Xử cái chế độ nào, xử cái tôn giáo nào đã để công dân họ, Tín đồ của họ lâm vào cảnh thương tâm nầy trước. BBT.
Phiên toà nào cho kẻ giết cả nhà vì nghèo quá?
19-1-2025
Tháng 1/1935, từng có một phiên tòa kỳ lạ tại một nơi nghèo nhất trong thành phố New York, để xét xử một phụ nữ ăn trộm bánh mì vì đói.
https://baotiengdan.com/2025/01/19/phien-toa-nao-cho-ke-giet-ca-nha-vi-ngheo-qua/#google_vignette
Một phụ nữ già, mặc quần áo rách rưới được đưa đến, bà bị buộc tội ăn trộm một ổ bánh mì. Khuôn mặt bà u sầu, ẩn trong vẻ u sầu đó là một sự xấu hổ.
Quan tòa hỏi: Bị cáo, có đúng là bà đã ăn trộm bánh mì không?
Người phụ nữ cúi đầu và lúng túng trả lời: Đúng vậy! Thưa quan tòa, tôi thực sự đã ăn trộm bánh mì!
Quan tòa lại hỏi: Động cơ ăn trộm bánh mì của bà là gì? Có phải vì đói khát không?
– Đúng ạ! Người phụ nữ ngẩng đầu lên, đôi mắt nhìn vị thẩm phán và nói: Đúng là tôi đói. Con rể đã bỏ rơi gia đình, con gái tôi thì bị bệnh, còn hai đứa cháu nhỏ đang sắp chết đói. Chúng đã mấy ngày hôm nay không được ăn gì rồi. Tôi không thể trơ mắt nhìn chúng chết đói được, chúng vẫn còn quá nhỏ!
Nghe người phụ nữ nói xong, mọi người xung quanh bắt đầu lầm rầm những tiếng bàn tán. Tuy nhiên, người chủ cửa hàng nơi bị trộm bánh mì thì không đồng ý tha thứ. Ngay lúc đó, ông ta đứng lên nói rằng: Đây là một vùng kém an ninh, thưa ngài. Vì vậy, bà ấy phải bị trừng phạt để làm gương cho những người khác.
Vị thẩm phán thở dài, nhìn về phía người phụ nữ và nói: Hoàn cảnh của bà thật đáng thương nhưng không có cách nào khác là tôi phải làm việc theo lẽ công bằng, mọi người phải chấp hành theo pháp luật. Bà có hai lựa chọn: Một là phải nộp phạt 10 đôla hoặc chấp nhận bị giam 10 ngày.
Thị trưởng của thành phố New York khi đó là ông Fiorello LaGuardia cũng có mặt tại phiên tòa và ông chính là vị thẩm phán trong buổi tối hôm đó. Khi tuyên bản án, ông đồng thời đưa tay vào túi, lấy ra một tờ tiền và thả vào chiếc mũ của mình.
Rồi sau đó ông nói lớn: Đây là 10 đôla mà tôi sẽ trả cho án phạt này. Ngoài ra tôi phạt mỗi người trong phòng xét xử này 50 cent, đó là số tiền phạt cho sự thờ ơ của chúng ta khi ở cùng khu phố mà lại để cho một người phụ nữ phải đi ăn trộm bánh mì về nuôi cháu… Ông Baliff, hãy đi thu tiền và đưa tặng cho bị cáo.
Ngày hôm sau, tờ báo thành phố New York đưa tin đã có 47,5 đô la được gửi đến cho người phụ nữ khốn khó kia. 50 cent trong đó là do người chủ cửa hàng tạp hóa đóng góp, ngoài ra còn có khoảng vài chục bị cáo khác đang chờ xét xử và các cảnh sát có mặt khi đó, họ đều vinh hạnh được đóng góp 50 cent và mọi người có mặt tại phiên tòa đều đứng dậy vỗ tay nhiệt liệt. (Nguồn: Báo Bình Phước)
Tôi tự hỏi phiên tòa xét xử Vũ Văn Vương – kẻ khai nhận đã giết hết cả nhà vì nghèo quá – sẽ diễn ra như thế nào?
Một vụ án chấn động lòng người, diễn ra ngay giữa kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Đây chỉ mới là lời khai ban đầu chứ chưa phải kết luận sau cùng nhưng đọc lời khai của Vương trên báo Tuổi Trẻ về các thời điểm ra tay thì tôi có niềm tin nội tâm rằng hung thủ đã thực sự quẫn bách.
Tôi cũng chưa quên chị M.N ở Cà Mau đã tự tử năm 2013, thư tuyệt mệnh để lại chỉ mong tiền phúng điếu sẽ giúp con đi học. Năm 2016, anh T.B ở Quảng Nam cũng đã tự tử vì quá nghèo. Vẫn còn vài vụ như vậy nữa! Nhưng tự tay “tiễn đưa” người thân ruột thịt một cách “không ai bị bỏ lại phía sau” như Vũ Văn Vương thì…
***
Có rất nhiều mong muốn hoá cọp, hóa rồng cho nền kinh tế và năm nào cũng thành công tốt đẹp cả. Nhưng lót nền cho những vương triều rực rỡ nhất trong lịch sử đều từ thân phận nhỏ nhoi của vô số bá tánh bình dân kia mà?!
“Dĩ dân vi bản”. Câu nói này thật dễ hiểu! Hành động tự phạt mình của vị thẩm phán cách đây 90 năm tại Mỹ cũng thật dễ hiểu. Nên mới có nước Mỹ cường thịnh của hôm nay.
Còn ở Việt Nam?