Trang

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

1566. Tôn giáo quốc doanh là tai họa của dân tộc...

Việt Nam: Hàng chục mục sư bị bỏ tù đối mặt với nguy cơ bị đầu độc do từ chối 'tôn giáo quốc doanh'

22.7.16. Việt Nam Thời Báo.
www.gospelherald.com, ngày 19/7/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)



(VNTB) - Hàng chục mục sư người Việt Nam, những người đã từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ đăng ký nhóm của mình vào chung với hội thánh được nhà nước công nhận, đã và đang bị cầm tù vì đức tin của họ và có nguy cơ bị đầu độc.





Theo một báo cáo của Christian Aid Mission, có ít nhất 108 mục sư đang bị giam cầm vì họ từ chối đăng ký hoặc kết hợp với các nhà thờ đã được công nhận bất chấp áp lực từ các quan chức địa phương. Giáo hội đăng ký với chính phủ đều bị cấm tổ chức gặp mặt theo nhóm nhỏ: không có các lớp học ngày chủ nhật cho trẻ em hay người lớn, không có nhóm thanh thiếu niên hay sinh hoạt cộng đồng khác ngoài việc thờ phượng.


Ngoài ra, việc rước và thu nhận đóng góp bị cấm, cảnh sát theo dõi các bài giảng để đảm bảo không có  bài giảng nào chống lại chủ nghĩa cộng sản, và lãnh đạo tập thể bị cấm; chỉ có một nhà lãnh đạo được phép cho mỗi đoàn. Trẻ em cũng bị cấm không được học hỏi về Chúa Giêsu Kitô trừ trao đổi riêng tư trong gia đình.


"Chính phủ muốn kết hợp các nhóm tôn giáo để hạn chế sự phát triển của họ và kiểm soát được tốt hơn", một lãnh đạo nhóm truyền giáo gọi là "Su" nói trong một tài liệu tuyên truyền. "Nếu mục sư từ chối ký giấy quy định rằng họ sẽ kết hợp và rằng họ không được tập hợp quá 500 người, họ sẽ bị đánh đập hay bỏ tù."


Ở tỉnh Gia Lai, chính quyền buộc 12.000 Kitô hữu trong 20 nhà thờ chưa đăng ký kết hợp lại thành một  với cơ sở duy nhất có sức chứa 1.600 người, Su nói. Thay vì bỏ tù những người chống lại, tuy nhiên, chính quyền ở tỉnh Gia Lai áp đặt tiền phạt.


"Mùa Phục sinh trước, mỗi nhà thờ mà từ chối kết hợp giáo đoàn vào một nhà thờ đăng ký bị phạt 60 đô la Mỹ," ông nói, một số tiền nhiều hơn một nửa thu nhập bình quân hàng tháng của nhiều bộ tộc ở Tây Nguyên.


Trong khi ở trong tù, mục sư phải chịu bị tra tấn và các điều kiện khắc nghiệt. Việc không tuân thủ với tất cả các nội quy và các quy định của trại giam có thể mang lại sự trả thù gây chết người - Su, người đã gần như định tự sát trong khi thụ án tổng cộng bảy năm và hai tháng ở trong tù từ năm 1975 và 1985, cho biết.


"Nếu bạn không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, họ có thể cho thuốc độc vào thức ăn của bạn," ông nói. "Vì vậy, bạn phải thử ăn một chút, và nếu bạn cảm thấy một cái gì đó lạ hoặc bị nôn mửa, bạn phải ngừng ăn. Một vài người đã chết."


Theo World Watch List năm 2016, Việt Nam đứng thứ 20 trong số những nước đàn áp Thiên Chúa giáo khốc liệt nhất, và có số điểm tối đa trong các loại bạo lực. Người theo Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 9,5% dân số của cả nước với 92,7 triệu người.


Mặc dù chính phủ vẫn tiếp tục đàn áp Thiên Chúa giáo, nhóm của Su vẫn tiếp tục đi truyền giáo và đào tạo lãnh đạo giáo hội. Có 22 bộ tộc ở Tây Nguyên mà không có sự hiện diện mạnh mẽ của Thiên Chúa giáo, và nhóm đã tiếp cận được tới 10 trong số đó, ông nói.


Trong một nỗ lực để truyền giáo cho các vùng nông thôn, nhóm gửi 10 người Thiên Chúa giáo mới từ các làng khác nhau để tới cơ sở đào tạo ở thành phố vài lần mỗi năm, sau đó gửi họ trở lại với cộng đồng của mình để truyền bá Tin mừng.


Điều này làm cho cảnh sát địa phương không biết họ đi đâu và làm gì để mà có thể ngăn chặn, Su nói.


Việc nghiên cứu truyền giảng Kinh Thánh xoay vòng ở các làng khác nhau để tránh việc theo dõi của chính quyền địa phương, ông nói thêm. Nhóm cũng sắp xếp để di chuyển từ một bộ lạc để tiếp cận với một bộ lạc gần đó.


"Họ biết nhau như hàng xóm, và họ có thể nói các ngôn ngữ khác nhau, nhưng hiểu nhau cũng đủ để giao tiếp", Su nói.