Posted by adminbasam on 05/07/2016
CƠ SỞ KHOA HỌC
TÍNH TOÁN THIỆT HẠI THẢM HỌA SINH THÁI TẠI VÙNG BIỂN MIỀN TRUNG VIỆT NAM TỪ THẢM
HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG: 1000 TỶ USD VÀ
KHÔNG FORMOSA
TS Nguyễn Thị Hải Yến,
CHLBĐ
5-7-2016
Cấu trúc bài viết này gồm 5 phần:
– Phần 1: cung
cấp thông tin về lượng và chất các hệ sinh thái biển Việt Nam, đặc biệt là ở
dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa Formosa
Vũng Áng. Mục đích cung cấp cho cơ sở tính toán thiệt hại;
– Phần 2: cung
cấp phương pháp tính toán các giá trị của các hệ sinh thái biển làm cơ sở
chuyển đổi sang các giá trị thiệt hại;
– Phần 3: cung
cấp chi tiết tính toán thiệt hại về mặt sinh thái của các hệ sinh thái dọc bờ
biển 4 tỉnh miền Trung làm cơ sở để Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường
thiệt hại. Đồng thời cũng cung cấp thông tin để thấy rằng sự thiệt hại
môi trường và tài nguyên khủng khiếp như thế nào, từ những chính sách đầu tư
ngu xuẩn. Cũng là thông điệp để các nhà đầu tư đã, đang và muốn có đầu tư vào
Việt Nam cần phải cẩn trọng cam kết bảo vệ môi trường thay vì lợi dụng chính
quyền, qua mặt người dân;
– Phần 4: cung
cấp thông tin về việc sử dụng tiền cho việc đền bù, đặc biệt là công việc bảo
đảm an sinh của ngườì dân và nghiên cứu khoa học nhằm phục hồi lại chức năng
sinh thái của các hệ sinh thái biển;
– Phần 5: kết
luận và yêu cầu.
1- PHÂN BỐ VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA CÁC
HỆ SINH THÁI BIỂN (RỪNG NGẬP MẶN, CỎ BIỂN VÀ SAN HÔ) CỦA VIỆT NAM
1.1- Đa dạng sinh học biển Việt
Nam
Vùng biển Đông Nam Á được đánh giá
là vùng biển bậc nhất của của hệ sinh thái biển trên thế giới về mức độ đa
dạng thành phần loài sình vật. Hình 1 bản đồ hệ số đa dạng sinh học
dựa trên chỉ số Shannon’s Index (SI) (hệ số đo lường mức đa dạng về thành
phần giống loài các sinh vật biển) được tổ chức môi trường thế giới UNEP đánh
giá và xếp loại năm 2014. Nằm giáp ngay với Philippine và gần với Indonesia,
tuy nhiên, mức độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái biển của Việt Nam lại kém
hơn rất nhiều so với mức độ đa dạng sinh học của Philippine và Indonesia.
Điều này là do yếu tố kiến tạo địa tầng tự nhiêni. Vùng biển từ Quảng Ngãi ra
tới Quảng Ninh và vùng biển Kiên Giang chỉ số SI được đánh giá từ 5,4 đến
6,5 với vùng mở rộng ra cả vùng bên ngoài quần đảo Hoàng Sa hoặc sang tới vùng
biển của Campuchia. Tuy nhiên, vùng từ Quảng ngãi trở vào Vũng Tàu, chỉ số SI
không thay đổi nhưng chỉ một dải hẹp sát bờ, còn lùi ra vài chục km mức độ đa
dạng sinh học đã giảm xuống chỉ ở mức 4,3 đến 5.4. Đặc biệt vùng biển của vùng
ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long), chỉ số SI chỉ còn đạt 3,2 đến 4.3 [1].
Hình
1: Bản đồ biểu diễn chỉ số Shannon’s Index of Biodiversity năm 2014
(Nguồn UNEP)
1.2- Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Việt Nam là quốc gia có đường bờ
biển kéo dài dọc đất nước lên đến 3290 km. Tuy nhiên, sự phân bố và độ phủ
(diện tích) cũng như năng suất sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM)
của Việt Nam lại rất hẹp và thấp. Hình 2. Phân bố và năng suất sinh học (NSSH)
RNM chủ yếu phân bố ở vùng ĐBSCL. NSSH của RNM ở vùng ĐBSCL và vùng miên trung
từ Nghệ An đến Đà Nẵng tuy chỉ ở mức trung bình của thế giới nhưng lại là những
vùng có NSSH cao của RNM Việt Nam. Vùng RNM của các tỉnh ven biển phía bắc NSSH
tương đối thấp. Ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40 loài tham
gia rừng ngập mặn [2]. Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên –Huế) có 30.974 ha đất
ngập mặn, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS),
và 26.584 ha đất tiềm năng trồng RNM hoặc NTTS [3].
1.3- Hệ sinh thái cỏ biển
Khác với các loài rong biển là
thực vật bậc thấp. Cỏ biển là những thực vật bậc cao, tổ chức cơ thể phân chia
thành thân rễ lá. Hệ sinh thái cỏ biển thường phân bố rất rải rác nơi nền đáy
cát, hoặc cát với rất ít bùn, nhiều ánh sáng. Cỏ biển phân bố ở vùng nước
sâu thường không quá 6 m. Tthành phần loài cỏ biền rất ít. Hình 3 cho thấy ở
vùng biển đa dạng nhất Phillipine chỉ đạt 12 – 15 loài. Ở vùng biển Bắc Trung
Bộ của Việt Nam số loài chỉ đạt ở mức 3-6, vùng từ Phú Yên đến Ninh Thuận thành
phần loài có thể tăng lên đến 7- 9. Trong khi đó vùng bờ biển của ĐBSCL nơi
biển đục do phù xa nhiều không là môi trường thích hợp cho những loài cỏ biển
sống đáy cần nhiều ánh sáng để quang hợp phát triển. Ở Việt Nam đã tìm được 16
loài cỏ biển. Diện tích cỏ biển tại 4 tỉnh miền Trung nơi bị ảnh hưởng trực
tiếp từ thảm họa Formosa Vũng Áng là 2.170 ha (Bảng 1)
Bảng 1: Diện tích cỏ biển phân bố
ở vùng biển 4 tỉnh miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
[5].
Hình 3: phân bố (năm 2015) và mức
độ đa dạng thành phần loài (năm 2003) của hệ sinh thái cỏ biển ở Việt Nam
(Nguồn: UNEP) [6].
1.4- Hệ sinh thái san hô
Hệ sinh thái san hô, đó là một hệ
sinh thái đặc thù, ở đó san hô là những loài động vật phát triển nên một
nền đáy đá, đá vôi, là động vật nhưng các loài san hô đều phải sống cộng sinh
với các loài tảo (ngoại trừ các loài san hô sừng phát triển ở các vùng biển
sâu). Chính vì thế, hệ sinh thái san hô thường phân bố ở những vùng biển có độ
sâu không quá 30 m, nơi cường độ ánh sáng trong nước có thể đáp ứng như cầu
quang hợp của các loài tảo sống cộng sinh. Hình 4 biểu diễn sự phân bố của san
hô ở biển Việt Nam và ở 4 tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Đà Nẵng [7].
Hình
4: Phân bố của hệ sinh thái san hô ở vùng biển Việt Nam và 4 tỉnh miền Trung
năm 2015 (Nguồn: UNEP)
Theo số liệu của UNEP thì tổng
diện tích phân bố của san hô toàn cầu là 284.300 km2. Indonesia và Phillipine
là hai quốc gia có diện tích san hô lớn nhất khoảng hơn 20.000 km2. Trong
đó Việt Nam đứng ở vị trí 35 về diện tích san hô trên thế giới, với tổng diện
tích là 1270 km2 so với Indonesia và phillipine. Trung Quốc đứng thứ 31 với
diện tích là 1510 km2 [8].
Vùng biển Việt Nam tập trung
khoảng 340 loài san hô trong tổng số 800 loài của thế giới, phân bố rộng rãi
từ Bắc tới Nam. Rạn san hô biển tập trung với mật độ cao ở vùng biển
Nha Trang, Trường Sa, Hoàng Sa, biển Hòn Mun – Khánh Hòa. Sống cùng với hệ
sinh thái này là trên 2000 loài sinh vật đáy và cá trong đó khoảng 400
loài cá san hô cùng nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, bào
ngư, trai ngọc, hải sâm… Ở vịnh Hạ Long, phát hiện được 205 loài san hô cứng, 27
loài san hô mềm. Ở Côn Đảo, có 219 loài san hô, tập trung thành khu vực lớn kèm
theo 160 loài cá san hô [9].
Cùng với hai hệ sinh thái RNM và
cỏ biển, hệ sinh thái san hô đóng góp giá trị kinh tế cao nhất hành tinh về giá
trị sinh thái. Nếu quản lý tốt 1 km2 hệ sinh thái san hô hàng năm có thể cung
cấp 15 tấn cá và các loại đặc hải sản. Giá trị sinh thái và giá trị về đa dạng
sinh học của hệ sinh thái san hô (TEEB = the Economisc of Ecosystems and
Biodieversity) là khoảng 1.25 USD/ha/năm từ dịch vụ du lịch, bảo vệ đới bờ, bảo
vệ sinh học và nguồn lợi thủy sản [10].
2- PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC GIÁ TRỊ
KINH TẾ CỦA CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN
Một nghiên cứu tổng kết đánh giá
những giá trị sinh thái của 9 hệ sinh thái đặc biệt toàn cầu dưới sự kết hợp
giữa các trường đại học đến từ Mỹ, Anh, Châu Âu và các tổ chức liên hiệp quốc
như UNEP và Viện nghiên cứu tài nguyên môi trường của Châu Âu năm 2012 đăng
trên tạp chí Ecosystem Service, Elsevier [11]. Dựa vào kết quả của 320
nghiên cứu cho 300 điểm nghiên cứu cứu trên toàn cầu, với bốn nhóm thông số của
22 thông số (Bảng 2) và chi tiết hóa thành 90 thông số cụ thể để đo lường giá
trị sinh thái của 10 loại hình sinh thái.
Bảng 2: Các nhóm và thông số đánh
giá giá trị
10 loại hình sinh thái đặc trưng
được tổng kết từ 300 điểm nghiên cứu bao gồm: 1) Vùng biển xa bờ = open sea
(14); 2) hệ sinh thái san hô = coral reefs (94); 3) Hệ sinh thái ven bờ =
coastal systems (28); 4) Hệ sinh thái đất ngập nước ven biển = coastal wetlands
(139); 5) Hệ sinh thái đất ngập nước ngọt = inland wetlands (168); 6) Hệ sinh
thái sông hồ = Rivers and lakes (15); 7) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới = tropical
forest (96); 8) Hệ sinh thái rừng ôn đới = temperate forest (58); 9) Hệ
sinh thái rừng gỗ = woodlands (21); 10) Hệ sinh thái đồng cỏ = grass lands
(32). Các giá trị trung bình, lớn nhât và nhỏ nhất của mỗi loại hình sinh
thái biểu diễn ở Bảng 3. Bốn hệ sinh thái trong khung màu đỏ là các hệ sinh
thái biển. Sẽ được sử dụng để thảo luận và tính toán cho Phần 3 áp dụng cho
đánh giá thiệt hại của thảm họa Formosa Vũng Áng.
Bảng 3: Giá trị sinh thái của 10
loại hình sinh thái (USD/ha/năm
tính vào thời điểm giá USD năm 2007)
Việc tính toán này được tính theo
các tỷ số để cần bằng tôi đa giữa các vùng miền, giữa các hệ sinh thái, và được
qui đổi từ tiền địa phương ra đồng Đô la tại thời điểm năm 2007.
Như vậy:
Hệ sinh thái vùng biển xa bờ có tổng số giá trị kinh tế là 491
USD/ha/năm, thấp nhất trong 4 hệ sinh thái biển và ven bờ. Trong đó có giá trị
tổng và các giá trị cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 491 USD
= 102 + 65 + 5 + 315 USD.
Hệ sinh thái san hô có giá trị vượt lên rất nhiều so
với các hệ sinh thái khác. Trong đó tổng giá trị và lần lượt các giá trị đóng
góp cho các nhóm thông số từ 1 đến 4 là: 352.249 USD = 55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 USD.
Hệ sinh thái ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho
các nhóm thông số là: 28.917 USD =
2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD.
Hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ có giá trị tổng và các giá trị cho
các nhóm thông số là: 193.845 USD =
2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD
Kết quả chi tiết giá trị đóng góp
của mỗi loại hình sinh thái ứng với mỗi thông số của 4 nhóm thông số và 22
thông số chi tiết với giá trị trung bình. Đây là bảng dữ liệu thuyết phục để sử
dụng tính toán cho thảm họa Formosa Vũng Áng thiệt hại lên các hệ sinh thái ven
biển 4 tỉnh miền Trung, và cũng là cơ sở tính toán phân phối tiền đền bù cho
người dân, cũng như tiền lưu trữ cho an sinh xã hội liên quan đến sự mất mát
cho đến khi phục hồi của các hệ sinh thái này. Đa dạng sinh học và mức độ phân
bố của các hệ sinh thái biển Việt Nam hầu hết đều nằm ở ngưỡng trung bình so
với thế giới. Vì thế giá trị trung bình ở Bảng 4 là thuyết phục áp dụng cho
thực tế ở Việt Nam.
Bảng 4: Tính toán chi tiết giá trị
sinh thái cho mỗi 22 thông số của mười loại hình sinh thái (USD/ha/năm)
3- TÍNH TOÁN THIỆT HẠI SINH THÁI DO
THẢM HỌA FORMOSA VŨNG ÁNG
Theo thông báo của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, ngày 30 tháng 6 về thảm họa Formosa Vũng
Áng thì tổng thiệt hại diện tích san là 400 ha, chiếm 50% diện tích san hô phân
bố ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng. Mặc dù ông Trần Hồng Hà cùng quan chức
chính phủ cho rằng hệ sinh thái RNM không bị ảnh hưởng và không tính hệ sinh
thái cỏ biển trong khu vực. Nhưng kết quả người dân cho biết nhiều nơi RNM bị
chết. Vì thế trong bài này việc tính toán được dựa trên diện tích thống kê của
các báo cáo khoa học trong nước.
Vùng biển xa bờ, tại thời điểm này
chưa có đánh giá về ảnh hưởng của chất thải Formosa đến vùng biển xa bờ.
Hệ sinh thái san hô: 400 ha san hô
đã bị chết, tại thời điểm chính quyền Hà Nội điều tra, tháng 5 và tháng 6 năm
2016. Tuy nhiên, việc đánh giá ảnh hưởng lên hệ sinh thái san hô sẽ còn phải
tiếp tục. Những chỗ san hô chết hiện nay là do nồng độ quá cao của độc tố, chết
do sốc. Nhưng dư lượng của chất độc vẫn còn tồn dư nhiều trong trầm
tích đáy và rất nhiều hấp thụ vào những khoang cơ thể của san hô. Chì cần một
lượng rất nhỏ san hô sẽ âm thầm chết. Việc đánh giá ảnh hưởng của độc tố
từ xả thải của Fomosa xảy ra hồi đầu tháng 4 năm 2016 cần phải tiến hành lên
hàng chục năm. Việc tính toán thiệt hại ở bài viết này đối với hệ sinh
thái san hô mới chỉ dừng lại ở mức thiệt hại trước mắt. Dựa vào thông tin Phần
2, 1 ha san hô một năm cung cấp 352.249 USD =
55.724 + 171.478 + 16.210 + 108.837 theo 4 nhóm thông số đánh
giá ở trên ta sẽ có kết quả áp dụng cho 400 ha, san hô bị phá hủy do thảm họa
Formosa Vũng Áng và áp dụng cho 50 năm với hy vọng sự phục hồi của hệ sinh thái
san hô, kết quả thu được như ở Bảng 5.
Hệ sinh thái ven bờ, chỉ môi
trường ven bờ nói chung. Với 20 hải lý (= 37,04 km) chiều ngang tính từ
bờ biển ra. Vùng ảnh hưởng mà độc tố đã quét dọc theo bờ biển 4 tỉnh miền Trung
là 250 km.
Như vậy tổng diện tích vùng ven bờ cũng là hệ sinh thái ven bờ là 30,04 km
(rộng) x 250 km (dài) = 9.260 km2 (=926.000 ha).
Tính toán cho mặt nước, thì tổng diện tích mặt nước sẽ là 926.000 ha. Và
với Hệ sinh thái
ven bờ có giá trị
tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 28.917 USD =
2.396 + 25.847 + 375 + 300 USD, Vì dòng hải lưu và biển mở, nên
trường hợp này tính toán áp dụng cho 1 năm. Kết quả ở mục 3.1 Bảng 5. Tuy
nhiên, ảnh hưởng vùng này đối với hệ sinh thái nền đáy sẽ được trù đi diện tích
cỏ biển là 2.170 ha, và 800 ha san hô, và cũng áp dụng cho ít nhất là 30 năm (cơ sở từ thảm họa Minamita). Ta có
kết quả thiệt hại đối với hệ sinh thái ven biển từ thảm họa Formosa Vũng Áng
như mục 3.2 Bảng 5.
Ở Bảng 1, ta có 2.170 ha hệ sinh
thái cỏ biển nằm trong vùng bị tàn phá bởi thảm họa Formosa Vũng Áng. Với kết
quả từ Phần 2: Hệ sinh thái
đất ngập nướcven bờ có
giá trị tổng và các giá trị cho các nhóm thông số là: 193.845 USD = 2.998 + 175.515 + 17.138 + 2.193 USD. Và cũng áp dụng cho 30 năm (cơ
sở từ thảm họa Minamita). Ta có kết quả như ở Bảng 5.
Ở mục 1.2, ta có có 30.974 ha đất
ngập mặn nằm trong vủng Bắc Trung Bộ, trong đó có 1.885 ha có RNM, 2.505 ha đất nuôi trồng thủy sản (NTTS), và
26.584 ha đất chưa
sử dụng. Và cũng áp dụng với hệ sinh thái đất ngập nước ven bờ, và 30 năm như
tình toán cho cỏ biển. Ta sẽ có kết quả lần lượt cho giá trị thiệt hại lên RNM,
đất NTTS và đất chưa sử dụng như mục 4.2, 4.3 và 4.4 Bảng 5 như sau.
Bảng 5. Thiệt hại sinh thái của
thảm họa Formosa Vũng Áng lên hệ sinh thái biển đọc 4 tỉnh miền Trung (đơn vị: USD)
Ghi chú: (NA: không áp dụng)
4- SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TIỀN ĐỀN BÙ
Theo phương pháp tính toán như ở
Phần 2 và kết quả ở Bảng 5, thì:
4.1. Sử dụng
+ Số tiền thiệt hại hơn 70 tỷ USD
ở cột (1) Bảng 5, là những giá trị được tính bằng những giá trị hàng hóa, có giá
cả trực tiếp ở thị trường (direct market values). Phần này chính là nguồn tài
nguyên phục vụ trực tiếp cho
những người dân có những hoạt động liên quan đếnh đánh bắt và tiêu thụ
các sản phẩm do đánh bắt từ biển ít nhất 50 năm, nghĩa là 3 thế hệ người Việt
phải tối thiểu đam bảo cuộc sống cũng gia đình như việc học hành của con cái.
Phần này bổ xung cho phần tính toán của luật sư Lê Văn Luân và Trịnh Mộc Thường
[12, 13]. Một phần sẽ được dùng chi trả cho việc nghiên cứu phục hồi nguồn dược liệu
và phục hồi nguồn gene từ môi
trường biển.
Trong khi đó số thiệt hại ở các
cột (2) (3) (4) là những giá trị không trực tiếp từ thị trường (indirect maker
values), nó măng nặng giá trị chức năng phục vụ của các hệ sinh thái.
+ Số tiền thiệt hại hơn 889 tỷ USD
ở cột (2) Bảng 5, chính
là sự thiệt hại vì mất đi qui luật tự nhiên về chức năng cân bằng sinh thái.
Nghĩa là sau khi bị thảm họa, các hệ sinh thái biển này không còn chức năng tự
nhiên của nó. Khoản thiệt hại này chiến gần hết số tiển thiệt hại. Số tiền thiệt ại này sẽ được dùng
trong các hoạt động nghiên cứu và xây dựng cho mục đích phục hồi các chức năng
tự nhiên của các hệ sinh thái.
+ Số tiền thiệt hại hơn 27 tỷ USD
ở cột (3) Bảng 5, chính là số sự thiệt hại do các sinh vật mất đi vùng sinh sản,
và sâu xa hơn là mất đi nguồn gene khi quá trình sinh sản đã bị ảnh hưởng. Số tiền này sẽ được sử dụng trong
các nghiên cứu phục hồi các bãi sinh sản và vườn ươm sinh thái dưới đáy biển.
+ Số tiền thiệt hại hơn 12 tỷ USD
ở cột (4) Bảng 5, chính là số tiền thiệt hại đối với các dịch vụ du lịch và liên
quan du lịch biển, và các nhu cầu về giải trí nghệ thuật liên quan biển. Một phần số tiền này sẽ được sử
dụng để chi trả cho các hoạt động du lịch biển, và các dịch vụ phục phụ du lịch
kèm theo. Một phần số tiền này sẽ được sử dụng cho các hoạt động nhằm duy trì và
phát triển các loại hình nghệ thuật liên quan đến biển.
4.2. Quản lý
– Số tiền này sẽ được quản lý bằng
một ủy ban độc lập do dân bầu ra, thành phần là những người đại diện của những
nhóm bị tổn thương bao gồm cả các ngư dân, nhà khoa học, nhà nghệ thuật….
– Nhóm đại diện quản lý đại diện
này phải xây dựng lộ trình và kế hoạch sữ dụng số tiền này và các hoạt động đảm
bảo an sinh và phục hồi sinh thái cho chặng đường 30 và 50 năm.
– Tất cả mọi hoạt động của ủy ban
này cùng việc sử dụng số tiền này phải được trưng cầu và giám sát của người
dân.
5- KẾT LUẬN VÀ YÊU CẦU
– Áp dụng 50 năm phục hồi của san
hô và 30 năm phục hồi của các hệ sinh thái cỏ biển, RNM (chủ yếu là nền đáy)
thì tổng thiệt
hại qui ra USD sẽ là 1.000.553.486.297 (1000 tỷ USD) không bao gồm tiền nạo hút
cải tạo môi trường. Yêu
cầu chính quyền Hà Nội cung cấp báo cáo điều tra chi tiết để các nhà khoa học
đánh giá độ tin cậy về thông báo kết quả của
chính quyền. Nếu không người dân có quyền đòi Formosa bồi thường như tình toán
trong bài viết này. Và quan
trọng là KHÔNG FORMOSA.
– Việc áp dụng 30 năm cho sự phục
hồi đối với các hệ sinh thái cỏ biển, RNM, vùng ven biển và đất ngập nước khác,
là dựa trên cơ sở dữ liệu từ thảm họa thủy ngân ơ Vinh Minamita. Mức thiệt hại
này sẽ giảm đi theo số năm, tùy thuộc vào mức độ hút nạo đáy biển rửa tấy chất
độc mà Formosa thực hiện.
– Yêu cầu chính quyền Hà Nội cung cấp
tên theo danh thức hóa học của gần 300 loại hóa chất mà Formosa nhập và sử dụng.
Từ đó sẽ giúp người dân và các nhà khoa học giám sát việc tẩy rửa chất độc mà
Formosa sẽ thực hiện.
– Bản tính toán này được dựa trên
mức tái tạo của hệ sinh thái san hô là 50 năm, và với diện tích 400 ha. Tuy
nhiên, thực tế việc chính quyền Hà Nội kết luận chỉ 400 ha san hô bị ảnh hưởng
là không thỏa đáng. Những mảng san hô chưa bị chết trắng đang đứng đó đã không
còn chức năng sinh thái nữa, chúng có thể sẽ chết dần mòn trong tương lai.
– Việc bỏ qua thiệt hại về RNM và
hệ sinh thái cỏ biển cũng như các hệ sinh thái khác, càng chứng tỏ chính quyền
Hà Nội không thực tâm trong việc kiềm soát xả thải của Formosa cũng như việc
bảo về tài nguyên thiên nhiên của VN.
[9] http://www.biendong.net/the-gioi-dai-duong/tai-nguyen-bien/1366-tim-hiu-h-sinh-thai-rn-san-ho.html