyền Giáo Tông thiệt thọ
đi thì Ngài nói không dám, để ở địa vị Đầu Sư. Câu trả lời nầy nghe rất khiêm tốn
mà ý trí sâu xa.
Vì lớn phạm quyền
nhỏ nên 3 Quyền Đầu Sư không được rõ quyền hành của mình. Vả lại Hộ Pháp rõ biết
việc lạm quyền nầy nhưmg không có chỉ giải, để đến sau đây mới tỏ ra. Thật tình
Quyền Ngọc Đầu Sư không rõ quyền hành ấy, nếu thuở giờ mà rõ biết thì Quyền
Giáo Tông không thế nào lạm quyền được.
Nghị Trưởng tỏ rằng:
Quyền Giáo Tông có ý làm như vậy đặng dụng lưỡng quyền, tùy theo hoàn cảnh tiện
lợi cho mình.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu tỏ rằng: Hễ nắm nơi tay 2 quyền hành chẳng phải trọn của mình đặng lợi
dụng thì phạm luật đó.
Quyền Ngọc Đầu Sư
tỏ thêm rằng: mới rồi đây, giữa Hội Thánh và trong tờ Vi bằng của HID nhóm hôm
11–2– 1933, Hộ Pháp có nói rằng, 3 Quyền Đầu Sư nắm 2 quyền trong tay, muốn làm
sao tự ý, nên Ngài phải nói ra đây cho rõ rằng hồi giờ (từ năm 1930) Chánh Phối
Sư, Quyền Đầu Sư, lo việc hành chánh theo trách nhậm Chánh Phối Sư hết 9 phần
10, một hai khi chỗ nào có cần dùng tới, chứ Đầu Sư thì mới đem lên thế vị đó vậy,
thời Ngài tưởng cho Hộ Pháp phải nói rằng: Quyền Giáo Tông nắm 2 quyền một lượt
mới là phải, vì không lẽ 2 việc quyền, như một (Quyền Đầu Sư và Quyền Giáo
Tông) mà thấy cái nầy, không thấy cái kia, nghĩa là thấy Đầu Sư chuyên quyền mà
lại không thấy Giáo Tông chuyên quyền.
Sau khi Hội viên
bàn tính, thì Thượng Hội định rằng: Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, biết
mình đã được thăng chức Quyền Giáo Tông mà khi thì dùng Quyền Đầu Sư, khi thì
dùng Quyền Giáo Tông, thì là lạm quyền. Chiếu theo Đạo Nghị Định thứ nhứt ngày
22–11–1930 của Đức Lý Giáo Tông thì phạm tội, phải giải ra Tòa Tam Giáo.
4.
Quyền Ngọc Đầu Sư trình cái Châu Tri số 1 ngày
1–1933 (mùng 7 tháng 3) của Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp lập ra, có bài Bố cáo của
ba Chánh Phối Sư tạm và tỏ rằng, cách ít bữa rày (11–4–1933) Ngài có gặp Quyền
Thượng Chánh Phối Sư nói rằng, khi đến Giáo Tông Đường mới là hay cái Châu Tri
đó. Còn chiều hôm kia (14–4–1933), Quyền Thái Chánh Phối Sư đến phòng thăm,
Ngài hỏi thì có cho Ngài biết rằng không có ký tên cái tờ bố cáo in vô trong
Châu Tri số 1, vì là chữ in, có phải ký tên sau, mà nói là người ký, cái đó là
Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp nay nắm Quyền Chí Tôn mà làm ra Châu Tri ấy, rồi tái
bút lập luôn bài Bố cáo ấy.
Lại lúc Ngài đi khỏi,
tại Giáo Tông Đường có sai người đến văn phòng Ngài lấy con dấu Ngọc Chánh Phối
Sư đặng ấn vào Châu Tri ấy. Khi về mới hay cử chỉ ngang ngược đó.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu tỏ rằng trong Châu Tri số 1 nói trên đây, trương thứ 5, Quyền Giáo
Tông tuân y Thánh Ngôn của Chí Tôn ngày 23–12–1931, Ngài và Hộ Pháp nhứt định dụng
Quyền Chí Tôn giúp cho 3 vị Chánh Phối Sư đủ quyền thi hành chương trình hành đạo
đính theo Châu Tri ấy, nhưng mà theo Thánh Ngôn đó, thì Chí Tôn có dặn như vầy:
“Vậy từ đây, hễ có mạng lịnh chi đã đủ
hai đứa nó (là Lý Giáo Tông và Hộ Pháp) hạ truyền thì các con phải hội đủ nhơn
sanh, Hội Thánh và Thượng Hội mà xét nét cho cặn kẽ phân minh, đặng thi hành phận
sự.”
Ấy vậy là chính
mình Đức Lỷ Giáo Tông giáng hạ lịnh, cũng còn phải nhóm 3 Đài nói trên đây lại
mà xét nét, huống chi là Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, hiện thời trách nhậm
Ngài chỉ do theo tờ Vi bằng của Thượng Hội nhóm hôm 25–12–1932 nhằm 28–11–Nhâm
Thân, trương số 9 mà thôi. Trách nhậm ấy như sau đây: “Phần Quyền Giáo Tông thì chi chi cũng cầu hỏi nơi Đức Lý Giáo Tông dạy
bảo mà ban hành theo, cho khỏi điều lầm lạc sơ sót, vì hễ là người thì thân
phàm xác thịt, nếu lấy ý riêng ra mà làm thì phải có điều trở ngại.”
Mỗi vị đương quyền
lãnh một chức đặc biệt thì 3 ngôi Chánh Phối Sư sẽ trống. Vậy thì Quyền Giáo
Tông chọn lựa trong mấy vị Phối Sư đương quyền mà giao chức ấy, thoảng như khiếm
khuyết Phối Sư thì chọn lựa trong hàng Giáo Sư, rồi đem trình cho 3 Đài là Hội
Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội công nhận theo phép. Việc nầy đình lại cho
Quyền Giáo Tông một tuần, đặng chọn lựa người.
Tóm
lại thì Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp nay lập Châu Tri số 1 và giao trách nhậm
Chánh Phối Sư cho 3 vị Thời Quân HTĐ là trái với lời quyết nghị trên đây và
không đem ra trình cho 3 Đài thì lại là một sự trái thêm nữa.
Nghị Trưởng tỏ rằng:
Làm đạo như vậy là muốn chuyên quyền, là độc tài (dictature).
Chưởng Pháp Lê Thiện
Phước hỏi vậy chớ Pháp Chánh Truyền có giá trị hơn hay là Thánh Ngôn chưa kiềm
duyệt?
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu đáp lại rằng: Chiếu theo chương trình về Cơ Bút của Hiệp Thiên Đài và
Cửu Trùng Đài lập ra ngày 24–1932 mà Quyền Thượng Đầu Sư đã ra Châu Tri thi
hành ngày 1–2–1932 số 42 thì bài giáng cơ nào không có Bàn Kiểm Duyệt xem xét
thì Hội Thánh không phép nhận và đem ra thi hành. Tờ Châu Tri số 1 ngày
1–4–1933, nguyên vì chiếu theo bài giáng cơ ngày 14–2–1933 tại Kim Biên và chấp
bút ngày 3–1933 mà lập ra, nhưng 2 bài nầy không đủ thức lệ buộc trong Châu Tri
số 42 trên đây nên Thượng Hội không công nhận, vì vậy nên hủy Châu Tri số 1.
Quyền Ngọc Đầu sư
chỉ về chương trình hành đạo của Chánh Phối Sư trong Châu Tri số 1 trên đây,
khoản Phái Ngọc điều 3, về việc thăng chức cho Chức sắc có câu: Sau khi đem ra
ba Đài công nhận thì Giáo Tông và Hộ Pháp ra Đạo Nghị Định phong chức. Ngài tỏ
rằng 2 vị Đại Thiên phong nầy không có quyền phong chức cho ai hết, khi 3 Đài
công nhận rồi, phải cầu Chí Tôn giáng cơ thăng thưởng.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu tỏ rằng: Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh mỗi năm nhóm có lệ, không lẽ mỗi
việc mỗi mời nhóm cho mất ngày giờ và tốn kém cho hội viên.
Chưởng Pháp Phạm
Văn Tươi nói rằng: Có Hội Nhơn Sanh thường xuyên. Vậy như chưa tới kỳ nhóm thường
lệ mà có việc chi cần kíp thì nhóm Hội thường xuyên mà bàn tính.
5.
Quyền
Ngọc Đầu sư đọc bài Thánh giáo của Chí Tôn đề 14–2–1933 do Hộ Pháp và Tiếp Đạo
phò loan tại Kim Biên có câu: “Khi Đại Hội
Ngọc Hư Cung....”
Chiếu theo Thánh
giáo ấy, trọn Cửu Trùng Đài từ Quyền Giáo Tông đổ xuống, tranh quyền phá hư vẻ
Đạo thì phải bị tội hết, cả quyền hành của Cửu Trùng Đài phải về tay Hiệp Thiên
Đài nắm trọn.
Như có câu: Trả
quyền hành chánh cho Hiệp Thiên Đài thì phải hiểu như vầy: quyền hành chánh ấy
trước vẫn của Hiệp Thiên Đài nên nay mới trả lại.
Thượng Sanh nói rằng:
Từ thử chưa có Thánh giáo nào nói về khoản đó, chỉ thấy trong Pháp Chánh Truyền
nói rằng: Hiệp Thiên và Cửu Trùng, mỗi đài đều có quyền đặc biệt. Quyền Hiệp Thiên
Đài là quyền tư pháp, còn quyền Cửu Trùng Đài là quyền hành chánh. Trả quyền
hành chánh cho Hiệp Thiên Đài là một điều vô lý.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu hỏi Quyền Ngọc Đầu Sư: Tại làm sao khi làm lễ đăng đỉện, chịu làm
theo, không phản kháng thì Ngài trả lời rằng: Lúc đó Quyền Giáo Tông ra lịnh
thi hành. Ngài có kêu nài, mà nhắm thế không được nên phải tuân đỡ cho yên việc
tại Bửu điện (Faire acte de soumission) rồi sau sẽ nói. Vì lúc ấy Quyền Giáo
Tông ngồi tại ngai mà ra lịnh, Quyền Thái Đầu Sư thì vâng lịnh liền, Quyền Thượng
Đầu Sư thì khóc, nên tôi không vâng theo không được, không lẽ để cãi lẫy nơi
ngai.
Sau khi Hội Viên
bàn tính thì Thượng Hội quyết định:
A.
Hủy
bài giáng cơ ngày 14–2–1933 vì không y theo thể lệ cầu cơ đã lập ra rồi, nhứt
là không phải nơi Quyền Giáo Tông cầu xin mà ra bài đó. Hai là bài nầy không cầu
nơi bửu điện Hiệp Thiên Đài. Ba là không đủ mặt Chức sắc có trách nhậm theo “Chương trình Cơ bút” hầu đàn. Bốn là Hội
Thánh Ngoại Giáo duy có cầu cơ hỏi về phần mình mà thôi. Còn việc can hệ với
Tòa Thánh mà có bài giáng nói đến thì Tòa Thánh phải kiểm xét lại.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu xin Hội Thánh Ngoại Giáo khi nào có bài giáng cơ nói về Tòa Thánh thì
xin các Đấng cho phép cho Tòa Thánh hay mà cầu lại.
B.
Hủy
bài Chấp bút của Hộ Pháp ngày 10–3–1933 tại Hộ Pháp hay là Giáo Tông Đường. Chấp
bút để dùng học riêng cho mình, không được đem ra ban hành.
C.
Bài
giáng cơ ngày 23–12–1931 tại Thảo Xá Hiền Cung thì phải giao cho Bàn Kiểm Duợt
xem xét trước rồi mới ban hành.
D.
Hủy
Tờ Châu Tri số 1 ngày 1–4–1933 (tháng 3 năm Quí Dậu) vì Quyền Giáo Tông và Hộ
Pháp lạm quyền, lấy ý riêng mà đặt ra.
E.
Phải
tuân theo các lời quyết nghị trong tờ Vi bằng Thượng Hội ngày 25–12–1932 đã
tuyên bố rồi.
F.
Giao
3 vị Thời Quân đã qua CTĐ lãnh chức Chánh Phối Sư tạm về HTĐ tái thủ nguyên chức
và chọn lựa 3 Chánh Phối Sư khác y theo tờ Vi bằng nói trên đây.
6.
QUYỀN NGỌC ĐẦU SƯ TỎ RẰNG: Nguyễn Ngọc Lịch
kêu là Biện Lịch có vô 3 lá đơn kêu nài việc Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt
bán đất không phân minh. Tiên cáo có nạp một cái biên lai 200 $ làm bằng, giấy
có in danh hiệu Đại Đạo Và ký tên TRUNG. Quyền Ngọc Đầu Sư vì lòng kính nể bề
trên và làm theo phép, nên phong gởi các đơn từ cho Quyền Giáo Tông mà hỏi ý kiến,
thì Quyền Giáo Tông trả lời cho Quyền Ngọc Đầu Sư rằng, cứ coi giấy tờ ấy mà xử,
như có tội thì Ngài chịu.
Quyền Ngọc Đầu Sư
tiếp rằng: Nếu Ngài muốn dùng quyền Tòa Tạp Tụng thì cứ gởi tờ đòi bị cáo là M.
Lê Văn Trung đến đối nại cũng được, song không nỡ và lại mắc nhiều điều xảy đến
liền liền hoài nên không thể lo riêng vụ nầy đạng.
Chư Hội viên định
rằng: Ngày nay Ngọc Chánh Phối Sư lên Quyền Đầu Sư thì các đơn từ ấy nên giao lại
cho Tân Ngọc Chánh Phối Sư định đoạt.
Quyền Ngọc Đầu Sư
tỏ rằng: Quyền Giáo Tông có lãnh bạc ngàn của Đạo hữu đặng mua giùm đất rừng,
có làm giấy ký tên rõ ràng, mà đến nay việc giao lãnh đất cát không rành rẽ gì
hết, kẻ có đất, người không. Đạo hữu kêu nài không ngớt, đơn từ giao lại đặng
trả lời cho người ta mà Ngài không làm cái chi cho minh bạch cho hết việc thán
oán. Quyền Giáo Tông thâu tiền mua đất rồi, phần đất của ai chỗ nào không biết
chắc, không tờ giấy gì cho rành rẽ, để tới có người hăm kiện đến Tòa đời, và có
người hết sức kêu nài rồi bỏ luôn số bạc. Xin coi cái biên lai 160$ của 2 người
ở Chợ Lớn thì rõ. Có một Chủ Thánh Thất lãnh bạc mua giùm cho một vài chục Đạo
hữu ở Tân An mà đến nay cũng không biết đất cát ở chỗ nào. Thơ từ năn nỉ, kêu
nài, không biết mấy cái, thét rồi phải đến tận Văn phòng Giáo Tông mà rầy rà,
nhục nhã đòi tiền lại, buộc phải trả tiền lời. Quyền Giáo Tông kỳ hẹn một đôi
tháng, nay cũng là mãn rồi, mà cũng chưa có chi hết cho người ta. Nếu kiện thưa
ra không khỏi bị án.
Vả lại, đất rừng ấy
của 2 người Lang sa khẩn chưa khai phá, chưa có giấy tờ vĩnh viễn, Đạo hữu nghe
lời mua đất không có bằng cớ chi cầm tay hết. Thoảng đất ấy nhà nước lấy lại,
hoặc chủ đất hoặc người làm trung gian từ trần, rồi Đạo hữu mua đất mới làm
sao?
Bởi lòng vị nể,
không nỡ đòi xử, nên Quyền Ngọc Đầu Sư gởi các đơn từ cho Quyền Giáo Tông toan
liệu cho an việc. Vả lại thấy Ngài nghèo nàn, nên cũng nhắm mắt để cho kiếm
chút lợi, miễn là đâu vào đó, làm cho xuôi được thì thôi hầu có yên trí mà lo
việc Đạo. Ngài chịu cái lỗi ấy.
Ngài xin Hội viên
cho biết việc Quyền Giáo Tông làm như vậy có nhục đến danh giá của người và
danh Đạo chăng?
Chư Hội viên nghĩ
vì đã mấy năm nay, Quyền Giáo Tông mỗi tháng có lãnh của Hội Thánh 50 $, có nhà
cửa ở tử tế, trong Đạo phụng dưỡng trọng thể và lại là một vị tối Đại Thiên
phong chủ trương một nền Đao, Anh Cả nhơn sanh, phải phế đời lo trọn cho Đạo,
nên Thượng Hội nhìn nhận rằng Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt không được phép
lo việc đời, lo buôn bán để sanh lợi. Còn về việc mua bán đất cát không phân
minh, để đến người vào Thánh địa đòi hỏi nhục mạ thì can hệ đến phẩm giá tối
cao tối trọng của Quyền Giáo Tông và cho Đạo nữa.
7.
Quyền Ngọc Đầu Sư trình ra một cái giấy vay 300 $ đề
ngày 11–11–1931 của Quyền Giáo Tông viết và ký tên. Bạc nầy Quyền Giáo Tông mượn
của một vị Hòa Thượng Tàu tên là Âu Tu ở Chợ Lớn, nói rằng để gởi bên Pháp in
Thánh Tượng, kỳ một tháng trả lại. Lâu rồi không trả, buộc chủ nợ đòi hỏi và có
viết một cái thơ nhục mạ gởi cho Ngài, đưa lại cho Quyền Giáo Tông. Thơ nói như
vầy: “Lời nói của Tiên nhơn sao không bằng
lời của thường nhơn.”
Quyền Ngọc Đầu Sư
sợ người ta nhục mạ nữa, nên xin xuất tiền của Hội Thánh 100 $ mà trả cho chủ nợ,
phải trừ 2 tháng tiền phụ cấp cho Quyền Giáo Tông. Nay còn thiếu 200 $, bạc nầy
không rõ dùng khoản nào, nhưng một điều là rõ ràng Quyền Giáo Tông Thượng Trung
Nhựt lấy danh Đạo mà mượn của người và có nhiều Đạo hữu cho Ngài hay rằng Quyền
Giáo Tông có mượn bạc, nói rằng lo cho Hội Thánh Ngoại Giáo, cũng hứa trả lại,
mà lâu rồi chưa trả lại cho ai hết. Quyền Giáo Tông lại có nhận lãnh một số bạc
1500 $ mà chưa thấy pièces justificatives. Hiện giờ đây, Quyền Giáo Tông cũng
thường xuất ngoại vay mượn xin xỏ, nói rằng lo cho HộiThánh Ngoại Giáo.
8.
QUYỀN NGỌC ĐẦU SƯ TỎ RẰNG: một ngày kia Quyền
Giáo Tông giao cho sở giữ cò để gởi thơ, một xấp thơ, bảo gắn cò đặng gởi. Quyền
Ngọc Đầu Sư coi lại thì là thơ của Quyền Giáo Tông ký tên Thượng Trung Nhựt
đóng con dấu Thượng Đầu Sư gởi cho Đạo hữu và người ngoài Đạo, cậy mua Nhựt báo
“Bảo An”. Việc nhựt trình là việc
riêng mà dùng tiền của Đạo, tuy không phải là bao nhiêu đó, song Quyền Ngọc Đầu
Sư không cho gởi thơ ấy. Vì là thơ Quyền Giáo Tông lấy danh Đạo gởi hỏi mượn tiền
đặng giúp cho nhựt trình ấy.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trang Hậu tỏ rằng: Ngài có sẵn trong tay cái thơ của Quyền Giáo Tông viết gởi
cho một nữ Đạo hữu là bà Cả Đường, chủ Thánh Thất, mượn 50 $ cho nhựt trình Bảo
An. Thơ ấy ký tên Thượng Trung Nhựt và đóng con dấu Đầu Sư. Ngài sẽ giao cái
thơ ấy cho Quyền Ngọc Chánh Phối Sư mới.
Sau khi Hội viên
bàn tính thì Thượng Hội định tờ nhựt trình “Bảo
An” không phải cữa Đại Đạo, Quyền Giáo Tông mượn danh Đạo cổ động cho nhựt
trình ấy là sái phép,
9.
Quyền Ngọc Đầu Sư đọc tờ của Quyền Thượng Đầu Sư trình
cho Thượng Hội rõ, việc Ngài trả lời về việc Quyền Giáo Tông cáo 2 vị cựu Ngọc
và Thượng Chánh Phối Sư hôm Hội Thánh (tờ ghim theo đây).
Chuyện nầy của Quyền
Giáo Tông sắp đặt trước, cậy tay người dưới quyền đặng có trương công cán của
mình hồi giờ, sao để nhục 2 vị Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư giữa Hội Thánh. Việc
nầy sau sẽ định đoạt.
10.
QUYỀN NGỌC ĐẦU SƯ TRÌNH RA MỘT PHONG THƠ, BỀ MẶT THÌ CÓ CHỮ CỦA HỘ PHÁP ĐỀ NHƯ VẦY: (13–3–1930), thơ
nầy đem ra cho chư Hội viên thấy sự giả, mà sự giả nầy có thế Quyền Giáo Tông
cũng biết được, vì có con dấu Thượng Đầu Sư đóng trên keo niêm sau lưng bao thơ
ấy, và Quyền Giáo Tông có gởi tờ cho Chức sắc mà giới thiệu thơ ấy. Nay nói cho
biết vậy, ngày sau sẽ xin xét lại, nên Thượng Hội chưa định sao hết.
11.
Quyền Ngọc Đầu Sư đem ra một xấp sao lục Thánh Ngôn,
trong ấy có dạy nhiều việc mà QGT không thi hành. Bởi không có mặt QGT nên Thượng
Hội chưa định sao.
12.
Quyền Ngọc Đầu Sư đem cái thơ của Thượng Sanh gởi cho
Hộ Pháp hồi tháng 5 năm 1930 mà trách cứ Hộ Pháp và Thượng Đầu Sư nay là QGT,
thơ ấy phải có trả lời mới được, song chưa giáp mặt 2 người nên còn đình việc nầy
lại.
Sau rốt, Quyền Ngọc
Đầu Sư xin Thượng Hội định đoạt mấy khoản sau đây:
1.
QGT
Thượng Trung Nhựt có làm điều phạm luật Đạo chăng? Chưởng Pháp Lê Thiện Phước tỏ
rằng : cũng nên cân cái tội với cái công, rồi mới đoán được. Trong 6 Hội viên
có mặt thì 5 vị đồng định cho QGT có phạm tội. (Quyền Thượng Đầu Sư không tỏ ý
kiến khoản nầy và 2 khoản sau).
2.
QGT
có lạm quyền chăng?
Thượng Hội định: có
lạm quyền.
3.
QGT
có lấy danh Đạo mà thâu tiền bạc của Đạo hữu đặng cho mình tự định chăng và còn
xứng đáng với phẩm vị mình nữa không?
Thượng Hội định rằng:
có và bởi cớ ấy cho nên Quyền Giáo Tông ngày nay không còn xứng đáng phẩm vị
mình nữa.
Chưởng Pháp Nguyễn
Trung Hậu tỏ thêm rằng: Nhơn có lời mời thỉnh đến Hội đặng nghe và trả lời việc
người ta cáo mà Quyền Giáo Tông không chịu đến thì phải cho là người biết rằng
có phạm luật, nên nay xin xử nhứt định, người không còn được phép bào chữa mình
việc chi nữa hết. Phần đông Hội viên đồng ý kiến như vậy.
Sau khi trả lời 3
câu hỏi trên đây, Thượng Hội đều bỏ thăm công nhận rằng QGT phạm luật đạo về 2
phương diện:
❒ Lạm quyền Đầu Sư
sau khi đã lên Quyền Giáo Tông.
❒ Mượn danh Đạo làm
điều trái phép, hại cho Đạo.
Đồng quyết định:
Gởi một bản Vi Bằng
cho QGT biết mà ăn năn sám hối, an trí nơi Giáo Tông Đường mà tịnh dưỡng tinh thần
và giao các việc hành chánh lại cho Hội Thánh lo lắng.
Như quá 8 ngày kể
từ tiếp được Vi Bằng nầy mà Ngài không trả lời nhìn nhận các khoản buộc trên,
Thượng Hội sẽ cho Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh hay đặng nhứt định thi hành:
❒ Thứ
nhứt:
Những điều quyết nghị hôm Đại Hội ngày 25–12–1932 hầu chấn hưng nền Đạo lại.
❒ Thứ
nhì:
Bố cáo Vi Bằng nầy cho cả thảy Đạo hữu biết và thi hành liền các điều đã định
trong tờ ấy.
Đến đây hết điều
bàn định, Hội giải tán hồi 10 giờ.
Ký tên:
❒ Thượng Sanh Cao
Hoài Sang. NghịTrưởng.
❒ Q. Chưởng Pháp
Nguyễn Trung Hậu. Hội Viên.
❒ Q. Chưởng Pháp Lê
Thiện Phước. —nt—
❒ Q.
Chưởng Pháp Phạm Văn Tươi. —nt—
❒ Q. Thượng Đầu Sư
Thượng Tương Thanh, —nt—
❒ Quyền Ngọc Đầu Sư
Ngọc Trang Thanh. —nt—
❒ Giáo
Sư Thượng Bảy Thanh. Từ hàn