Cát Linh, phóng viên RFA
2016-06-30
Chính phủ Việt Nam tổ
chức họp báo vào ngày cuối cùng của tháng Sáu để công bố nguyên nhân gây ra
hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung và lan khắp các tỉnh thành
khác. Kết quả là Formosa Hà Tĩnh đồng ý đền bù 500 triệu đô la Mỹ, tương đương
11.500 tỷ đồng , kèm theo lời xin lỗi và hứa khắc phục.
Tại cuộc họp báo công
bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung chiều
30/6/2016 ở Hà Nội, chính phủ Việt Nam cũng cho chiếu một đoạn video với lời
phát biểu nhận lỗi của ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch hội đồng quản trị công
ty gan thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
AFP
Tuy nhiên, một vấn đề
được đặt ra sau khi nguyên nhân được công bố đó là vấn đề pháp lý của giấy phép
thành lập những nhà máy như Formosa có đúng quy trình pháp luật?
Sẽ
truy cứu trách nhiệm?
Sau gần ba tháng
người dân hoang mang về vụ việc cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung, đời
sống ngư dân miền biển bị đóng băng hoàn toàn, thì nguyên nhân đã được chính
phủ công bố trong phiên họp thường kỳ hàng tháng.
Giấy phép xả thải
Formosa là do ông Thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường ký tháng 12 năm 2015, mấy
tuần trước khi ông ấy nghỉ hưu. Hiện nay đang là một chủ đề mọi người bàn tán
để xem có truy cứu trách nhiệm của ông ấy hay không.
-LS Trần Vũ Hải
-LS Trần Vũ Hải
Bộ trưởng, chủ nhiệm
văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng trả lời trong phiên họp có sự tham dự của
đông đảo báo chí mà chúng tôi xin trích nguyên văn ở đây: “Những vi phạm và sự cố trong quá
trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh
là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4
tỉnh miền Trung chết bất thường.”
Luật sư Trần Vũ Hải,
thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cho biết hiện nay các luật sư đang nghiên cứu về giấy
phép nước xả thải của công ty Formosa:
“Giấy phép xả thải
Formosa là do ông Thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường ký tháng 12 năm 2015, mấy
tuần trước khi ông ấy nghỉ hưu. Hiện nay đang là một chủ đề mọi người bàn tán
để xem có truy cứu trách nhiệm của ông ấy hay không.”
Cũng theo luật sư
Trần Vũ Hải, sau các nghiên cứu và tiếp xúc các ngư dân ở Kỳ Anh, nhóm luật sư
được họ cho biết:
“Không có ai tham
khảo với họ về việc cấp giấy phép và kể cả khi khi giấy phép này được thực hiện
cũng không có ai thông tin với họ, là những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Cho
nên tôi cho rằng việc cấp giấy phép nước thải này là một quy trình trái pháp
luật. Vì theo luật Việt Nam, theo điều 201 của Luật tài nguyên nước thì khẳng
định thì đối với trường hợp cấp phép xả nước thải từ 10,000m3 trở lên thì phải
xin tham vấn cộng đồng, những người bị ảnh hưởng từ sản xuất hoặc kinh doanh.”
Theo lời luật sư Trần
Vũ Hải cho biết, các ngư dân ở thị xã Kỳ Anh đã gửi đơn khiếu nại lên Bộ trưởng
bộ tài nguyên môi trường.
Mơ hồ
Thảm họa quốc gia về
ô nhiễm môi trường đã hiển hiện qua sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven
biển miền Trung. Giới khoa học cho rằng đây là hậu quả của nhiều thập niên phát
triển kinh tế bằng mọi giá và xem nhẹ việc hủy hoại môi trường.
Liên quan đến quy
trình pháp lý cho các nhà máy có cơ cấu vận hành liên quan đến hoạt động xả
thải, vài ngày trước, trên trang Bauxite Việt Nam, Tiến sĩ Tô Văn Trường có
trình bày về quy trình cấp giấy phép của nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam.
Theo ông, nhà máy này đã không làm báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chỉ
làm bản cam kết bảo vệ môi trường. Mà như thế là trái luật.
Tuy nhiên, Luật sư
Trần Thu Nam, Phó chủ tịch liên đoàn luật sư Việt Nam cho biết cần phải xem xét
lại đánh giá này:
“Nói như thế thì
không đúng. Vì theo tôi được biết thì nhà máy đó có đánh giá tác động môi
trường và có giấy phép trong việc xây dựng hệ thống xả thải. Đánh giá họ là
thành lập mà chỉ có cam kết thì cần phải xem xét lại chứ không thể nói theo cảm
tính được.”
Giáo sư Lê Huy Bá,
nguyên viện trưởng Viện khoa học công nghệ và quản lý môi trường, Đại học công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trả lời BTV Gia Minh đài RFA ngày hôm qua cho
biết: “Tại Việt Nam hiện nay các nhà tư vấn nhiều lắm, mọc lên như nấm. Họ ganh
đua, tranh đua để nhận lấy các dự án ĐTM. Họ hạ giá xuống và khi nhận tiền (của
chủ đầu tư) thì phải nói cho suông. Nhận tiền của chủ đầu tư rồi nên nói cho
tốt chứ có ai nói không được đâu”.
Vì theo tôi được biết
thì nhà máy đó có đánh giá tác động môi trường và có giấy phép trong việc xây
dựng hệ thống xả thải. Đánh giá họ là thành lập mà chỉ có cam kết thì cần phải
xem xét lại chứ không thể nói theo cảm tính được.
-LS Trần Thu Nam
-LS Trần Thu Nam
Trước đây, ngay sau
khi xảy ra sự kiện Formosa Hà Tĩnh, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết cơ quan kiểm
tra xả thải và bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh đã ký một hợp đồng với trung tâm đo
đạc của Formosa để cho trung tâm này cung cấp số liệu về nước thải. Điều này được
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh ví von là “giao trứng cho ác.”
Theo nhận định của
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh và giáo sư Lê Huy Bá cùng với lời phát biểu của luật sư
Trần Thu Nam về Formosa và nhà máy giấy Lee&Man, phải chăng vấn đề cấp giấy
phép cho những nhà máy xả thải là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm
môi trường và gây thiệt hại cho đời sống người dân? Và khi khủng hoảng môi
trường xảy ra, sau khi nguyên nhân phải được công bố, thì môi trường và người
dân vẫn chính là những chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Câu hỏi này đã được
chính Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, người trực tiếp chỉ đạo
điều tra nguyên nhân vụ việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, trả lời
trong cuộc phỏng vấn dành cho Vnexpress. Ông nói và chúng tôi xin được trích
nguyên văn như sau: “Đã đến
lúc chính sách thu hút đầu tư của chúng ta phải có lựa chọn. Chúng ta không thể
để tình trạng chấp nhận ngành công nghiệp thép hay bất cứ ngành công nghiệp nào
có nguy cơ ô nhiễm mà phải đánh đổi môi trường. Đó là trách nhiệm của chính
quyền, không chỉ vì sinh mạng của người dân bị đe dọa mà còn vì tương lai lâu
dài của cả quốc gia.”