BBT giới thiệu quan niệm xử thế và xuất thế của Đạo Cao Đài đến quý bạn đọc. Nay kính.
CHỦ NGHĨA ĐẠI ĐẠO.
(Trang 54- Thiên Đạo)
Chủ
nghĩa của Đại Đạo là dìu dẫn nhơn sanh trên hai con đường tương đối xử thế và
xuất thế.
Xử thế có hai yếu tố:
luân lý và triết lý.
Về luân lý, Đại Đạo dạy người
đời những nghĩa vụ đối với mình, đối với gia quyến, đối với xã hội là cái gia
quyến rộng lớn, đối với tất cả chúng sanh là cái gia quyến đại đồng.
Về triết lý, Đại Đạo dạy người
đời nên khinh thường cái vinh hoa phú quí, xa lánh những sự xa hoa, tóm lại là
phải thoát ly những ràng buộc không cần yếu về đời sống vật chất để cần yên ổn
tâm thần.
Xuất thế cũng có hai yếu tố: tín ngưỡng và tu hành.
Về tín ngưỡng, Đại Đạo dạy tin có
Trời là Chúa tể vạn vật; có Thần, Thánh, Tiên, Phật là các Đấng Thiêng liêng
cao khiết, có Linh hồn là thiêng liêng bất diệt, có luân hồi và cơ tấn hóa của
chư Hồn, có Nhơn quả là Luật công bình thưởng phạt(*1 ).
Về tu hành, Đại Đạo dạy tất cả
bổn đạo từ Tín đồ đến Chức sắc lưỡng phái, phải tùy địa vị mình mà phổ độ (*2 )
chúng sanh, đặng lập công quả là nấc thang bước lên phẩm vị thiêng liêng,
HẾT
TRANG 54.
và
phải tuân theo luật Đạo (*3 ) mà trau dồi đức hạnh, thủ giới trì trai, hàm
dưỡng tinh thần, tu tâm luyện tánh.
* * *
Yếu
điểm của chủ nghĩa Đại Đạo, dầu xử thế hay xuất thế, là Bác ái và Chí thành.
Đức
Chí Tôn có dạy:
"Đạo gốc tại lòng bác ái và chí thành.
Bác ái là lòng đại từ đại bi, thương xót sanh linh hơn thân
mình. Cho nên kẻ có lòng bác ái coi mình như mảy lông, mà coi thiên hạ trọng
bằng Trời Đất.
Còn chí thành là lòng thành thật đem đến cực điểm mà đối
đãi ngoài đời và trong đạo".
Trên
đây là lời dạy đại lược, chúng tôi xin phụ giải thêm cho rộng hiểu.
I/- Bác Ái
Nhơn loại phần nhiều cũng bởi cái lòng vị kỷ
mà hành động bất công. Kẻ tham trộm là bởi quí trọng tài lợi mình mà không quí
trọng của thiên hạ, vì vậy mới tính lấy của người bồi bổ thêm của mình; yếu
thế, thì gạt lường trộm cắp; mạnh thế lại ép đè, bốc lột, có khi còn hại đến
mạng người là khác.
Phàm
ăn thịt một con vật là đem huyết nhục nó bồi bổ cho huyết nhục mình, tức là
trọng sanh mạng mình mà không trọng sanh mạng con vật.
Như
hai đàng chiến đấu, bên nào cũng đem hết lực lượng, tìm hết cách tiêu diệt đối
phương thì đàng nào cũng trọng mạng mình mà không trọng mạng bên nghịch.
Lòng
vị kỷ gia hại cho nhơn quần xã hội sở dĩ là vậy.
Nay
muốn tiêu trừ cái hại ấy, cần nhứt phải làm thế nào cho thiên hạ, ai ai cũng có
cái lòng bác ái. Chẳng những chúng ta thương ông bà cha mẹ, cùng họ hàng quyến
thuộc, mà còn phải thương rộng ra đến cả mọi người chẳng luận người nước nào,
dân tộc nào.
Lại
chẳng những chúng ta thương cả nhân loại, mà còn phải để lòng thương lan rộng
ra cho tất cả loài sanh vật khác.
Nhà
triết lý Fichte người Đức và nhà văn hào Tolstoi người Nga, cũng đồng khuyên
chúng sanh thương người như thương mình và hơn nữa, thương người hơn cả mình.
Ở
Chúa Giê Giu, lòng bác ái lại bồng bột hơn. Lòng bác ái của Chúa không phải hạn
chế ở chỗ giúp đỡ, ban phước và giải nạn, mà còn tự đem mình chịu khổ tử hình
để cứu chuộc tội lỗi cho cả chúng sanh.
Lòng
bác ái của Phật Thích Ca vốn vô lượng vô biên, đến nỗi tự thí thân đặng giúp
món ăn cho con hổ cái mới đẻ, vừa đói vừa mệt, trong cơn túng cùng, sắp sửa ăn
thịt con. Lòng bác ái của đức Khổng Tử gốc ở điều Nhân, mà đạo Nhân là đạo lấy
sự thương người làm trọng. Theo Đức Thánh, Trời vốn có đức háo sanh, gầy dựng
muôn loài cho đặng tốt đẹp, đồng đức nhau. Con người vốn ở trong muôn loài tất
phải thể theo ý Trời mà thương đều muôn vật.
Một
hôm, vua nước Sở đi săn, dọc đường đánh mất cây cung. Quần thần theo hầu cố xin
tìm lại cho được. Nhà vua phán: "Người nước Sở đánh mất cung, một người
khác nước Sở sẽ được, có thiệt chi đâu?"
HẾT
TRANG 55
Việc
nầy thấu tai Đức Thánh, Ngài than: "Rất tiếc cho chí vua Sở còn hẹp. Cần
gì phải nói là người nước Sở? Giá nói: "Người nầy đánh mất cung, người
khác sẽ được", thì có hơn không?
Theo
Đức Thánh lòng bác ái phải lan rộng khắp cả người thiên hạ trong bốn biển năm
châu, chớ không nên hạn định trong một xứ, một nước nào cả.
Lòng
bác ái, cũng như tôn giáo không quốc giới.
1/- Tại sao chúng ta thương cả nhơn loại?
Trên
mặt địa cầu nhơn loại sở dĩ chia ra nhiều giống, là tại phong thổ cùng khí hậu
mỗi xứ khác nhau, song chẳng qua khác nhau về hình thể bề ngoài; về thiêng
liêng thì ai cũng đồng thọ của Đấng Tạo Hóa mỗi điểm linh quang tức là Hồn nhờ
đó mà sanh sống mà tri giác.
Đức
Chí Tôn đã dạy:
"Thầy thường nói với các con rằng Thầy là Cha của sự
thương yêu. Do bởi thương yêu, Thầy mới tạo thành thế giới và sanh dưỡng các
con.
Vậy thì các con sản xuất nơi sự thương yêu. Sản xuất nơi sự
thương yêu, các con tức là cơ thể của sự thương yêu.
Ấy vậy sự thương yêu là giềng bảo sanh của Càn Khôn Thế
Giới. Bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình, Càn Khôn an tịnh, mới không thù
nghịch nhau. Không thù nghịch nhau, mới không tàn hại nhau. Không tàn hại nhau
mới giữ bền cơ sanh hóa.
Còn kẻ nghịch cơ sanh hóa là ai?
- Là Quỉ vương đó. Quỉ vương vốn là tay diệt hóa. Cũng như
có sống của Thầy, ắt phải có chết của Quỉ vương.
Quỉ vương lấy cơ thể nào mà tàn hại các con?
- Ấy là sự ghét.
Vì ghét nhau, vạn loại mới nghịch lẫn nhau. Nghịch lẫn
nhau, mới tàn hại lẫn nhau. Mà tàn hại lẫn nhau, là cơ diệt thế.
Vậy, Thầy cấm các con từ đây, nếu không đủ sức thương yêu
nhau, thì cũng chẳng đặng ghét nhau".
Tóm
tắt bài Thánh huấn nầy, chúng ta có thể nói: "Thương người, thương vật là
gần Trời. Ghét người, ghét vật là gần Quỉ".
2/- Tại sao chúng ta thương cả sanh vật?
Cầm
thú, tuy không biết nói, chớ cũng biết đau đớn, thương yêu, đoàn thể và tình
nghĩa như người. Vả, kiếp nầy chúng ta được sanh làm người, chớ trước kia,
chúng ta cũng trải qua
HẾT
TRANG 56
nhiều
kiếp làm con vật. Thế thì người và vật vốn đồng nguyên chỉ khác nhau ở chỗ tấn
hóa trước sau mà thôi. Sanh vật tức là đàn em của chúng ta đương còn tuần tự
theo chơn nối gót chúng ta trên đường tấn hóa.
Vì
bác ái, nhà tôn giáo cấm sát sanh. (*4)
Vì
bác ái, nhà luân lý khuyên người không nên hủy hoại con vật.
II/- Chí Thành
Ở
đời, có nhiều kẻ vì lợi quyền, vì danh vọng mà cố đặt mình lên địa vị cao cả
hơn người. Vậy mới tính trăm mưu ngàn kế để riêng giành hạnh phước cho mình.
Cái lòng tham muốn đã lên đến cực điểm, thì còn kể chi đến công bình? Thành ra,
trong việc cư xử với đời thường mất tín thành. Làm người mà không tín thành, là
mất hẳn nhơn cách; mình đã tự dối mình dối lương tâm mình, mà còn tự đặt mình
xuống thấp hơn những người bị mình lừa dối.
Đức
chí thành là nguồn gốc tất cả đức tánh, cho nên con người mà chẳng lo un đúc
được chí thành là nguồn gốc, thì mong chi trau dồi đức hạnh khác là nhánh nhóc?
Đức
chí thành tỷ như một khối vàng ròng dùng chế tạo ra lắm đồ trang sức tốt xinh
cao giá. Chí ư khối vàng ấy phải pha trộn cho mất nguyên chất đi, bảo sao những
trang sức do đó làm ra chẳng xấu hèn thấp giá?
Lão
Tử có câu: "Người có tín thành như xe có bánh, người quân tử thốt ra
một lời như ngựa hay bị chạm một roi; một lời đã nói ra, bốn ngựa cũng khó
theo kịp".
(Nhơn
nhi hữu tín như xa hữu luân, quân tử nhứt ngôn, khoái mã nhứt tiên; nhứt ngôn
ký xuất, tứ mã nan truy).
Người
xưa tuy quê hèn, nhưng giữ được tín thành, đối đãi nhau không bao giờ giả dối.
Một tiếng ừ cầm đáng giá ngàn vàng, một lời hứa khư khư nắm giữ.
Người
nay tuy văn minh tấn bộ, song kém tín thành, đến nỗi việc làm mà có nhiều kẻ
chung lo, thường hóa ra hư hỏng.
Đức
chí thành rất cần yếu cho sự thành công. Không thành thật, thì không phát hiện
được sự gì thiết thực (Bất thành, vô vật).
Theo
đường đời, đức chí thành còn rất cần yếu cho cuộc xử thế tiếp vật dường ấy,
huống chi đường đạo là chỗ phải nêu cao tấm gương đạo đức?
Người
hành đạo mà chí thành, không bao giờ hành động riêng tư, chỉ lo chung cho sanh
chúng, tuyệt nhiên chẳng quản lợi danh; chỉ biết đem cả hình hài trí thức hy
sinh cho tôn chỉ, cho danh thể Đạo; cứ một lòng cúc cung tận tụy với chủ nghĩa
mình luôn luôn theo đuổi, chẳng vì tư tâm, ngã kiến mà dắt đồng đạo qua con
đường tà ám.
Khi
tụng nguyện, nếu không chí thành, tụng nguyện luống công vô ích. Phải có thành
mới có cảm, có cảm mới có ứng, có ứng mới có nghiệm (Hữu thành tắc hữu thần).
Phàm
muốn chí thành, trước phải thành thật với mình sau mới thành thật với người
khác. Thành thật với mình là lấy công tâm xét đoán mình: từng lời nói, từng ý
tưởng, từng hành vi của mình, nhứt nhứt phải xét xem gắt gao kỹ lưỡng, để nhận
thấy chỗ hay chỗ dở. Phải đủ can đảm nhìn nhận lỗi mình và phải biết phục thiện
mới đến được chỗ hay.
Thành
thật với người là tránh xa vọng ngữ, xảo trá, tham lam dua mị, là những tánh
xấu xa, thô bỉ thường làm cho đức tánh con người phải tối tăm mà che lấp lẽ
công minh.
HẾT
TRANG 57
Tuân
Tử có câu: "Công bình sanh sáng tỏ, thiên lịch sanh tối tăm; làm việc
đức sanh thông suốt làm việc giả dối sanh ngăn lấp; thành tín sanh linh nghiệm
còn khoe khoang xảo trá thì sanh lầm lạc".
(Công
sanh minh, thiên sanh ám, tác đức sanh thông, tác ngụy sanh tắc, thành tín sanh
thần, đoản khoa sanh hoặc).
Tóm
lại, hoàn toàn thành thật với mình, hoàn toàn thành thật với người, đó là Chí
thành, cái đức tốt trên tất cả đức tánh mà mọi người, dầu ngoài đời hay trong
đạo, cần phải trau dồi un đúc đặng bước lần đến chỗ chí thiện.
(*1)
Xem bài "Những điều tin tưởng chơn chánh của Đại Đạo" đăng ở sau rốt.
(*2)
Xem bài "Phổ độ" giải riêng.
(*3)
Xem Tân luật của Đại Đạo.
(*4)
Xem bài "Giới sát" đăng ở sau.