Vừa đến, có Madame Pech đón chụp hình và Mme Baus đón tiếp. Họ rước ĐỨC HỘ-PHÁP và Tôi lên diễn-đài (vì chúng tôi mặc Đạo-phục) ...
Họ hỏi thêm Đạo Cao-Đài có gì trái với Đạo Thiên-Chúa không và khi họ nghe nói rằng: Không, họ vẫn được thờ ĐỨC CHÚA JÉSUS CHRIST đi nhà thờ của họ và họ cũng có thể đến nhà thờ Đạo Cao-Đài..
Ngày 26 tháng 5 Giáp-Ngọ (26
Juin 1954):
Âu Du Ký, Hồ Bảo Đạo.
11g00
trưa Bà Louise Woiss đến viếng ĐỨC NGÀI, Bà đã trọng tuổi, một phụ-nữ tân-tiến
của nước Pháp, người đầu tiên đòi quyền tự-do bầu-cử cho Phụ-nữ Pháp. Bà đến
bàn với ĐỨC HỘ-PHÁP về vụ liên-đoàn ủng-hộ Liên-Hiệp-Pháp (Ligue pour le
soutien L'Union Francaise). Bà rất tán-thành ý-kiến của ĐỨC HỘ-PHÁP và hứa khi
nào thành-lập liên-đoàn ấy thì Bà sẽ giúp một tay. Nói chuyện đến 12 giờ, Bà ra
về (theo tôi thì Bà bàn đến vấn-đề này quá muộn và đã lỗi thời).
3
g00 chiều Ông Mancio người Ý ra mắt ĐỨC HỘ-PHÁP và đề-cập đến vấn-đề sang Rome
viếng ĐỨC GIÁO-HOÀNG. Ông chưa bao giờ đến xứ Việt
4 g
00 chiều Ông Trung-Tướng Nguyễn Văn Xuân đến thăm ĐỨC HỘ-PHÁP được đàm luận
riêng đến 5 giờ Ông mới ra về.
9 g
00 tối ĐỨC HỘ-PHÁP và chúng tôi sẽ đi dự hội chung niên của nhóm 'Les Amis
Spirituel' của bạn Chabrol. Ông Bảo-Thế và Ô. Thái
cùng đi với ĐỨC HỘ-PHÁP và tôi. Theo sự sắp-đặt của bạn Chabrol thì khởi mở hội
đúng 9 giờ. Nhưng chúng tôi đợi tới 9 giờ15 phút mới khởi-hành và đến 9 g 25
tới Musée Social. Vừa đến, có Madame Pech đón chụp hình và Mme Baus đón tiếp. Họ
rước ĐỨC HỘ-PHÁP và Tôi lên diễn-đài (vì chúng tôi mặc Đạo-phục) còn Ông
Bảo-Thế và Ông Thái mặc thường phục, dự theo hàng thính-giả.
Việc này đã tiên-liệu như vậy để nghe lời phê-bình của thính-giả. Cũng như lần
trước, bạn Chabrol khi mở hội đã báo-cáo trước, cho nên công-chúng biết rằng
bữa nay có ĐỨC HỘ-PHÁP đến, mọi người để ý chờ đợi, nên chúng tôi vừa bước vô
khỏi cửa thì thiên-hạ vỗ tay hoan-nghinh nhiệt-liệt, cho đến lên tới diễn-đan
rồi mà họ cũng vẫn còn vỗ tay, làm cho mình cũng hơi nao-nao. Hai vợ chồng của
Henri Regnault cũng đón tiếp. Ông Regnault thì được mời lên ngồi trên diễn-đàn
còn Bà thì cũng ngồi theo hàng thính-giả.
Mlle
Gillot đang diễn-giải về Magic Egyptienne, nhưng bị chúng tôi vào nên phải
ngưng lại một chút. Khi chúng tôi an-vị xong Bà mới tiếp-tục. Tuy gọi là
Mademoiselle chớ Bà năm nay cũng lớn tuổi, tóc bạc nhiều. Bà giải nghĩa chữ
Magic là do tiếng Grèce có nghĩa là sáng-suốt thông hiểu theo luật thiên-nhiên,
chớ không phải như người ta lầm, thường cho Magic là ảo-thuật hay là quỉ-thuật.
Bà nói rằng người xưa được biết nhiều điều huyền-vi bí ẩn mà người đời nay
không biết đặng. Có thể với những phương-cách đặc-biệt tầm thấu những điển-lực
thiên-nhiên rồi cho vào cái tượng đá hay tượng cây rồi tượng ấy sẽ có đủ
điển-lực mạnh và có thể giữ những điển-lực ấy lâu đời lắm. Bằng cớ là nhiều nơi
còn những tượng mà người ta gọi là Linh-Thiêng, nếu ai đến trước mặt mà vô lễ
hay là uế-trượt sẽ bị bịnh hay là chết có khi. Việc đó Bà chứng rằng có thật và
chính mình Bà đi tận nơi tận chỗ, nhứt là ở xứ Ai-Cập thì còn rất nhiều chỗ
huyền-bí và những việc phát-minh tối-tân bây giờ không nghĩa lý gì đối việc
hiểu biết thời xưa, và đời nay tự-hào văn-minh chớ thật ra còn dốt lắm.
Khi
Bà diễn-giải xong công-chúng rất hoan-nghinh, kế Bạn Chabrol đứng lên
giới-thiệu ĐỨC HỘ PHÁP, ĐỨC NGÀI vừa đứng dậy là người ta vỗ tay hoan-nghinh
nhiệt-liệt ĐỨC NGÀI bắt đầu giảng Đạo cho họ nghe và kết-luận lại là con người
(không phân-biệt màu da sắc tóc) đều là con cái của ĐỨC CHÍ-TÔN hết thảy, nên
phải thương-yêu nhau như con một cha vậy và chính mình ĐỨC NGÀI đây cũng chẳng
phải lãnh sứ-mạng đến đây để làm Chúa Thiên-Hạ mà là một người ANH CẢ đến để
làm Tôi cho Nhơn-loại và dìu dắt đoàn em mà thôi. ĐỨC NGÀI nói tiếng Pháp
chẩm-rải và hay lắm, khi dứt lời người ta hoan-nghinh vỗ tay vang dội cả phòng.
Sau đó tới phiên Bạn Henri Regnault đứng lên nhắc lại Lịch-Sử của Đạo Cao-Đài,
thính-giả rất vui mừng được biết Đạo Cao-Đài đã mở từ hồi nào đến giờ và
hoan-nghinh diễn-giả. Khi ấy thì có nhà khiêu-vũ trứ-danh trên hoàn-cầu là
Serge Lifar đến, được giới-thiệu. Ông giảng-giải rằng: những điệu khiêu-vũ
chẳng phải mới bày ra đời nay mà trái lại từ đời tối cổ đã có rồi. Nghiên-cứu
cho kỷ thì thấy rằng những điệu khiêu-vũ sản-xuất từ trong Đạo-Giáo mà ra và
chỉ rõ rằng trong Thánh-Kinh, trong những tượng hay hình vẽ thời xưa
nay tìm lại đặng và một bằng cớ hiển-nhiên là những dân-tộc tối cổ còn sống
riêng biệt với xã-hội kim-thời còn giữ được những điệu múa rất hay mỗi khi có
Lễ cúng. Ông là người Nga Trắng (Russe blanc) nói tiếng Pháp giọng còn hơi
cứng, nên công-chúng so-sánh còn khen ĐỨC HỘ-PHÁP thêm nữa, nói rằng ĐỨC NGÀI
nói tiếng Pháp rất sành hơn là Serge Lifar.
Sau
đó Cô Blanche Ariel, một nữ thi-sĩ Pháp ra ngâm những bài thi của Cô viết, với
tinh-thần cao cả. Khi ngâm dứt mấy bài thi, bạn Chabrol báo cáo xả hơi 10 phút,
rồi sẽ chiếu cuốn Film ĐỨC HỘ-PHÁP âu-du, bắt đầu từ khi đi. Trong lúc nghỉ xả
hơi ĐỨC HỘ-PHÁP và Tôi xuống diễn-đài chào anh em và chị em, họ mừng lắm áp
nhau lại bu vây ĐỨC HỘ-PHÁP và Tôi, người nào người nấy đều dành bắt tay cho
đặng. Họ vây chặt cứng, thiếu điều họ muốn ôm hun cho đả mới vừa. Cô Seylyne
Bonchamp (chúng tôi gặp bữa trước tại nhà hàng Damière) cũng có đến và chạy lại
chào mừng ĐỨC HỘ-PHÁP và tôi, coi bộ cô cảm-động rưng-rưng nước mắt lận. Tôi
dẫn cô lại giới-thiệu cho Bạn Chabrol và Bà Baus để cho họ tới lui dìu-dẫn nhau
trên con đường Đạo. Họ rất mừng và trao đổi địa-chỉ. Ông Bảo-Thế và Ô. Thái
ngồi ngoài nghe họ bàn với nhau một cách mừng rỡ lắm, người thì nói bữa nay tôi
bắt tay được Ông Giáo-Chủ Đạo Cao-Đài, người khác nói Ông dễ thương quá, xả hơi
xong bắt đầu chớp bóng, mỗi khi họ thấy hình ĐỨC HỘ-PHÁP là họ vỗ tay. Nhiều người
đến nói với tôi làm sao quí Ông được thường đến gần gũi chúng tôi. Họ
hỏi thêm Đạo Cao-Đài có gì trái với Đạo Thiên-Chúa không và khi họ nghe nói
rằng: Không, họ vẫn được thờ ĐỨC CHÚA JÉSUS CHRIST đi nhà thờ của họ và họ cũng
có thể đến nhà thờ Đạo Cao-Đài.... Họ rất thích lý-tưởng
Đại-Đồng của Đạo Cao-Đài lắm và cho rằng đây là một bữa hội lịch-sử vậy.
Khi
ra về người ta vẫn còn bu theo đưa cho đến khi xe chạy khuất dạng. Thiệt là từ
ngày sang Pháp đến nay cực nhọc lao tâm khổ trí bao nhiêu, ngày nay tôi lãnh
phần-thưởng này còn dư, có lẽ ai cũng được hã dạ cả. Sau đây tôi xin gởi bài
kỷ-thuật trong báo 'Les Amis Spirituel'. Hôm kỳ-đàn rồi ở nhà của Henri
Regnault, tôi có khuyên mấy bạn nên thừa dịp ĐỨC HỘ-PHÁP còn ở
@@@
Ngày 27 tháng 5 Giáp-Ngọ
(27-Juin-1954):
11g00
Ông Nguyễn-Thế-Phương (báo Thần-Chung) từ Génève về xin ra mắt ĐỨC NGÀI. Ông
báo-cáo tình-hình cho ĐỨC NGÀI nghe. Câu chuyện chấm-dứt 12 giờ. Theo sự
dự-định thì ngày thứ ba tới đây 29-5-Giáp-Ngọ sẽ có dịp đi Génève nên Ông
Trần-Vinh còn giữ giấy máy bay hôm nọ để đi phận-sự.
@@@
Ngày 28 tháng 5 Giáp-Ngọ
(28-Juin-1954):
10g30
ĐỨC HỘ-PHÁP gọi tôi và bảo kêu Điện-thoại lại Cao-Ủy-Phủ cho hay rằng ĐỨC NGÀI
định trưa nay (2g) sẽ đi Génève bằng công-xa, đồng-thời tôi cũng kêu điện-thoại
cho Ô. Bảo-Thế và Thái hay sửa-soạn đi với ĐỨC NGÀI.
CUỘC DU-HÀNH SANG GENÈVE.
@@@
Ngày 28 tháng 5 năm Giáp-Ngọ
(28-Juin-1954):
10g
sáng nhưng Ông Bảo-Thế vì lý-do sức-khỏe, nên xin đi bằng phi-cơ sang Génève và
cũng sẽ tới một lượt với ĐỨC NGÀI. Tôi kêu điện-thoại cho Bà Pech, nhiếp-ảnh
thường trực sửa-soạn máy theo xe ĐỨC HỘ-PHÁP sang Génève, cùng đi với ĐỨC NGÀI
có Ô. Thái, Bà Pech và Tôi mà thôi. Ông Millot là viên công-an được theo hộ-vệ
ĐỨC HỘ-PHÁP có ý muốn xin theo, nhưng Cao-Ủy Phủ Việt Nam cho hay rằng nếu Ông
theo sang qua Suisse sợ e có điều đụng chạm về mặt Quốc-Tế, nên để Ông ở lại
nhà. Ô. Trần-Vinh (Cao-Ủy Phủ VN) được hay tin ĐỨC NGÀI đi Génève nên lật-đật
lo việc tiễn đưa. Viên Tài-Xế Lucien cũng lật-đật sửa-soạn valise và trở lại
liền ứng-trực đi.
2 g
chiều Chúng tôi tề-tựu đủ mặt và bắt đầu khởi-hành đưa đến phi-trường
4 g
chiều Xe đến Avallon, chỗ này khi xưa Hoàng-Đế Napoléon, lúc vượt ngục trở về
Tuy
đường còn xa, chúng tôi ngừng xem tấm bảng đồng rồi tiếp-tục đi, tôi có bịnh
dại-sóng, hôm nay đi đường xa không nhớ đem thuốc theo, bây giờ bắt buồn mữa
không thể chịu nỗi, nên xin ghé lại nhà thuốc tây mua Dramanine nhưng rủi thứ
thuốc ấy không có, đành lấy thứ khác là Nautamine, nhưng công-hiệu cũng giống
nhau, nhờ thuốc này tôi mới được khỏe.
Xe
chạy đến 6 giờ chiều tới thành
8
giờ rưởi tối Dùng cơm xong lên phòng nghỉ đồng-thời lúc ấy Ông chủ nhà hàng cho
hay rằng Ô. Permain ở một nhà hàng gần đó, nhưng rủi hôm nay Ông đi vắng ba
ngày Ông mới về. Khi lên phòng tôi thảo liền một bức thơ gởi cho Ông Permain
bảo rằng chúng tôi có đến thăm.