Cảm ơn ban đọc Trần Thị Hoa gởi câu hỏi: Thầy giao quyền Giáo Tông cho Đức Lý khi nào?
Hồi đáp: Thầy giao quyền Giáo Tông cho Đức Lý ngày 23-9-BÍnh Dần (29-10-1926).
Vậy từ đây, quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý-Thái-Bạch. Các con liệu mình mà cầu rỗi nơi Người.
Cũng trong đàn cơ đó Đức Lý nhận lời Thầy giao.
Từ đây Thầy đã giao quyền thưởng phạt về nơi tay Bần đạo;
Qua đây hậu tấn thấy có sự giao và nhận rất rõ ràng.
(((Nói thêm:
Sau ngày 28-01-1926 (15-12-Ất Sửu) Ngài Chiêu đến cộng tác.
Từ 26-4-1926 (15-3-Bính Dần): Ngài Chiêu lui về tu theo pháp môn.
Nghĩa là hợp đồng giữa Thầy và Ngài Chiêu không thành)))
Đến ngày 23-9-BÍnh Dần (29-10-1926) Đức Lý nhận trách nhiệm Giáo Tông
Tức là trước ngày Lễ Khai Đạo tại Chùa Gò Kén, Tây Ninh 14-10-Bính Dần (18-11-1926).
Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi
Thân mến.
Xin mời xem nguyên văn đàn cơ:
Đại Đàn (Chợ Lớn)
29 Octobre 1926
Ngọc-Hoàng Thượng-Đế Viết Cao-Đài
Giáo Đạo Nam Phương
Hỉ chư
môn-đệ, chư nhu, chư ái-nữ.
Các
con nghe. Thầy buộc phải nói rõ cho các con đừng lầm mà trách Thầy. Cha hiền
chẳng biết hành hạ con cái bao giờ. Thầy đã đến mà dìu dắt từng đứa, thì lẽ nào
lại đành lòng xua đuổi. Thầy thấy các con bị phép thử thất ba trấn lập thành,
thì đã hiểu nhiền đứa bị hành. Thầy ngậm đau nuốt thảm ngồi nhìn. Thầy chẳng để
thử thất, ba trấn trách Thầy vì yêu mến quá lẽ mà làm mất hết công bình, nhứt
là Lý-Thái-Bạch kêu nài hơn hết.
Dầu
Quan-Âm và Quan-Thánh xin cũng chẳng đặng. Nhứt là buổi thử thất ấy, lại nhằm
vào ngày khai Thánh-Thất, thì các con đủ hiểu là hại dường nào, song phải dằn
lòng chịu vậy. Các con ngã thì tại nơi Thầy. Nếu Thầy biết các con nhẹ tính,
thì thế nào cũng chẳng chịu. Lại để lời tiên tri mà dặn trước, nào dè
Thánh-Ngôn các con không đọc, lời Thầy nói như không, mới ra tội lỗi các con
phạm thượng thế ấy.
Vậy từ đây, quyền thưởng phạt đã giao vào tay Lý-Thái-Bạch. Các con liệu
mình mà cầu rỗi nơi Người.
Thầy
dạy dỗ các con không nghe, đợi có hình phạt thì các con chịu lấy.
(Đ...
Q... thượng sớ) Cười...
Đ... Q...
cả Môn-đệ Thầy duy có biết một chớ không biết hai; kẻ nào cưu tâm chia phe,
phân phái là đứa thù nghịch cũa Thầy. Con
hiểu à!
Con biết rằng Thầy hằng dặn cả Môn-đệ,
nhứt nhứt sự chi cũng phải đợi lịnh Thầy. Thầy có cho phép con cầu Đạo và mọi
phép bí tích chi chi cho mẹ T... chăng? Vì xảo trá ấy mà làm cho T. phải mất
đức tin nhiều lắm, con hiểu à!
Cái kho bạc ấy nó giục lòng con lắm há?
T...! Con phải định tánh mà xét nét lấy.
Thầy chẳng cần nói.
Trung, Trang, Tương, ba con phải nhớ
những đều Thầy phú-thác... Thầy đã dặn, hiểu à?
Tái Cầu
Lý-Thái-Bạch
Hỉ chư đạo-hữu - Thiên phong bình thân.
Từ đây Thầy đã giao
quyền thưởng phạt về nơi tay Bần đạo;
vậy các Đạo-Hữu khá hết lòng lo lắng, vun đắp nền Đạo cho vững vàng, hiệp ý với
Thiên-Cơ mà bước lần lên địa vị cao thượng; chớ sụt sè ôm thói mơ hồ, thì đã
uổng công trình cực nhọc từ bấy lâu nay, lại thêm chẳng đặng theo Thánh ý của
Thầy là bậc Chí-Tôn đã hết lòng vì sanh chúng.
Mở một mối Đạo chẳng phải là sự thường
tình, mà sanh nhằm đời gặp một mối Đạo cũng chẳng phải là dễ. Muốn lập thành,
tất phải có đều nghiêm chánh thưởng phạt. Có thưởng mới dục lòng kẻ có công. Có
phạt mới răn đặng lòng tà vạy.
Thưởng phạt tuy chẳng phải hữu hình,
nhưng là một sự mừng vui, chưa có bực cao thượng ở thế nào bằng, và một sự buồn
bã nào sánh đặng. Dầu có ăn năn hối hận mấy kiếp ngày giờ đã qua rồi. Ngôi
cực-lạc vẫn có người choán hết.
Phần nhiều các đạo hữu dày công mà xây
đắp nền Đạo, nhưng sự ham muốn còn bôn chôn theo tình thế.
Công đã nhiều mà bước tới nữa dường như
ngán bước, gặp sự gay go đã mỏn lòng. Than thay! Tiếc thay!
Đặng bậc Chí-Tôn cầm quyền thế-giái, dìu
dắt rửa lỗi mà chẳng bương chải cho kịp thì, để đua nhau nghĩ tính về miếng
đỉnh chung; nếu Thầy chẳng Đại-Từ Đại-Bi thì công qủa đã chảy theo dòng nước.
Từ đây Bần Đạo phải để ý dìu dắt bước
đường cho các Đạo-Hữu, phải gắng công hơn nữa cho hợp với cơ Trời.
Ai hữu phước thì địa vị được cao thêm, ai
vô phần thì bị đọa Tam-Pháp. Phước phần cũng khó lựa người, rủi rủi, may may,
đừng trách nơi Bần Đạo.
Bần-Đạo xin chào các Đạo-Hữu. Bần-Đạo
kiếu.