8978. LIỆU TRUNG CỘNG SẼ ĐÁNH VIỆT NAM?
Posted by adminbasam on 02/07/2016
Chu chi Nam và Vũ văn Lâm
1-7-2016
Từ
ngày tổng thống Hoa Kỳ Barak Obama viếng thăm Việt Nam đến giờ, tình hình Biển
Đông trở nên căng thẳng hơn, đến nỗi sau cuộc họp của các nước Đông Nam Á vừa
qua không ra được một thông cáo chung, ngoại trưởng Singapour định họp báo
chung với ngoại trưởng Trung cộng, nhưng vì bất mãn, nên đã bỏ về sớm.
Từ
đó có những người đưa ra nhiều giả thuyết, trong đó có giả thuyết Trung cộng sẽ
đánh Việt Nam, người khác thì đưa ra giả thuyết hoàn toàn trái lại.
Chúng
ta hãy cùng nhau xem xét vấn đề trên để có thể nhìn sự kiện sáng tỏ hơn:
I)
Giả thuyết cho rằng Trung cộng không đánh Việt Nam
Những
người đưa ra giả thuyết này viện một số lý lẽ như sau:
Trên
thực tế Việt Nam đã lệ thuộc Trung cộng, nếu nói gần thì Hội nghị Thành Đô năm
1990, nếu nói xa thì từ ngày Hồ chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam nổi lên cướp
chính quyền, đưa Việt Nam vào gông cùm cộng sản Nga – Tàu. Họ Hồ đã thản nhiên
tuyên bố: “Tôi không có tư tưởng gì cả, tư tưởng của tôi đã có Staline và Mao
nghĩ hộ”. Ngày hôm nay, con cháu họ Hồ cũng vậy, sẵn sàng gọi dạ, bảo vâng bởi
Trung cộng. Việt nam hiện nay đang ở vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ năm, như
chính ngoại trưởng cộng sản Nguyễn cơ Thạch tuyên bố sau Hội nghị Thành đô, mặc
dầu ông là ngoại trưởng vào lúc đó, nhưng không được tham dự hội nghị này, vì
yêu cầu của Trung cộng.
Giới
lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay chỉ là những thái thú của Trung cộng, sẵn
sàng làm bất cứ việc gì khi nước này đòi hỏi. Như hai Hiệp ước với Trung cộng
năm 1999, dâng cho Trung cộng gần 1000 km vuông đất liền ở vùng biên giới, và
với Hiệp ước năm 2000, dâng cả chục ngàn cây số vuông vùng biển. Ngày xưa với
Hiệp ước Thiên Tân thời Pháp thuộc, ảnh hưởng của Việt Nam ở vùng Vịnh Bắc bộ
là 60%, nay với Hiệp ước mới chỉ còn 45%, nhượng cho Trung cộng 15%.
Về
chính trị, kinh tế và văn hóa, bất cứ một quyết định chính trị nào cũng phải
được sự đồng ý của Bắc kinh, cán cân ngoại thương luôn có lợi cho Trung cộng,
hại cho Việt Nam, hàng năm cả 20 tỷ $; nước này có thể thuồn dễ dàng những hàng
bị tẩy chay trên thế giới, hàng độc hại, ô nhiễm sang Việt Nam, bằng đường
chính thức hay buôn lậu qua biên giới; người Tàu có thể qua nước ta một cách dễ
dàng, không cần visa, đấy là chưa nói đến những khu đất dọc theo biên giới hay
tại các địa điểm trọng yếu khắp nơi trong nước, từ nam chí bắc, được nhượng cho
Tàu cả hàng trăm năm. Có những nơi họ ngang nhiên đề bảng “Cấm người Việt Nam
lai vãng”; ngay cả người của chính phủ cũng không được vào, huống chi là dân
thường, như trường hợp ở Vũng Áng. Về văn hóa thì sách báo, phim ảnh được bày
bán đầy đường ở Việt Nam. Viện Khổng tử chỉ là một trung tâm tuyên truyền cho
chính sách bành trướng của Trung cộng.
Trước
tình trạng như vậy, nhiều người nghĩ rằng: “Vạ gì Trung cộng đánh Việt Nam cho
hao người, tốn của”. Những người này không phải là họ không có lý.
II)
Giả thuyết cho rằng Trung cộng sẽ đánh Việt Nam
Tuy
nhiên những người cho rằng Trung cộng sẽ đánh Việt Nam cũng đưa ra một số lập
luận, vừa dựa trên lịch sử, vừa dựa trên chính sách hiện nay của Tập cận Bình,
và nhất là họ dựa trên một số bài báo của một số cánh diều hâu trong quân đội
Trung cộng.
Thật
vậy, nếu chúng ta theo dõi tình hình chính trị Trung cộng từ năm 1979, tức là
ngày Đặng tiểu Bình trở lại nắm chính quyền, rồi chủ trương mở cửa, hiện đại
hóa nước Tàu, từ đó đến giờ, thì có một số điểm cần ghi nhớ:
Họ
Đặng khuyên đàn em hãy cố gắng chờ thời, một cách nín thở qua sông qua
câu nói “Thao quang, dưỡng hối” mà nhiều người biết đến. Về nội bộ, thì “Không
tố cáo lẫn nhau, nhất là đối với những người trong Bộ Chính trị và Ban Thường
vụ Bộ Chính trị”. Chính sách vừa quốc nội và hải ngoại này đã được Giang trạch
Dân và Hồ cẩm Đào tuân theo. Tuy nhiên từ ngày Tập Cận Bình kế vị Hồ Cẩm Đào
vào năm 2012 tới giờ thì hoàn toàn đi ngược lại.
Không
còn chính sách nín thở qua sông, mà là chính sách bành trướng, dương oai, dũng
võ ra nước ngoài, qua việc đề cao “Giấc mộng Trung quốc”, thiết lập Con đường
Tơ lụa, chính sách Đường Lưỡi bò, bành trướng để khống chế Biển Đông. Về quốc
nội, thì Tập cận Bình bỏ qua lời khuyên của họ Đặng, đưa Chu vĩnh Khang, Từ tài
Hậu và có thể ngay cả Giang trạch Dân ra tòa.
Từ
điểm đó, một số quân đội theo phái diều hâu, đã chủ trương một cuộc “Chiến
tranh Chớp nhoáng“ đối với Việt Nam. Họ đưa ra những luận cứ sau đây:
Đây
là một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, không phải là một cuộc chiến lâu dài, mục
đích là làm cho tiềm lực quân đội Việt Nam yếu đi.
Cần
dạy cho Việt Nam một bài học thứ nhì, vì nếu lâu ngày, Việt Nam sẽ lớn mạnh về
quân sự, vì vậy, cần phải vào lúc này, khi Việt Nam còn yếu về quân sự. Theo
họ, Cộng sản Việt Nam chỉ là “Phường ăn cháo, đái bát“ như lời của Đặng tiểu
Bình. Ngày hôm nay CSVN lấp ló theo tây phương, đang tìm cách “Thoát Trung“,
ngày mai khi mọc lông, mọc cánh, thì “Tìm cách chống Trung”.
Những
tướng lãnh theo cánh diều hâu, trong quân đội Trung cộng hiện nay, còn đưa ra
một kế hoặch cho “Cuộc Chiến tranh Chớp nhoáng“ này.
Theo
đó:
Chỉ
cần 200 máy bay, 100 hỏa tiễn, 10 tàu ngầm, và 20 sư đoàn đóng ở biên giới
phòng bất trắc, còn cuộc chiến chủ yếu là không quân, hỏa tiễn và hải quân.
Họ
dự đoán, Việt Nam hiện nay có vào khoảng 40 máy bay, 6 tàu ngầm, mấy chục hỏa
tiễn và 15 sư đoàn. Với cuộc không chiến và hải chiến chớp nhoáng, mà có thể
tiêu diệt được 1/3 lực lượng quân sự của CSVN, tức là tiêu hủy được vào khoảng
trên dưới 10 máy bay, 2 hay 3 tàu ngầm và 3 hay 4 sư đoàn, thì đã là quá thánh
công, dù giá phải trả có cao chăng nữa.
Họ
còn cảnh báo: Ngày hôm nay tình báo Trung cộng trải khắp Việt Nam, biết rõ đâu
là chỗ đóng quân, đâu là chỗ ẩn náu, mai sau lâu ngày CSVN sẽ di tản, không
biết đâu mà tìm.
Tất
nhiên, khi có ý định “Cho Việt Nam một bài học thứ nhì“, những tướng lãnh
cánh diều hâu, không phải là không nghĩ đến phản ứng của thế giới, nhất là của
Mỹ.
Theo
họ, khi “Chiến tranh Chớp nhoáng“ Việt-Trung xẩy ra, thì Mỹ sẽ phản ứng, như
việc tố cáo Trung cộng vi phạm luật lệ quốc tế, xây cất trái phép lên những hòn
đảo chiếm của Việt Nam, việc đang làm hiện nay. Mỹ có thể đi xa hơn, đó là dùng
không quân, hải quân tiêu diệt những căn cứ quân sự ở quần đảo Trường sa. Tuy
nhiên, Mỹ sẽ ngừng ở đây, theo lời tiên đoán của nhóm diều hâu. Chẳng khác nào
như trong lịch sử: Khi Kim nhật Thành tràn quân xuống Nam Hàn, thì Mỹ đổ bộ
quân vào năm 1950, đẩy lùi quân của họ Kim tới sông Áp lục, vĩ tuyến thứ 36,
rồi ngừng ở đó, không dám dùng nguyên tử đánh tiếp Trung cộng, như lời đề nghị
của tướng Mac Arthur, Tư Lệnh quân đội Hoa kỳ trong Chiến tranh Triều
Tiên.
Vấn
đề Trung cộng đánh hay không đánh Việt Nam, chúng ta không thể nhìn theo con
mắt hữu lý của lịch sử. Nếu theo trường phái hữu lý, thì Hitler không bao giờ
dám gây chiến với Anh, Pháp, Đệ Nhị thế Chiến không xảy ra, Trung cộng không
bao giờ dám cho Việt nam một bài học vào năm 1979, vì trước đó Cộng sản Việt
Nam mới ký một Hiệp ước hỗ tương quân sự với Liên Xô, theo đó “Nếu một trong
hai nước bị nước thứ ba tấn công, thì nước thứ hai phải có nhiệm vụ giúp đỡ
nước thứ nhất”. Hơn thế nữa lúc đó đang có cả mấy chục sư đoàn Liên Xô đóng ở
biên giới phía bắc Trung cộng, thế mà Trung cộng của Đặng tiểu Bình dám gửi
quân qua biên giới, “Dạy cho CSVN một bài học“.
Ngày
hôm nay, đánh hay không đánh Việt Nam, vấn đề nó không thuộc trường phái hữu lý
của lịch sử, mà nó tùy thuộc cá nhân của Tập cận Bình, mà ông này đã được nhiều
người ví với Hitler. Việc ví này không phải là không có lý do.
Việc
Tập cận Bình dám như Hitler gây ra Đại Chiến thế giới không thì không chắc,
nhưng rất có thể họ Tập dùng không quân và hải quân, làm một cuộc chiến tranh
chớp nhoáng, dạy cho CSVN bài học thứ nhì, như Đặng tiểu Bình, vì có một điều
trùng hợp là vào thời đó, họ Đặng đang tranh quyền khốc liệt với Hoa Quốc
Phong, ngày hôm nay họ Tập cũng đang tranh quyền khốc liệt với phe Giang trạch
Dân. Dùng ngoại chiến để tranh giành quyền hành, để giữ, củng cố quyền hành,
điều này xảy ra rất thường trong lịch sử Tàu.
Lịch
sử biết đâu chỉ là cái gì lập lại, tất nhiên nó không thể nào giống như hai
giọt nước, nhưng tương đối, nó có những khuynh hướng giống nhau.
Paris
ngày 01/07/2016