Trang

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

1542. Nhà tù trong nhà tù ở Việt Nam:

Thế giới bí mật hành hạ tù nhân lương tâm
14.7.16. Việt Nam Thời Báo.
Ân xá Quốc tế, ngày 12/7/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)


(VNTB) - "Các bác sĩ đánh miệng tôi bằng một miếng tròn bằng cao su cứng. Ông ta nhổ răng của tôi, kể cả răng còn khỏe. Tôi bị mất máu quá nhiều và bị ngất đi"- Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất nói.

"Cuộc sống trong tù vô cùng khó khăn. Tôi đã rơi vào tuyệt vọng. Tôi đã ở trong tình trạng đó chỉ bởi vì tôi đã cố gắng để trở thành một công dân tốt, để giúp mọi người theo pháp luật ... Nhưng tôi đã bị bắt và bỏ tù. Tôi đã cảm thấy như mình đang ở trong một đường hầm tối đen không có lối thoát "- bà Phạm Thị Lộc, một trong những cựu tù nhân lương tâm được phỏng vấn bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế cho báo cáo mới này.

Một báo cáo mới công bố của Ân xá Quốc tế hôm nay phơi bày ra ánh sáng việc tra tấn và đối xử vô nhân đạo đối với tù nhân lương tâm bị nhốt trong mạng lưới nhà tù  và trại giam bí mật ở của Việt Nam.

Nhà tù trong nhà tù: Tra tấn và ngược đãi các tù nhân lương tâm tại Việt Nam chi tiết hóa về những thử thách mà các tù nhân lương tâm phải chịu đựng ở một trong những quốc gia khép kín nhất ở châu Á, bao gồm cả biệt giam kéo dài, giam giữ trong phòng kín, thủ tiêu, từ chối điều trị y tế, và giam giữ tù nhân ở nơi xa (nhằm gây khó khăn cho việc thăm hỏi của gia đình- người dịch).

"Việt Nam là một tên cai ngục hung hăng đối với các tù nhân lương tâm; báo cáo này cung cấp một cái nhìn hiếm hoi về tình trạng kinh khủng mà các tù nhân phải đối mặt trong tù, "Rafendi Djamin, Giám đốc Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.

"Việt Nam đã phê chuẩn Công ước LHQ về chống tra tấn trong năm 2015. Điều này tự nó là không đủ. Để đáp ứng các nghĩa vụ nhân quyền của họ, các nhà chức trách phải có những cải cách phù hợp với luật pháp quốc tế và đảm bảo trách nhiệm về việc tra tấn và đối xử tàn tệ."

Báo cáo này dựa trên nghiên cứu trong một năm - trong đó có hơn 150 giờ phỏng vấn với 18 cựu tù nhân lương tâm, những người đã trải qua từ một tháng đến một thập kỷ trong nhà tù.

Năm trong số những người đàn ông và phụ nữ đã mô tả với Ân xá Quốc tế về việc họ trải qua thời gian dài trong phòng biệt giam tối tăm và không có không khí trong lành, nước sạch và vệ sinh. Một số đã thường xuyên bị đánh đập một cách trái với quy định toàn cầu và quốc gia về chống tra tấn.

Trong tháng 6, Ân xá Quốc tế đã được đi thăm một trại giam tù nhân nữ ở tỉnh Bắc Giang, một dịp hiếm hoi ở một đất nước thường không cho phép viếng thăm những cơ sở như thế.

Thủ tiêu và các hành vi tra tấn và ngược đãi khác

Đối với rất nhiều các cựu tù nhân, thử thách của họ bắt đầu từ thời điểm họ bị bắt bởi chính quyền Việt Nam. Bốn người nói với Ân xá Quốc tế rằng họ là đối tượng mà chính quyền muốn thủ tiêu.

'Dar', một người dân tộc Thượng, đã bị bắt vì tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa đòi quyền tự do tôn giáo và nhân quyền. Trong ba tháng đầu tiên sau khi ông bị bắt, gia đình ông tin rằng ông đã bị giết bởi chính quyền, và vứt xác trong rừng. Ông đã bị xét xử và bị kết án mà không có đại diện hợp pháp và không có đại diện của gia đình.

Trong 10 tháng đầu của năm năm giam giữ Dar, ông đã được giữ trong biệt giam trong một phòng giam nhỏ, trong bóng tối và im lặng hoàn toàn. Trong hai tháng đầu, ông bị lôi ra từ phòng giam mỗi ngày để bị tra hỏi và đánh đập.

Việc đánh đập đã được thực hiện với gậy, ống cao su, đấm và đá. Các nhà chức trách đã sử dụng những cú sốc điện và đốt một mảnh giấy và dùng nó để đốt chân ông. Chúng bắt ông miêu tả lại những tình trạng đau đớn trong tám giờ.

Có một lần, ông bị treo hai tay lên từ trần nhà trong 15 phút trong khi cảnh sát đánh đập ông. Các sĩ quan cảnh sát đôi khi đánh đập tù nhân vào giữa đêm, khi họ xông vào phòng giam của ông trong tình trạng say xỉn.

Với rất nhiều cựu tù nhân mà Ân xá Quốc tế đã phỏng vấn, sự tra tấn và ngược đãi đặc biệt dữ dội trong lúc bị giam trước khi xét xử, khi chính quyền muốn bị cáo phải “thú tội”.

Biệt giam và biệt giam trong phòng kín

Tất cả các cựu tù nhân lương tâm mà Ân xá Quốc tế đã phỏng vấn đều phải chịu đựng một thời gian dài biệt giam - từ một tháng đến hai năm. Quyền tiếp cận với  luật sư, cán bộ y tế và các thành viên gia đình là một công cụ bảo vệ quan trọng chống tra tấn và đối xử tàn tệ, và quan trọng đối với quyền được xét xử công bằng.

Hai trong số các cựu tù nhân không được thông báo rằng mẹ của họ đã qua đời, và đã bị từ chối cơ hội để tham dự tang lễ với gia đình của họ.

Tạ Phong Tần, người bị bỏ tù vì các hoạt động viết blog và vận động dân chủ và nhân quyền, nói với Ân xá Quốc tế rằng trong thời gian bốn năm của mình ở trong tù, chỉ có em gái của cô được phép đến thăm cô. Sau khi hai lần bị từ chối thăm con gái, vào ngày 30/7/2012, mẹ của cô Tần là bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu trước tòa nhà văn phòng chính phủ để phản đối. Bà chết như vì bị bỏng quá nặng.

Trong khi người thân của họ không được thăm viếng, tù nhân bị cách ly.

Phạm Văn Trội, một cựu tù nhân lương tâm, đã bị biệt giam trong hơn sáu tháng sau khi ông phàn nàn về khói từ lò gạch gần đó. Ông nói với Ân xá Quốc tế rằng ông bị ám ảnh bởi suy nghĩ rằng nhiều người khác có thể đã thiệt mạng trong phòng biệt giam ông.

Lạm dụng và từ chối

Khi tù nhân không bị giam giữ biệt lập, họ lại dễ bị lạm dụng bởi tù nhân khác.

"Các bác sĩ đánhmiệng tôi bằng một miếng tròn bằng cao su cứng. Ông ta nhổ răng của tôi, kể cả răng còn khỏe. Tôi bị mất máu quá nhiều và bị ngất đi"- Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất nói.

Một số cựu tù nhân lương tâm cho biết họ đã bị giam giữ trong các phòng giam chật chội, nơi một số tù nhân khác, được gọi là "ăngten" tức là tù cộng tác với chính quyền, được kích động để đánh đập từ nhân lương tâm. Việc này làm cho tù nhân lương tâm bị giam giữ dưới sự đe dọa bạo lực thường xuyên.

Khấu trừ hoặc từ chối điều trị y tế trong thời gian hàng tháng và thậm chí hàng năm là một biện pháp trừng phạt tù nhân được mô tả với Ân xá Quốc tế. Người được phỏng vấn cũng cho rằng họ đã bị đánh thuốc mê bởi nhân viên nhà tù.

Châu Heng, một nhà hoạt động Khmer Krom về quyền sử dụng đất, nói với Ân xá Quốc tế rằng trong thời gian bốn tháng biệt giam trước khi xét xử, ông đã không chỉ bị đánh bất tỉnh nhiều lần và bị tiêm thuốc gây mất trí nhớ ít nhất hai lần, làm cho ông bất tỉnh và không thể nói hoặc suy nghĩ rõ ràng.

Khi ông được đưa đến gặp bác sĩ nhà tù, ông mở miệng để cử chỉ rằng ông không thể nói được.

"Chính quyền Việt Nam cần nắm bắt cơ hội trong thời gian sửa đổi Bộ luật Hình sự là Luật Tố tụng Hình sự. Bây giờ là thời gian để thực hiện tốt cam kết quốc tế của họ, bằng cách đưa những kẻ tra tấn và ngược đãi ra chịu trách nhiệm trước pháp luật và bảo đảm tình trạng này không còn tiếp diễn" ông Rafendi Djamin nói.