Nhà nhiếp ảnh Thụy Sĩ (vào năm
1947) lầm đã đành. Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (60 năm sau bị lầm
theo là điều đáng tiếc).... BBT Blog.
ĐEM RÂU ÔNG NỌ CẮM CÀM BÀ KIA.
Báo Kiến Thức (của Liên
hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) đăng bài Ảnh độc về đạo Cao Đài ở miền Nam năm 1930.
Đường
link:
Nguyên văn:
Ảnh độc về đạo Cao Đài ở miền Nam năm 1930
Cập nhật lúc: 13:37 30/05/2016
(Kiến Thức) - Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời
điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter
Bosshard ghi lại chân thực năm 1930. (hết).
NHẬN XÉT:
Cái tựa giới thiệu ảnh năm 1930.
Ảnh đầu tiên ghi là năm 1947.
Đối chiếu ngay từ chính bài báo đã không ổn.
(Thứ nữa năm 1930 chưa có chi phái nào lớn tách ra làm sao có số ảnh 1930 nầy?)
Theo đây cho thấy Tòa soạn đã lấy thông tin từ nhiếp
ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard mà không đối chiếu với những sử liệu khác nên
sai bét nhè.
Đó không phải là hình ảnh của Tòa Thánh Tây Ninh.
Đó là hình ảnh của một chi phái tách ra khỏi Tòa Thánh
Tây Ninh.
Bài báo đã: Đem râu ông nọ cắm càm bà kia.
Chúng tôi nhận thấy toàn bộ số ảnh nầy không đáng tin cậy.
Nhà nhiếp ảnh Thụy Sĩ (vào năm 1947) lầm đã đành.
Liên hiệp
các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (60 năm sau bị lầm theo là điều đáng tiếc)
Xin mời bà
con xem ảnh:
Trẻ em giáo dân đứng trước khu Tòa thánh đầu tiên của đạo
Cao Đài ở Tây Ninh. Năm 1947, Tòa thánh mới
được khánh thành và trở thành một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng
nhất Việt Nam.
Cận cảnh tòa thánh Tây Ninh năm 1930, 4 năm sau khi đạo Cao Đài được sáng lập
Thiên Nhãn - biểu tượng của đạo Cao Đài được đặt trên Cửu trùng đài ở khuôn viên Tòa thánh.
GHI NHẬN: TÒA THÁNH TÂY NINH CHƯA BAO GIỜ KIẾN TRÚC QUẢ CÀN KHÔN NHƯ THẾ. Bằng cớ: Cứ đến đối chiếu sẽ thấy sai ngay.
Cung thánh trong Tòa thánh với tượng Chúa Giêsu, Khổng Tử, Đức Phật và quả cầu Thiên Nhãn
Chức sắc đạo Cao Đài thắp hương tại một bàn thờ.
GHI NHẬN: Tòa Thánh Tây Ninh không bao giờ bố trí: tủ để bỏ tiền tại Bát Quái Đài.
Sửa soạn nhang khói trước giờ hành lễ
Giáo sĩ của đạo Cao Đài hành lễ trong Tòa thánh.
Một cậu bé tham gia buổi lễ cùng cha.
Vái lạy trước cung thánh.
Dàn đồng ca nữ.
Chân dung Hộ pháp Phạm Công Tắc (1890-1959), một trong những giáo chủ quan trọng nhất trong việc hình thành, xây dựng, phát triển và kiện toàn hệ thống tôn giáo của đạo Cao Đài.
GHI NHẬN: Ông nầy không phải Hộ Pháp
Phạm Công Tắc
Hộ pháp Phạm Công Tắc với một chức sắc Cao Đài
GHI NHẬN: Ông nầy không phải Hộ Pháp
Phạm Công Tắc
Quyền Giáo tông Lê Văn Trung (1876-1934).
Quyền Giáo tông Lê Văn Trung trong lễ phục.
Một chức sắc Cao Đài cao cấp.
Một chức sắc Cao Đài cao cấp.
Nữ chức sắc Cao Đài.
Nữ chức sắc Cao Đài.