Vấn đề là đúng công lý hay không chớ hỏi lợi hay hại thì dở quá; đó là cách đưa nhân loại vào vòng tận diệt... BBT Blog
VN lợi hay hại sau phán quyết PCA?
Image caption
1. Ý nghĩa của phán quyết này?
Phán
quyết này có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối hai bên tranh chấp mà còn
đối với toàn bộ các quốc gia liên quan trên Biển Đông.
Phán
quyết khẳng định việc sử dụng biện pháp tài phán trong việc giải quyết tranh
chấp một cách hoà bình là một lựa chọn hoàn toàn khả thi và đem lại kết quả
tích cực.
Phán
quyết này, cùng với Phán quyết về thẩm quyền tháng 10/2015, bác bỏ rất nhiều
luận điểm thường được Trung Quốc sử dụng nhằm chối bỏ khả năng áp dụng các biện
pháp tài phán để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Phán
quyết cho thấy Toà Trọng tài mặc dù phải đối mặt với một vụ tranh chấp rất phức
tạp và cực kì nhạy cảm về mặt chính trị vẫn có thể đưa ra quyết định về các vấn
đề pháp lý quan trọng.
Phán
quyết góp phần khẳng định vai trò của luật quốc tế và tinh thần thượng tôn pháp
luật, và khẳng định rằng trước luật pháp, các quốc gia đều bình đẳng như nhau.
Image
copyrightPCA
Về
mặt nội dung, Tòa Trọng tài đã thiết lập các chuẩn mực pháp lý đối với các yêu
sách trên biển, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của UNCLOS và luật quốc tế
nói chung trong các tranh chấp về biển.
Tòa
cũng đã làm rõ các yêu sách vốn từ trước đến nay hết sức mơ hồ về mặt pháp lý
mà Trung Quốc duy trì tại Biển Đông, từ đó làm rõ phạm vi tranh chấp. Phán
quyết mở đường cho các nỗ lực tiếp theo để giải quyết tranh chấp Biển Đông một
cách hoà bình và công bằng nhất, thông qua các cơ chế song phương hay khu vực.
Mặc
dù phần lớn sự chú ý đều dồn vào các phần của phán quyết liên quan đến đường
chín đoạn và quy chế đảo, các vấn đề khác mà Toà xem xét như nghĩa vụ và trách
nhiệm pháp lý của Trung Quốc đối với các hành vi của ngư dân Trung Quốc trên
biển, đối với hành vi của các tàu chấp pháp Trung Quốc, đối với việc khai thác
tài nguyên thiên nhiên biển và bồi đắp đảo đe doạ đến môi trường biển, việc
Trung Quốc tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm, đều cung cấp cơ sở pháp lý
quan trọng để các quốc gia khác trên Biển Đông, chịu ảnh hưởng bởi các hành vi
này, có thể phản đối và có các biện pháp phù hợp.
2. Trung Quốc nói không chấp nhận phán quyết này và cho rằng
PCA không có quyền tài phán đối với tranh chấp trên Biển Đông, vậy điều gì sẽ xảy
ra sau vụ kiện này?
Trung
Quốc luôn tuyên bố không chấp nhận thẩm quyền của Toà trọng tài theo Phụ lục
VII, mặc dù theo quy định của UNCLOS, một khi quốc gia trở thành thành viên của
Công ước, quốc gia đó mặc nhiên đã công nhận thẩm quyền của các cơ quan tài
phán được thành lập theo Công ước, bao gồm Toà trọng tài.
Mặc
dù Trung Quốc không tham gia quá trình tranh tụng cũng như tuyên bố không chấp
nhận phán quyết của Toà Trọng tài, UNCLOS quy định một phán quyết của cơ quan
tài phán theo Công ước mang tính ràng buộc đối với các bên tranh chấp.
Điều này có nghĩa là Trung Quốc, với tư cách là thành viên của
Công ước có nghĩa vụ thực thi pháp quyết này. Việc Trung Quốc không thực thi
phán quyết đồng nghĩa với việc Trung Quốc vi phạm quy định của luật quốc tế.
Image
copyrightWEIBO
Tuy
nhiên, cần phải thừa nhận là luật quốc tế không có một cơ chế cưỡng chế bắt
buộc có thể áp dụng đối với quốc gia.
Nói
cách khác, trong trường hợp Trung Quốc nhất quyết không tuân thủ phán quyết của
Toà trọng tài, về lý thuyết, Philippines khó có một cơ chế cưỡng chế nào để ép
buộc Trung Quốc phải thực thi.
Tuy
nhiên, trên thực tế, trong lịch sử giải quyết tranh chấp quốc tế theo con đường
tài phán, rất hiếm có trường hợp nào mà các quốc gia lại chống đối hoàn toàn
phán quyết của một toà quốc tế.
Việc
tuân thủ có thể không diễn ra ngay lập tức và đầy đủ, nhưng về lâu dài, có thể
thấy phán quyết của toà có tác động quan trọng trong việc thay đổi hành vi,
thái độ của các quốc gia có liên quan và các quốc gia có xu hướng thực hiện các
hành động của mình theo hướng phù hợp với những gì mà toà quốc tế yêu cầu.
Đối
với vụ kiện này, Trung Quốc có thể sẽ không tuân thủ phán quyết ngay lập tức,
và các tuyên bố chính thức của Trung Quốc sẽ vẫn luôn khẳng định phán quyết
không ảnh hưởng gì đến mình.
Một
số chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ trở nên hung hăng hơn trên Biển
Đông như một cách để đáp trả lại phán quyết, ví dụ như tiếp tục đẩy mạnh cải
tạo đảo, thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ).
Tuy
nhiên, một số chuyên gia khác cũng có nhận định rằng đây có thể chỉ là phản ứng
ban đầu.
Về
lâu dài, khó có thể mong chờ Trung Quốc sẽ tuyên bố chấp nhận phán quyết, nhưng
dưới sức ép của các quốc gia có liên quan, cũng như của cộng đồng quốc tế dựa
trên phán quyết, Trung Quốc có thể sẽ dần có những điều chỉnh trong quá trình
đàm phán với các quốc gia khác trong khu vực.
Cần
lưu ý rằng Philippines cũng từng tuyên bố rằng quốc gia này xem vụ kiện là là
bước đầu tiên, chứ không phải biện pháp cuối cùng để giải quyết toàn bộ tranh
chấp Biển Đông một cách hoà bình.
Image
copyrightTWITTER
3. Việt Nam có thể tham khảo điều gì từ vụ kiện này trong trường
hợp muốn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông bằng
biện pháp pháp lý?
Trong
trường hợp Việt Nam muốn sử dụng biện pháp tài phán để giải quyết tranh chấp
với Biển Đông, vụ kiện này có một số vấn đề đáng lưu ý về khía cạnh pháp lý:
Thứ nhất, việc sử dụng bằng chứng trong
quá trình tranh tụng: Phán quyết của Toà có nhắc đến và xem xét rất nhiều bằng
chứng trước khi đưa ra kết luận.
Toà
đã làm rõ giá trị của các loại bằng chứng khác nhau, ví dụ như bằng chứng lịch
sử, bằng chứng từ hình ảnh vệ tinh, các khảo sát hàng hải, bản đồ địa lý v.v...
Toà
cũng từ chối xem xét một số bằng chứng do Philippines đưa ra và Toà cũng tìm
kiếm các bằng chứng một cách độc lập. Việc thu thập bằng chứng và sử dụng bằng
chứng như thế nào phục vụ các lập luận pháp lý là vấn đề quan trọng mà một quốc
gia khi tham gia trang tụng cần phải lưu ý để có thể đảm bảo xây dựng bộ hồ sơ
một cách tốt nhất.
Thứ hai, một vụ tranh chấp khi đưa ra
trước toà quốc tế sẽ phải trải qua một giai đoạn kéo dài vài năm để đi đến phán
quyết cuối cùng.
Vụ
tranh chấp này kéo dài ba năm, có thể được xem là tương đối ngắn so với thời
gian trung bình để giải quyết một tranh chấp trước toà (một vụ kiện trước Toà
án Công lý quốc tế - ICJ – có thể kéo dài đến hơn một thập kỷ).
Tuy
nhiên điều này đòi hỏi quốc gia tham gia phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi
mặt, nhân lực, chuyên môn, tinh thần để có thể theo đuổi vụ kiện một cách tốt
nhất, đặc biệt trong hoàn cảnh mà quốc gia bị kiện chắc chắn sẽ tạo rất nhiều
áp lực để chối bỏ giá trị của vụ kiện.
4. Phải chăng tòa không công nhận quyền lịch sử của Trung Quốc
ở Biển Đông nghĩa là cũng không công nhận quyền lịch sử của các nước khác, như
Việt Nam?
Cần
phải có sự phân biệt giữa các khái niệm pháp lý khác nhau: chủ quyền với đảo
(territorial sovereignty), quyền lịch sử (historic rights) và quyền chủ quyền
(sovereign rights).
Khái
niệm đầu liên quan đến việc xác định ai có chủ quyền đối với đảo (đất), hai
khái niệm sau liên quan đến quyền của quốc gia đối với việc sử dụng các nguồn
tài nguyên ở các vùng nước xung quanh các đảo (biển).
Vụ
kiện này không liên quan đến chủ quyền đối với các đảo, vì Philippines không
đưa vấn đề này ra trước Toà và bản thân Toà cũng không có thẩm quyền để giải
quyết vấn đề này.
Philippines
chỉ yêu cầu Toà bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng nước trên
Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử”.
Toà
tuyên bố rằng UNCLOS đã quy định một vùng biển có tên “vùng đặc quyền kinh tế”
có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và trong vùng biển này quốc gia
có “quyền chủ quyền”, tức là đặc quyền trong việc khai thác tài nguyên thiên
nhiên.
Sự
ra đời của vùng đặc quyền kinh tế và “quyền chủ quyền” đặt dấu chấm hết cho các
yêu sách dựa trên “quyền lịch sử” để yêu sách các vùng biển vốn thuộc quyền chủ
quyền của các quốc gia khác.
Như
vậy, Toà bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với các vùng biển
trên Biển Đông.
Việt
Nam chưa từng yêu sách “quyền lịch sử” đối với toàn bộ vùng biển ở Biển Đông.
Yêu
sách của Việt Nam đối với các vùng biển trên Biển Đông đều dựa trên cơ sở các
vùng biển như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo UNCLOS.
Lập
trường của Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đế chứng mình chủ
quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một vấn đề liên quan
đến chủ quyền đối với đảo, là vấn đề hoàn toàn khác.
Hơn
nữa, bản thân Toà Trọng tài cũng nói rõ các bằng chứng lịch sử để chứng minh
chủ quyền đối với đảo sẽ khác các bằng chứng lịch sử để chứng minh quyền lịch
sử đối với các vùng biển. Hai vấn đề này khác biệt nhau.
Vì
thế phán quyết của Toà Trọng tài không đồng nghĩa với việc Toà bác bỏ tuyên bố
chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
dựa trên các bằng chứng lịch sử, cũng như không bác bỏ tuyên bố của Việt Nam
đối với các vùng biển trên Biển Đông phù hợp với UNCLOS.
5. Tòa phán quyết ‘không cấu trúc’ nào ở Trường Sa được có
vùng đặc quyền kinh tế. Điều này có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt là những chi
tiết phán quyết dựa trên đặc điểm tự nhiên, không tính những gì Trung Quốc đã
xây cất thêm?
Tuyên
bố của Toà Trọng tài rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa có vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa là một điểm quan trọng và có ý nghĩa, dù có gây khá
nhiều bất ngờ cho giới quan sát (không phải vì nội dung của tuyên bố, mà vì Toà
đã chấp nhận tuyên bố một vấn đề, tuy quan trọng và cần thiết, nhưng không được
Philipppines yêu cầu).
Tuyên
bố này tác động không chỉ đối với Philippines và Trung Quốc là hai bên tranh
chấp, mà còn tất cả các quốc gia khác hiện có yêu sách đối với Trường Sa. Mỗi
quốc gia vì thế phải đánh giá tác động cụ thể của tuyên bố này đối với chính
sách của mình trên Biển Đông.
Image
copyrightXINHUA
Phán
quyết này góp phần bác bỏ hoàn toàn yêu sách Biển Đông của Trung Quốc dựa trên
"đường chín đoạn".
Điều
này là bởi vì mặc dù Trung Quốc chưa từng đưa ra một lời giải thích chính thức
nào đối với yêu sách đường lưỡi bò, các hành vi của Trung Quốc cũng như giới
học giả cho thấy Trung Quốc có thể dựa trên hai cơ sở chính là (i) quyền lịch
sử (đã bị Toà bác bỏ) hoặc(ii) đường chín đoạn là đường biên giới ngoài của các
vùng nước được tạo ra bởi các đảo trong quần đảo Trường Sa.
Với
việc tuyên bố rằng các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng
biển rộng tới 200 hải lý, và vì thế không thể có thể vùng biển rộng như đường
chín đoạn, Toà đã bác bỏ hoàn toàn mọi cơ sở mà Trung Quốc có thể dựa vào để
yêu sách đường chín đoạn.
Việc
Toà tuyên bố các thực thể địa lý chỉ có thể được xem xét dựa trên điều kiện tự
nhiên, cùng với tuyên bố rằng việc xây dựng, cải tạo đảo là làm trầm trọng
tranh chấp, đã khẳng định tính phi pháp của các hoạt động bồi đắp, xây cất đảo
của Trung Quốc.
Việc
Toà xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa chỉ có thể có tối đa một vùng
biển 12 hải lí cũng góp phần thu hẹp các vùng biển chồng lấn trên Biển Đông, vì
thế làm thu hẹp các vùng biển tranh chấp.
Dựa
vào phán quyết, các quốc gia liên quan có thể tiến hành xác định rõ ràng hơn
vùng biển nào là vùng biển có tranh chấp, để từ đó tiến hành đàm phán, phân
định hay khai thác chung nếu phù hợp.
Trong
quá trình Toà lý luận về quy chế đảo theo điều 121 UNCLOS, Toà cũng đã làm rõ
các yêu cầu pháp lý để một thực thể có thể được xem là đảo, đảo đá hay bãi nửa
nổi nửa chìm.
Phán
quyết vì thế tạo ra chuẩn mực pháp lý khách quan đối với điều 121 mà các quốc
gia khác có thể áp dụng trong các tranh chấp khác, ví dụ như đối với các thực
thể trong quần đảo Hoàng Sa, hay các thực thể trong tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Phán
quyết là một án lệ rất quan trọng không chỉ đối với việc giải quyết tranh chấp
ở Biển Đông mà còn đối với sự phát triển của luật biển quốc tế nói chung.
Đây
là lần đầu tiên một phán quyết của Toà quốc tế phân tích và làm rõ các điều
khoản quan trọng của UNCLOS như Điều 121, lần đầu tiên một toà quốc tế tuyên bố
một quốc gia vi phạm nghĩa vụ thiện chí theo Điều 300 UNCLOS.
Vì
thế, tác động của phán quyết chắc chắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi của tranh chấp
Biển Đông và sẽ là nguồn luật quan trọng để các quốc gia khác trên thế giới
tham khảo trong quá trình áp dụng UNCLOS và luật biển nói chung.