Trò
ảo thuật lịch sử của Hội Đồng Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh.
Dương Xuân Lương.
Tạp
chí Liên Giao Cao Đài đăng bài viết 205 chữ của Hội Đồng Pháp Môn Cao Đài Chiếu
Minh (1), mở đầu viết: Sau khi thực hiện sứ mạng khai đạo của
mình qua sự truyền trao Thánh tượng và hoàn chỉnh cơ bút Cao Ðài cho các nhà
Tiền Khai bên cơ phổ độ, từ tháng 04 năm 926, Ngài Ngô nhất định không lãnh
ngôi vị Giáo Tông để tiếp tục con đường tu luyện theo pháp môn "vô
vi" (2) … (Hết trích)
Trích
đoạn trên đã phủ nhận sử liệu của Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô
Vi viết trước đây. Do tham vọng bất chánh hay do động cơ nào mà quý vị phủ
nhận tiền bối của chính quý vị và xúc phạm Đạo Cao Đài?
KÍnh mời xem thêm
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2025/01/5570-tu-la-la-sua-chieu-minh-tam-thanh.html#more
1/- Đối chiếu pháp lý hai tổ chức.
Xin
trình ra hai pháp lý xã hội và tôn giáo.
Pháp lý xã hội. Đức
Cao Đài Thượng Đế dùng cơ bút lập ra Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói tắt là
Đạo Cao-Đài vào năm 1926 tại Chùa Gò Kén, Tây Ninh. Sắc Luật pháp nhân 003/65, công
nhận danh hiệu trên theo Hiến chương năm 1965 của Hội Thánh Cao Đài.
Năm
2010, Ban Tôn giáo Chính phủ trao Quyết định công nhận tư cách pháp nhân cho
Pháp môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi; tại Thánh Đức Tổ Đình (quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).
Pháp lý đạo. Pháp môn
Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi không sử dụng
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Đạo Luật, Kinh Thiên Đạo và
Thế Đạo, … là những văn kiện cơ bản của Đạo Cao-Đài, nên hai tổ chức độc lập nhau
là rõ ràng.
2/- Đối chiếu lịch sử cơ bút Đạo Cao Đài và Ngài
Chiêu.
Trong
một đàn cơ thì đồng tử phò cơ là quan trọng nhất, không có đồng tử thì không có
đàn cơ; và Đại Ngọc Cơ là hình thức phò cơ cao nhất trong Đạo Cao Đài.
2.1/-
Đồng tử ĐĐTKPĐ sử dụng Đại Ngọc Cơ (01-10-1925).
Ba
vị tiền bối của ĐĐTKPĐ là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang là những
đồng tử quan trọng bậc nhất của Đạo Cao Đài, biết sử dụng Đại Ngọc Cơ từ
01-10-1925.
Ngài
Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu viết trong Đại Đạo Căn Nguyên trang 29, bản năm 1930:
… nên vào lối thượng tuần tháng tám, năm Ất Sửu, một vị Tiên Cô xưng là Thất
Nương nhập bàn dạy phải kiếm Ngọc Cơ mà dùng. Ông Cư hỏi thăm mượn được cơ của
ông ký Tý (cũng ở đường Bourdais) …
Pháp
môn soạn sách Lịch Sử Quan Phủ Ngô Văn Chiêu (LSQPNVC) trang 31, bản in 2006
viết: … Rồi kế đó có vị Tiên cô xưng là Thất Nương dạy phải kiếm ngọc cơ mà
dùng cho tiện.
Nhơ sự giải thích và dẫn dắt của Tiên Cô lần lần các
ông tin tưởng, tôn kính Thần-Tiên. Tiên-Cô còn nói có thể cầu được Đức Kim-Mẫu
nhưng phải trai giới 3 ngày. Tiên-Cô lại chỉ dẫn cho cách phò ngọc-cơ nữa. May
lúc đó mấy ông mượn được ngọc-cơ của ông Tý cũng ở chung đường Bourdais (nay
đường Calmettle)....
Lịch
sử cơ bút Đạo Cao Đài và Pháp môn xác định: ba vị tiền bối ĐĐTKPPĐ biết sử dụng
Đại Ngọc Cơ từ 01-10-1925 do Đức Bà Thất Nương chỉ dạy.
2.2/- Đức Cao Đài Thượng Đế dạy về Thủ cơ – Chấp bút.
Ngày
03-01-1926 (19-11-Ất Sửu): Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy về Thủ Cơ – Chấp bút: ….
Trước khi thủ cơ hay là chấp bút, thì phải thay y phục cho sạch sẽ, trang hoàng
tắm gội cho tinh khiết; rồi mới đặng đến trước Bửu- Điện mà hành sự, chẳng nên
thiếu sót mà thất lễ. Nếu chấp cơ phải để ý thanh bạch không đặng tưởng đến
việc phàm. Tay chấp cơ cũng phải xông hương khử trược, tịnh tâm một lát, rồi
phải để tinh thần tinh tấn mà xuất ngoại xác đến hầu dạy việc. Phải có một
chơn-linh tinh tấn mới mầu nhiệm huyền diệu; phải trường trai mới đặng linh-hồn
tinh tấn; phải tập tánh chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh.
Kẻ phò cơ chấp bút cũng như Tướng-Soái của Thầy để truyền Đạo cho thiên hạ. Các
con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường. Còn việc truyền thần lấy điển
quang, thì ai ai cũng có điển trong mình, nó tiếp điển ngoài rồi thần của nó
viết ra, có khi trúng, có khi trật.
Vậy khi nào chấp cơ phải đợi lịnh Thầy rồi sẽ thi
hành. (TNHT Q1 trang 6, bản in năm
1972.)
2.3/-
Ngài Chiêu đến hợp tác sau ngày 28-01-1926 (15-12-Ất Sửu).
Đại
Đạo Căn Nguyên trang 31, 32: Mãi đến ngày mồng năm tháng chạp, năm Ất Sửu (28
Janvier 1926) ở Saigon, Đức Thượng Đế giáng cơ dạy hai ông Cư Tắc đem cơ vô
nhà ông Trung (Cholon, Quai Testard) cho Ngài dạy việc…. Cách đâu ít ngày,
Thượng Đế giáng cơ dạy mấy ông Trung, Cư, Tắc, Sang, Hậu, Đức phải hiệp với ông
phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở Đạo. Ngài lại dạy rằng mỗi mỗi phải do nơi ông Chiêu
là Anh cả….
Sách
LSQPNVC trang 40 viết: Một hôm vào hạ tuần tháng chạp năm Ất Sửu Đức Cao Đài
Thượng Đế giáng cơ dạy mấy ông Trung, Cư, Sang Hậu, Đức phải theo lịnh Đức
Thượng Đế lại chung hiệp với quan phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở đạo. Đức Cao Đài
Thượng Đế lại dạy rằng mọi việc phải do nơi Chiêu là anh Cả…
Như vậy cả hai nguồn đều xác định rằng sau
ngày 28-1-1926 (15-12-Ất Sửu) ĐĐTKPĐ và Ngài Chiêu mới hợp tác nhau. Từ trước đó
ba vị đồng tử ĐĐTKPĐ được Đức Bà Thất Nương dạy về cách phò Đại Ngọc Cơ, Đức
Thượng Đế dạy về tầm quan trọng của cơ bút.
2.4/- Kết luận về lịch sử cơ bút (từ 01-10-1925 đến
28-01-1926).
Ba
vị đồng tử ĐĐTKPĐ được Đức Bà Thất Nương dạy sử dụng Đại Ngọc Cơ 120 ngày trước
khi Ngài Chiêu hợp tác (01-10-1925 so với 28-01-1926).
Ba
vị là đồng tử được Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy về Thủ cơ – Chấp bút 25 ngày, trước
khi Ngài Chiêu hợp tác (03-01-1926 so với 28-01-1926).
Ba
vị tiền bối ĐĐTKPĐ là đồng tử, là phần quan trọng nhất trong đàn cơ; ngài Ngô không
phải là đồng tử.
Kết
luận: HĐPMCĐCM viết… Ngài Ngô hoàn chỉnh cơ bút Cao Ðài cho các nhà Tiền
Khai bên cơ phổ độ là vô bằng chứng và trái ngược với những sử liệu của
chính Pháp môn viết ra nên đó là trò biểu diễn ảo thuật về lịch sử trước xã
hội.
3/- HĐPMCĐCM không hiểu cơ bút Đạo Cao Đài và cơ phổ
độ.
Châu
Tri số 42, ngày 01-02-1932 của Thượng Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh phân rõ
cơ bút ĐĐTKPĐ có bốn diện:
Cơ lập Đạo
(Enseignements religieux) do hai ngài Cao Thượng Phẩm và Phạm Hộ Pháp phò cơ,
còn gọi Cơ Phong Thánh.
Cơ Pháp (Législatìon
– Sacerdoce) do hai ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu và Hiến Pháp Trương Hữu Đức
phò cơ.
Cơ Phổ độ (Propagande
de la Foi), do hai ngài Thượng Sanh Cao Hoài Sang và Cao Mỹ Ngọc là Bảo Văn
Pháp Quân phò cơ.
Cơ Bí pháp
(Enseignements ésotériques) do hai ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa và Tiếp Pháp
Trương Văn Tràng phò cơ.
Theo
đó cơ bút ĐĐTKPĐ có 4 diện mà cơ phổ độ là một trong bốn diện ấy.
HĐPMCĐCM viết: Ngài Ngô hoàn chỉnh cơ bút Cao Ðài cho các nhà Tiền Khai bên
cơ phổ độ… là không biết rằng cơ phổ độ chỉ là một phần trong cơ bút
của ĐĐTKPĐ; do không biết nên mới đánh đồng ĐĐTKPĐ là cơ phổ độ. Các vị
gán cho Ngài Chiêu hoàn chỉnh cơ phổ độ điều mà chính các vị không hiểu.
4/- Thiên nhãn ĐĐTKPĐ khác với Thiên nhãn Pháp môn.
Thiên nhãn Pháp Môn:
Ngài Ngô Văn Chiêu được Tiên Ông cho thấy vầng hào quang như con mắt và dạy vẽ
lại để thờ từ năm 1921 (LSQPNVC trang 33, bản in 2006).
Thiên nhãn ĐĐTKPĐ:
Đức Cao Đài CHỈ GIÁO cho các vị bên ĐĐTKPĐ vẽ thiên nhãn để thờ.
4.1/-
Đạo Sử Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, bản in 1972, Q 2 trang 178: Ngày
16-01-1927 (13-12-Bính Dần) là ngày dâng Tân Luật. Đức Lý Giáo Tông dạy:
…
Thượng Trung Nhựt, nhưng mấy miếng Thiên Nhãn Hiền Hữu cũng nên thâu nạp cho
đẹp lòng Thầy... Cười....
Chiêu
khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo.
Thầy
xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn.
Lão
chẳng tha, nhưng mà Thiên Nhãn chư Hiền Hữu thâu dụng đặng cho thuận
theo Thánh ý, lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan
buổi trước vậy. (Hết trích).
Năm
1927 Ngài Ngô Văn Chiêu còn tại thế (đến 19-4-1932 mới liễu đạo), chính Ngài
Chiêu hối lỗi và dâng Thiên Nhãn cho nên Đức Lý Giáo Tông mới dạy như trên.
Tìm
hiểu đoạn …lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan
buổi trước vậy là hàm oan việc gì?
Căn
cứ vào đoạn trước đó: nhưng mà Thiên Nhãn chư Hiền Hữu thâu dụng đặng cho
thuận theo Thánh ý, thì có nghĩa là hàm oan nầy liên quan đến Thiên
Nhãn.
Hàm
oan liên quan đến Thiên Nhãn đó chính là ngôn luận vô căn cứ theo kiểu của
HĐPMCĐCM viết: Ngài Ngô Văn Chiêu trao truyền Thiên Nhãn cho các vị bên
ĐĐTKPĐ.
4.2/-
Bút ký của Ngài Bảo Văn Pháp Quân, Cao Mỹ Ngọc viết
năm 1938. Bút ký, quyển 1, trang 11, THIÊN NHÃN: Bởi có điều thâm u
huyền bí trong ấy, nên buổi khởi khai mối Đại Đạo, Đấng Chí Tôn CHỈ GIÁO cho năm ba vị hướng đạo phải vẽ Thiên
nhãn mà thờ Chí Tôn… (hết trích).
Chữ
CHỈ GIÁO trong đoạn Đấng Chí Tôn CHỈ
GIÁO cho năm ba vị hướng đạo phải vẽ Thiên nhãn mà thờ Chí Tôn… có
nghĩa là chính Đức Chí Tôn dạy vẽ Thiên Nhãn để thờ, không phải dạy coi theo
Thiên Nhãn của Ngài Chiêu.
Tóm lại: Thiên nhãn
ĐĐTKPĐ và Thiên nhãn Pháp môn khác nhau, không có việc Ngài Ngô Văn Chiêu trao
truyền Thiên nhãn như HĐPMCĐCM viết.
5/- Hạnh đức người tu: Biết tự sửa mình.
Ngày
26-4-1926 có cuộc Thiên phong đầu tiên của ĐĐTKPĐ ở đường Tổng Đốc Phương, nhà
ông Lê Văn Trung, Ngài Chiêu đến thấy đông người thì bỏ về không tham dự. Sau
đó tách hẳn ra. Như vậy thời gian hợp tác chưa đầy 3 tháng (28-01-1926 đến
26-4-1926)
Bà
Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, Đạo Sử Q 1 trang 94 viết: Ông Ngô Minh Chiêu đáng lẽ
phải đắc phong Giáo Tông chánh vị, nhưng tiếc thay ngày lập Ðàn Thiên
Phong ông Chiêu đến thấy đông người ông sợ bỏ ra về, vì vậy mà ông không được
phong Giáo Tông, và về sau mất hẳn phẩm. (Hết trích).
Tờ
Khai Đạo với Chánh phủ Pháp (29-9-1926) không có tên Ngài Chiêu.
Lễ
Khai Đạo tại Chùa Gò Kén (18-11-1926) Ngài Chiêu không có mặt.
Trong
hai trích dẫn về thời gian Ngài Chiêu đến hợp tác với ĐĐTKPĐ (28-01-1926) Tôi
trích dẫn luôn câu: Mọi việc phải do nơi Chiêu là anh Cả;
bởi vì khi đó Thầy định ban phẩm Giáo Tông cho Ngài Chiêu. Nhưng chính Ngài
Chiêu KHÔNG NHẬN trách nhiệm Giáo Tông và sau đó tách biệt hẳn với ĐĐTKPĐ. Hiểu
theo pháp lý xã hội là hợp đồng của Thầy và Ngài Chiêu không thành.
Ngày
16-01-1927 (13-12-Bính Dần) là ngày dâng Tân Luật. Đức Lý Giáo Tông dạy: Chiêu
khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo. Thầy
xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn... (hết
trích). Hiểu theo xã hội là Ngài Chiêu muốn mở lại hợp đồng nhưng Đức Lý Giáo
Tông không chịu.
Hai
trích đoạn từ Đạo sử trên đây cho thấy Ngài Chiêu biết dùng bi trí dũng để tự
xét mình, dám thú nhận sự thật: do sợ quyền đời mà không làm tròn trách nhiệm
Anh Cả của Thầy giao phó nên khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm
cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo … Biết lỗi và nhìn nhận cái lỗi; đó là cái gương
rất sáng của người tu để lại cho hậu thế, rất đáng được kính phục.
Tiếc
thay! Buồn thay! HĐPMCĐCM không nhận ra gương sáng về bi trí dũng của ngài
Chiêu lại viết: Sau khi thực hiện sứ mạng khai đạo của mình qua sự truyền
trao Thánh tượng và hoàn chỉnh cơ bút Cao Ðài cho các nhà Tiền Khai bên cơ phổ
độ, … là văn bút vô bằng chứng của quý vị đã đưa Ngài Chiêu vào trường ngôn
luận rất đáng tiếc cho Ngài Chiêu và với cả những người kính trọng Ngài Chiêu. Tôi
kính trọng bi trí dũng của Ngài Chiêu nên buộc lòng phải làm rõ ra.
Ngày
nay HĐPMCĐCM do sợ cái gì hay do hám vọng danh lợi quyền bất chánh mà có văn
bút trên? Nếu quý vị muốn học theo Ngài Chiêu thì nên thú nhận sự thật trước xã
hội.
Thầy là Trời là Cha cả sao lại xin với Đức Lý là Anh
Cả?
Thầy
lập Đạo Cao Đài là lập QUỐC ĐẠO, chính Thầy dạy lập ra pháp luật ĐĐTKPĐ nên đó chính
Thiên điều tại thế, Thần Thánh Tiên Phật căn cứ vào Thiên điều để hành đạo.
Thầy
tuyên bố giao quyền thưởng phạt trong ĐĐTKPĐ cho Đức Lý và Đức Lý đã nhận lời
thì đó là một hợp đồng có đầy đủ pháp lý. Quyền thưởng phạt nhân sự ĐĐTKPĐ
trong tay Đức Lý nên Thầy tôn trọng quyền ấy, Thầy không tự tiện nên phải xin
với Đức Lý, còn nhận lời hay không là quyền của Đức Lý.
Cũng
như khi Thầy định phong cho Ngài Chiêu phẩm Giáo Tông mà Ngài Chiêu nhứt định
không nhận là hợp đồng không thành, không có giá trị pháp lý; Thầy có buồn, có
giận nhưng tôn trọng quyết định của Ngài Chiêu.
Thầy
là Đấng Đại Từ Bi nên tôn trọng quyền tự do của mỗi người: Lành dữ hai đường
vừa ý chọn. Đại từ bi trong ĐĐTKPĐ là để cho con người quyền tự do lựa
chọn, mà trường hợp của Ngài Chiêu là điển hình.
Thầy
từng dạy: Thầy vốn từ bi vô lượng, dạy các con không nghe đến chừng Thái
Bạch hăm trừng thì các con lại hoảng (trích ý). Đó là bài học về một tôn
giáo pháp quyền mà Thầy dạy cho môn đệ.
Tóm lại: Đức Cao Đài
dạy ĐĐTKPĐ riêng biệt với Pháp môn của Ngài Chiêu. Đức Cao Đài dạy hai bên hợp
tác nhau, Ngài Chiêu là Anh Cả. Sau ba tháng hợp tác Ngài Chiêu rút lui là hợp
đồng không thành. Khi tách ra thì hai bên hành đạo theo tôn chỉ riêng; cả hai
độc lập nhau là rõ ràng.
Tu
là sửa, Thánh nhân là người có bi trí dũng để sửa cái lỗi của mình, Ngài Chiêu
đã thể hiện cái gương biết sửa lỗi, nên rất đáng cho hậu thế kính trọng. Tiếc
thay HĐPMCĐCM không xiển dương cái gương sáng ấy lại bịa đặt những việc vô bằng
cớ./.
(1)/- Link: http://www.tapchiliengiaocaodai.com/gioi-thieu/hoi-dong-phap-mon-cao-dai-chieu-minh
(2)/- Mấy chữ từ
tháng 04 năm 926 là thiếu số 1 nên phải hiểu là từ tháng 04 năm 1926 mới
thảo luận được.
Bài đăng viết gởi ngày
01/01/1970; là điều rất đáng ngờ về thời gian.