Biển Đông. 28-7-2016
Giáo sư Carl Thayer nói: “Bằng cách phá hoại ASEAN, Hun Sen đang làm mất lòng hoặc nhiều hoặc ít đối với Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam”.
Cái mớ lý luận cùn của Thủ tướng Campuchia rằng, phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc không liên quan gì đến Phnom Penh, sẽ là miệng hố sâu có thể kéo Hun Sen xuống đó bất kể lúc nào. Bởi vì, nếu không liên quan thì ông ta nên im lặng, đừng có quấy rối. Hãy nói một cách thẳng thắn và tuân theo các quyết định của số đông.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
Ảnh: internet
Đó là động từ mạnh mà giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng
Australia dành cho đại diện Campuchia tại Hội nghị Ngoại trưởng 10 quốc gia
ASEAN vừa qua tại Vientiane, Lào.
Trong khi tại Hội nghị Ngoại trưởng, hầu hết các thành viên đều
nhất trí đưa nội dung kêu gọi các nước tôn trọng các tiến trình ngoại giao và
pháp lý trong giải quyết tranh chấp Biển Đông, chống quân sự hóa Biển Đông vào
dự thảo tuyên bố chung, thì Campuchia ngang nhiên bác bỏ mọi ý kiến liên quan
đến phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Người phát ngôn chính phủ Campuchia Phay Siphan nói với The Cambodia
Daily: “Chúng tôi gần gũi với Trung Quốc, nhưng không có nghĩa là chúng tôi là
một con rối của Trung Quốc, và chúng tôi cũng không thể là một con rối của Mỹ”.
Không thể chịu nổi thói đành hanh ấy, một nhà ngoại giao Indonesia
lên tiếng: “Ngôi nhà chung của chúng tôi đang là một mớ hỗn độn”.
Không ai lạ gì cái sự “gần gũi” ấy. Chẳng qua nhiều năm nay ,
Trung Quốc với chính sách ngoại giao bằng những tấm séc đã “mua đứt bán đoạn”
các nhà cầm quyền Campuchia. Mới đây nhất, hôm 15-7 Trung Quốc đã cam kết viện
trợ gần 600 triệu USD cho Campuchia. Nhận được món tiền từ trên trời rơi
xuống Hun Sen hí hửng cho hay, khoản tiền 600 triệu USD đó sẽ được dùng cho mục
đích phát triển cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế và bầu cử của đất nước. Đổi lại,
Campuchia sẽ luôn ủng hộ Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế. Bởi không
chỉ có bây giờ, Trung Quốc mới được xem là đối tác then chốt của Campuchia.
Khoảng một thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã viện trợ và đầu tư cho
Campuchia hàng trăm triệu USD, miễn thuế hàng trăm mặt hàng thương mại và xóa
nợ nhiều khoản kếch xù.
Biết thế cho nên bạn bè trong khối ASEAN chẳng ai lạ gì ông Hun
Sen “bốn mặt”. Những tấm sẽ ấy không chỉ đổ sang Campuchia, mà còn sang Lào,
khiến cho Lào cũng phải dễ dàng từ chối, đúng như ông Đặng Tiểu Bình đã dạy các
đàn em: “Mèo trắng hay mèo đen cũng được, miễn là bắt được chuột”. Cứ có nhiều
tiền, có “lợi ích cho dân tộc” thì người ta sẵn sàng bất chấp phải trái, giẫm
đạp lên luật pháp quốc tế.
Lại nhớ về những trang lịch sử được viết bằng máu trong quan hệ
Việt Nam- Campuchia.
Trong thế kỷ 20 nhân loại đã chứng kiến một chế độ tàn bạo nhất
trong lịch sử Campuchia cũng như thế giới, đó là Campuchia Dân chủ, thường được
gọi là Angkar (tổ chức) do Pol Pot đứng đầu. Trong vòng hơn ba năm từ
1975-1978, Tập đoàn Pol Pot này đã giết hại hơn 2 triệu người dân Campuchia,
bằng 1/3 dân số đất nước thời bấy giờ. Người dân bị xử tử bất cứ lúc nào
nếu bị nghi là phản động hay gián điệp. Nhiều hình thức tra tấn cực hình
như thời trung cổ được áp dụng.
Khi người dân Campuchia đang rên xiết, tuyệt vọng trong địa ngục
trần gian do Angkar dựng lên, họ đã vô cùng hạn phúc được bộ đội Mặt trận đoàn
kết dân tộc cứu nước Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam đến cứu thoát
khỏi “lưỡi hái tử thần”. Chiến thắng 7/1/1979 đã xóa bỏ chế độ diệt chủng. Nếu
không có ngày 7/1 ấy, nhân dân Campuchia sẽ không có được một Vương quốc
như ngày nay. Không ai khác, Quân tình nguyện Việt Nam đã giúp Campuchia thoát
khỏi họa diệt chủng, đem lại sự hồi sinh cho dân tộc này.
Bây giờ Việt Nam trong mắt của Hun Sen ra sao? Vẫn là những lời
nói trên đầu môi chót lưỡi về tình hữu nghị thủy chung, nhưng phía sau là sự
phản trắc. Ngồi ở bàn đàm phán Hun Sen nói: quan hệ Việt Nam-Campuchia đó
ngày càng phát triển bền vững theo phương châm đã được lãnh đạo hai bên thông
qua là: “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững
lâu dài.” Còn ở bất cứ đâu ngoài Việt Nam, ngay cả trên Facebook cá nhân Hun
Sen ngả hẳn về Trung Quốc, nghĩa là Biển Đông là của Trung Quốc, đương nhiên
Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Trung Quốc tha hồ tôn tạo đảo, đá
treenbieenr, tha hồ các hoạt động quân sự hóa trên biển. Các nước không nên làm
phức tạp thêm tình hình…
Họ đã quên tình bạn rất nhanh khi mà có kẻ đang đổ tiền vào nhà
mình. Hãy nghe Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói: “Trung Quốc vô cùng tán
dương lập trường ủng hộ lẽ phải, duy trì chính nghĩa của Campuchia về vấn đề
biển Đông”.Ông này cũng cho rằng, “lập trường của Campuchia là đúng đắn, có lợi
cho sự duy trì đoàn kết, vị thế chủ đạo của ASEAN trong khu vực cũng như giúp
ích trong mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc”.
Kẻ tung người hứng. Nhưng ngó đi ngó lại vẫn chỉ có hai anh em nhà
ấy.
Các nước khác phản đối kịch liệt.
Các nước khác, nhất là Nhật Bản, Indonesia, Philippines (đương
nhiên)… cùng hô lớn: Campuchia hãy ra khỏi phòng họp!