9260. Bà Nghị bóp cổ doanh nghiệp, chiếm đất của
dân, hút máu ngân hàng
Posted by adminbasam on 22/07/2016
“Trong kinh doanh,
cũng như ở nghị trường, bạn không thể cứ chờ cơ hội đến, mà phải tự tìm kiếm
hoặc tạo ra nó”, đây là câu nói của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được một số tờ
báo PR lên 9 tầng mây.
Vâng bà Hường là
người thông minh và nói rất hay, thậm chí hành động của bà còn “tuyệt vời” hơn
thế! Bà không chỉ tạo ra cơ hội mà còn tận dụng nó đến mức tàn nhẫn!
Nhằm mở rộng mối
quan hệ làm ăn, bà Hường đã tìm cách mua ghế đại
biểu Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội, rồi Đại biểu Quốc hội. Theo một số người dân
phản ánh, bà Nghị này lần nào về quận Tây Hồ tiếp xúc cử tri cũng được cờ rong
trống mở. “Cử tri” thì được chọn trước, khi về ai cũng hoan hỉ vì túi đã có
phong bì dày. Có ông cử tri cựu binh tuổi U70 thuộc dạng “hạnh kiểm tốt”, lần
nào về cũng khen chị Hường nức nở, gọi chị xưng em rối rít.
Có sự hậu thuẫn từ
người chồng (Tuấn “Chợ”), với lượng vốn được huy động từ các phi vụ ngầm thông
qua nhiều mối quan hệ, công ty của bà Hường ngày càng phát triển. Với “tầm nhìn
xa trông rộng”, bà Hường nhận thấy sản xuất không thể kiếm lời nhanh, chỉ có
đầu cơ hạ tầng cho các doanh nghiệp khác thuê mới “kiếm lời” cao hơn.
Năm 2006, bà Nguyễn
Thị Nguyệt Hường thành lập Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group).
Nhận thấy Hưng Yên gần Hà Nội và đang cần phát triển khu công nghiệp, lập tức
vợ chồng bà Hường săn tìm các lô đất ở Phố Nối, Hưng Yên là địa điểm đầu tiên.
Tại đây bà Hường đã
cấu kết với Tập đoàn Lifan của Trung Quốc, mua chuộc giới chức địa phương tỉnh
Hưng Yên, thâu tóm 25 hecta đất nông nghiệp của người dân với giá đền bù rẻ
mạt, đẩy hàng trăm gia đình vào cảnh “ly nông”. Sau đó cho các doanh nghiệp sản
xuất thuê lại với giá cắt cổ. Khi thu được số tiền khổng lồ từ Cụm Công nghiệp
Lifan (Hưng Yên), trong cơn say máu làm giàu, bất chấp thủ đoạn, bà Hường tiếp
tục cấu kết với quan chức các địa phương, vung tiền thâu tóm đất nông nghiệp để
lập tiếp 2 khu công nghiệp tại Hải Dương (Nam Sách, Phúc Điền), rồi Quang Minh
(Vĩnh Phúc), Đài Tư (Hà Nội); Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội); Đồng Văn II (Hà
Nam)… Chỉ trong thời gian ngắn, bà Hường đã thâu tóm hơn 2.000ha đất nông
nghiệp. Không biết bà Hường đã bỏ ra bao nhiêu tiền để “đi đêm” với các quan
chức địa phương, người ta chỉ biết KCN Quang Minh của bà được TP.Hà Nội đã mở
ngay tuyến xe buýt 53 từ trung tâm TP đến KCN Quang Minh của bà để làm bệ
phóng.
Ép người dân nhượng
đất cho các khu công nghiệp
Sau khi bị mất đất
sản xuất vào tay bà Hường, nhưng phần lớn người dân vẫn quyết tâm bám trụ quê
hương, cố chịu đấm ăn xôi, quyết “ly nông, không ly hương” và sử dụng đồng vốn
ít ỏi từ việc đền bù giải phóng mặt bằng đầu tư chuyển đổi ngành nghề.
Cay đắng thay, mong
muốn chuyển đổi ngành nghề dường như “quá sức” đối với một số người dân vốn
quen với ruộng đồng. Khoảng 2/3 số lao động của các hộ gia đình bị bà Hường
“cướp đất” cho dự án công nghiệp không đáp ứng được tiêu chí tuyển dụng của các
nhà máy công nghiệp vì quá tuổi, trình độ văn hoá thấp, không có tay nghề
chuyên môn,… Hệ quả tất yếu là số người thất nghiệp, ăn không ngồi rồi ngày
càng nhiều.
Điển hình như ở xã
Trưng Trắc (Văn Lâm), nhiều hộ dân sau khi nhận tiền, không có việc làm, đã mua
sắm xe máy, ăn chơi tiêu xài dẫn đến đổ đốn, trở thành kẻ gieo rắc “cái chết
trắng” cho người thân, xóm làng. Nhìn căn nhà trống hơ trống hoác của mình, bà
H. (xã Trưng Trắc, Văn Lâm) ngậm ngùi kể: “Những tưởng có ít vốn từ việc nhượng
lại đất cho các dự án công nghiệp, nào ngờ hai thằng con và ông chồng đều dính
vào ma tuý. Không còn tiền hút chích, thằng lớn đổ bệnh rồi sớm đi theo ông
bà”. Bà H nghẹn ngào: “Ông chồng tôi và thằng bé… được Nhà nước “nuôi” rồi.”
Với bà, hình ảnh về một gia đình êm ấm xưa kia chỉ còn là ảo ảnh.
Cũng hoàn cảnh tương
tự, sau gần 1 năm “ngồi chơi xơi nước”, cầm trong tay mấy chục triệu đồng sau
khi giao hết đất nông nghiệp cho bà Hường làm dự án sản xuất xe máy Lifan với
Trung Quốc, bà Trần Thị Hải (xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên) tính chuyện gửi
tiền vào ngân hàng. Số lãi hàng tháng không đủ chi tiêu cho cả nhà, cả 4 người
con trong độ tuổi lao động của gia đình bà đều không tìm được việc làm. Hơn 2
sào ruộng khoán còn lại cũng đành nhượng lại cho người khác, gia đình lâm vào
cảnh không còn đất canh tác.
Hút máu doanh nghiệp
Khi phóng viên đặt
câu hỏi: “Bí quyết nào VID Group thuyết phục được các đối tác đến đầu tư tại
các khu công nghiệp của mình?”, bà Hường đã trả lời: “Đơn giản đó là nói đúng
sự thực, trung thực, không được bưng bít thông tin hoặc khoa trương hình thức”.
Vâng, bà nói rất hay! Để hiểu thêm về độ trung thực, đạo đức kinh doanh của bà
Hường chúng ta hãy xem bà đã làm gì ở các khu công nghiệp ấy.
Điển hình như ở KCN
Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), một khu công nghiệp lớn nhất của bà Hường. Toàn
bộ nước thải của khu công nghiệp này đều xả trực tiếp ra môi trường. Theo Sở
Tài nguyên Môi trường Hà Nội, nước thải do khu công nghiệp Quang Minh xả ra môi
trường có hàm lượng độc tố cynaua (giống chất mà Formosa xả ra biển) vượt 8 lần
tiêu chuẩn cho phép, BOD5 vượt 13,5 lần, COD vượt 14,7 lần, sunfua vượt hơn 4
lần, colifom vượt hơn 13 lần… Do quá bức xúc với tình trạng ô nhiễm kéo dài do
toàn bộ nước thải của khu công nghiệp Quang Minh đều xả trực tiếp ra môi
trường, người dân quanh đây nhiều lần viết đơn kiện, tập trung phản đối và thậm
chí lấp cống xả thải để ngăn chặn dòng nước đen ngòm, thối hoắc này.
Khu công nghiệp
Thạch Thất – Quốc Oai của bà Hường cũng xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nguồn nước và môi trường, người dân xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất) rất bức
xúc về tình trạng nước thải của KCN này xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm
nặng.
Theo phản ánh của
các doanh nghiệp trong KCN, thì chính Công ty Nam Đức (một công ty của Bà
Hường) đã ép các doanh nghiệp trong KCN chấp nhận mức phí hạ tầng cắt cổ. Nhiều
doanh nghiệp bị Công ty Nam Đức khủng bố bịt cổng, bịt cống thoát nước, thậm
chí khi các doanh nghiệp xin các thủ tục hành chính tại nhiều cơ quan quản lý
nhà nước cũng bị từ chối với lý do chưa nộp phí hạ tầng… nên đành phải chấp
nhận ký hợp đồng và thanh toán tiền hạ tầng rất bất lợi, một số doanh nghiệp
phản ứng quyết liệt thì bị đưa ra Tòa, nhận bản án bất công. Xung đột giữa chủ
đầu tư KCN Quang Minh và các doanh nghiệp “nóng” tới mức đơn thư gửi đi kêu cứu
đã “rải đều” khắp các ban, ngành từ Trung ương tới địa phương, có doanh nghiệp
“uất ức” còn cùng công nhân giăng biểu ngữ phản đối.
Trong KCN Đồng Văn
II của bà Hường, thì khu nhà ở phục vụ KCN vẫn dở dang và chủ đầu tư có biểu
hiện “trở mặt” với các nhà đầu tư góp vốn, mua đất ở dự án này. Theo quyết định
của UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt thì dự án phải hoàn thành vào năm 2010. Dù đã
quá 6 năm, dự án vẫn hoang sơ, cỏ mọc um tùm. Phải chăng đây chỉ là thủ đoạn
chiếm đất để đầu cơ?
Bà Hường chỉ quan
tâm đến việc kiếm lời từ các khu công nghiệp, không quan tâm đến phát triển bền
vững cho các doanh nghiệp, an sinh cho những người dân vùng dự án.
Đấy, sự trung thực
và đạo đức kinh doanh của bà Hường là như thế!
Thâu tóm ngân hàng
Không chỉ thâu tóm
đất nông nghiệp của nông dân, bà Hường còn thâu tóm ngân hàng để hút vốn nền
kinh tế. Từ năm 2005, vợ chồng bà Hường bắt đầu âm thầm thâu tóm Ngân hàng Hàng
Hải (Maritime Bank) và lún sâu vào hoạt động cho vay kiếm lời phi pháp có liên
quan đến “siêu lừa” Huyền Như với giá trị lên đến hàng ngàn tỷ đồng thông qua 3
công ty sân sau. Vậy mà không hiểu vì sao, “siêu lừa” Huyền Như và các đồng
phạm bị lôi ra xét xử, còn bà Hường vẫn bình an vô sự tiếp tục vung tiền mua
chuộc giới công thương thủ đô để được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Bà Hường đã từng
ngẫu hứng chia sẻ kiểu dạy đời: “Khi làm kinh doanh, bạn không thể cứ chờ cơ
hội đến với mình mà phải tự tìm kiếm hoặc tạo ra nó. Trong công tác dân cử ở
Hội đồng nhân dân thành phố và Quốc hội cũng vậy”. Quả thật là như vậy, với tư
cách là Đại biểu Quốc hội, bà rất tích cực tham gia vào việc điều chỉnh các
chính sách về kinh tế như đất đai, tài chính, ngân hàng sao cho có lợi cho hoạt
động kinh doanh của bà, còn miếng cơm manh áo của người nông dân bị mất đất,
quyền lợi của doanh nghiệp trong các KCN thì bà mặc kệ!
Bà Nghị Nguyệt Hường
còn tâm sự: “Tiếp xúc cử tri là để lắng nghe ý kiến từ thực tế cuộc sống của
người dân”. Vâng, bà có nghe tiếng khóc của biết bao hộ dân bị buộc rời khỏi
quê nhà để “nhường” lại mảnh đất đẹp cho bà là dự án? Bà có nghe nỗi bức xúc
của biết bao hộ dân sống trong cảnh ô nhiễm mà các KCN của bà gây ra? Bà có
nghe sự chịu đựng của các doanh nghiệp đang thuê mặt bằng trong các KCN của bà?
Bà Hường cũng chia
sẻ, “Ngày nay, một công ty cần phải đem lại lợi ích cho cộng đồng nơi mình đang
hoạt động với những chương trình, mục tiêu cụ thể. Trong số đó, hoạt động từ
thiện, xã hội là một ví dụ và mình nên chủ động làm điều đó một cách vô điều
kiện”. Vâng, những lời nói của bà rất hay! Hay đây chính là màn kịch mà bà dùng
để xoa dịu và che đậy những hoạt động kinh doanh ”hút máu” tàn nhẫn gây bức xúc
trong dân?