CỨU CÁNH ĐẠI ĐẠO.
(Trang 58- Thiên Đạo).
Tu
hành cốt để tìm phương cứu cánh là thoát nạn luân hồi, đặng trở về bổn nguyên,
tức là tấn hóa đến chỗ duy nhứt.
I/- Tấn Hóa
Luật
thiên nhiên chi phối vạn vật trong Càn khôn Võ trụ là luật hoạt động. Trong
trời đất, từ tinh thần đến vật chất, từ cái bổn thể tế vi thuần túy đến cái bổn
thể thô sơ phức tạp, thảy thảy đều hoạt động tuân theo luật ấy.
Một
vật mắt phàm chúng ta cho là bất động, như hòn đá chẳng hạn, thế mà mỗi nguyên
tử (atome) trong những thành phần kết làm khối đá, vẫn luôn luôn vận chuyển.
Cái
hình hài chúng ta bữa nay đối với vài ngày trước, tuy bề ngoài không thấy đổi
thay, kỳ trung những tế bào cấu tạo cơ thể đã vì vận động mà đổi mới.
Thinh
âm, ánh sáng, hơi nóng, điện khí, điện quang tuyến, vân vân đều là cách thức ba
động (modes de vibration) của tinh lực và vật thể trong trời đất phát biểu ra,
biến thành cái năng lực vận động vô cùng vô tận.
Trong
trời đất, không một vật nào bất động.
Bất
động là chết. Trái lại hoạt động là tấn hóa.
II/- Duy Nhứt
Vạn
vật sở dỉ khác nhau ở hình thể cùng ở chỗ thanh trược, tinh thô, song kỳ thiệt
vốn đồng một thể, vì một gốc mà ra. Muốn đi đến nguồn gốc vạn loại tức là chỗ
"Duy nhứt", chúng ta phải luôn luôn hoạt động không phân nhĩ ngã,
nghĩa là không chấp cái nào là của ta, cái nào không phải của ta. Vậy là không
ích kỷ. Không ích kỷ, là không chấp trước (*1). Không chấp trước, thì Tâm (Hồn)
không duyên theo ngoại cảnh.
HẾT
TRANG 58
Những
bực cao siêu minh triết đều dứt được lòng tham muốn mọi điều vui sướng thấp hèn
ích kỷ, và luôn luôn hành động với chủ nghĩa vị tha, nên sống được cái đời tinh
thần cao thượng, tự tại an nhàn.
Tóm
lại, tánh ích kỷ sanh lòng dục vọng, lòng dục vọng là nguồn gốc của mọi điều
thống khổ. Mà tánh ích kỷ phát sanh là bởi vô minh, không nhận thức cái chơn
thể vạn vật là ở chỗ "Duy nhứt".
Vậy
các phương pháp dùng đi đến chỗ hoàn toàn chí thiện là chỗ "Duy nhứt"
cần phải căn cứ ở nguyên tắc: Tuần tự tấn hóa bằng cách hoạt động không ích kỷ.
Do
theo nguyên tắc ấy, Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vạch ra hai con đường cứu cánh:
1/- Con đường "Công quả" (Sentier de l'Action: Karma marga) là con đường chung cho
tất cả bổn đạo phải trải qua đặng lập công quả (*2) bằng cách quên mình phổ độ
chúng sanh.
2/- Con đường "Tự giác" (Sentier de la Connaissance: Jnâna marga) riêng cho
bực thượng thừa cùng trí thức, sau khi công viên quả mãn.
Con
đường "Công quả" là dễ đi hơn hết. Người hành đạo không buộc phải
thông minh trí thức, không buộc lảu thông kinh điển, miển là chí thành với đạo
sẵn lòng phụng sự chúng sanh mà không cầu danh cầu lợi. Chỉ cần có đức tin và
kiên tâm trì chí là chắc được đến nơi cứu cánh, khỏi sợ lầm đường lạc nẻo.
Những
bực cao minh trí thức, tất nhiên chuyên chú về đường "Tự giác", sưu
tầm học hỏi nhiều kinh nhiều điển, để tìm chơn lý. Nhưng bao giờ cũng phải lấy
công quả làm nền tảng cho việc tu hành, nhứt là phải trừ bản ngã là cái vô cùng
chướng ngại cho đường tấn hóa. Còn chấp ngã, thì dầu lảu thông muôn kinh ngàn
điển cũng khó mong thành đạo, kết cuộc không bằng một người thuở nay chưa từng
xem kinh điển mà chỉ biết một lòng cúc cung, tận tụy với chủ nghĩa vị tha bác
ái.
Cuộc
tấn hóa của điểm linh quang khởi từ kiếp vật chất nầy chuyển qua vật chất khác,
luân chuyển ngàn ngàn muôn muôn kiếp như vật rồi mới thoát kiếp vật chất mà tấn
hóa lên kiếp thảo mộc. Đoạn thoát muôn ngàn kiếp thảo mộc mà tấn hóa lên ngàn
muôn kiếp thú cầm, rồi mới chuyển qua kiếp nhơn loại. Đến kiếp người, Nhơn hồn
còn phải luân chuyển ngàn muôn kiếp nữa mới tấn hóa lên đến tột bực nhơn phẩm (*3).
Nhơn
phẩm nơi địa cầu lại chia ra nhiều hạng. Thượng đẳng nhơn sanh nơi địa cầu 68
của chúng ta ở, kể luôn về vật chất với tinh thần, vẫn chưa bằng bực chót nhơn
phẩm ở địa cầu 67. Đệ nhứt nhơn phẩm địa cầu 67 cũng chưa bằng bực chót nhơn
phẩm địa cầu 66.
Giá
trị mỗi địa cầu cứ tăng lên cho tới đệ nhứt cầu. Đó là kể về thế giới hữu hình.
Thoát
khỏi thế giới hữu hình, Nhơn hồn bỏ xác phàm tấn hóa lên cõi siêu hình nhiều
kiếp nữa cho đến khi trọn lành mới lên được Bạch Ngọc Kinh mà Phật giáo gọi
Niết bàn.
Xem
đó thì biết phẩm trật con người nhiều là dường nào. Nhơn hồn phải trải qua biết
bao nhiêu kiếp mới được về nguyên bổn. Nếu kẻ không tu làm đủ phận sự công bình
chánh trực, khi Hồn lìa khỏi xác, thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà chuyển kiếp
lại nữa, thì biết chừng nào thoát nạn luân hồi?
Đức
Chí Tôn lập Đạo, cứu cánh là mở ra cho nhơn loại một con đường giải thoát, lại
còn ban ân huệ (*4) rất lớn lao đặc biệt cho cả Càn Khôn Thế Giới là "Ai
ngộ được một đời tu cũng đủ trở về cựu vị".
HẾT
TRANG 59
Thánh
huấn có câu: "Người dưới thế nầy muốn giàu có phải kiếm phương thế làm ra
tiền của; ấy là phần xác thịt. Còn muốn đắc đạo, phải có công quả".
Ấy
vậy, điều kiện tối yếu của sự cứu cánh là "lập công quả".
Lập
công quả vốn có nhiều cách, mà trọng yếu nhứt là phổ độ chúng sanh.
(*1)
Chấp trước là đeo đuổi một sự gì, và cứ khư khư giữ lấy cho mình, chớ không
chịu buông ra.
(*2)
Xem bài "Phổ Độ".
(*3)
Trong mỗi kiếp luân hồi, sự hành động của con người tạo ra nghiệp nhơn; vì vậy
mà tự buộc trói trong vòng vay trả. Nếu không tu thì khó mà dứt nghiệp duyên.
(*4)
Xem bài "Đại ân xá".