TÌM HIỂU NGUỒN GỐC
CHÁNH TỰ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
“Hay
là sự nên hình của chữ quốc ngữ”.
(tt và hết)
***:
VÀI THÔNG TIN CẦN ÍCH VỀ CHỮ QUỐC NGỮ.
1-
Chúa Nguyễn Phúc Lan ra lệnh trục xuất giáo sĩ Alexandre de Rhodes và đe dọa sẽ
xử tử những ai còn dám đưa giáo sĩ tới. Ngày mồng 3-7-1645 ông từ biệt Đàng
Trong để về Macao .
Ông
viết trong nhựt ký hành trình: "Xác
tôi rời bỏ Đàng Trong và Đàng Ngoài, nhưng thực ra lòng tôi vẫn quyến luyến cả
hai nơi, và tôi chắc rằng không bao giờ lòng tôi lại quên được hai Xứ
này".
2- Việt Nam Cộng Hòa đặt tên đường Hàn Thuyên đối
diện với với đường Alexandre
de Rhodes (qua đường Thống Nhất- nay là đường Lê Duẫn) ở trước cửa Dinh Độc Lập
là rất có ý nghĩa vậy. Bởi vì Ông Hàn Thuyên là người rất có công với chữ Nôm,
còn Ông Alexandre de Rhodes lại là người rất có công với chữ quốc ngữ.
2.1- Ông Nguyễn Thuyên (sinh 1229 tại xã Lai Hạ,
Huyện Lương Tài, Tỉnh Bắc Ninh- Không rõ năm mất). Đỗ Tiến Sĩ năm 1247, làm
quan đến chức Thượng Thư Bộ Hình đời vua Trần Nhân Tông. Ông là người rất giỏi
chữ Nôm.
Theo Đại Việt Sử Ký toàn thư thì khi quân Nguyên xâm
lược nước ta lần thứ 2 (1282) có cá sấu đến sông Lô rất nhiều. Vua truyền ông
làm bài văn tế cá sấu ném xuống sông. Cá sấu đi mất, vua xem việc nầy giống như
việc ông Hàn Dũ (768-824 “bên Tàu”) làm bài văn đuổi cá sấu. Vua lấy tích nầy
ban cho ông họ Hàn. Ông là người có công lớn trong việc phát triễn và phổ biến
chữ Nôm trong nước.
2.2-
Tháng 10 năm 1619, giáo sĩ trẻ tuổi Đắc Lộ đặt chân lên miền đất thuộc Ấn Độ.
Lúc đó ngài thông thạo ba tử ngữ và ba sinh ngữ. Tạm gọi là ba tử ngữ, nhưng
thực ra là ba ngôn ngữ cổ: đó là tiếng Do Thái, tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh. Trong
chương nhất cuốn Văn phạm của ngài, khi bàn về các phép các âm vận, giáo sĩ Đắc
Lộ đã so sánh tiếng Việt với tiếng Do Thái hai lần, với tiếng Hy Lạp mười một
lần và với tiếng La tinh năm lần. Về sinh ngữ, giáo sĩ thông thạo tiếng Pháp, sau
đến tiếng Ý (là tiếng nói trong thủ đô Giáo hội La Mã) và cuối cùng là tiếng Bồ
Đào Nha. Bởi vậy cũng trong chương nhất cuốn Văn phạm Việt ngữ, ngài đã nhắc
đến những ngôn ngữ đó, nhất là tiếng Bồ và tiếng Ý. Người ta nhận thấy rằng tuy
tiếng Pháp có thể gọi là tiếng mẹ đẻ của ngài, song trong công cuộc truyền giáo
ngài ít có dịp dùng tới: các văn từ, đơn khế thường được thảo hoặc bằng tiếng
La tinh hay tiếng Ý, đa số bằng tiếng Bồ Đào Nha.
…..Giáo
sĩ Đắc Lộ tỏ ra không thông thạo chữ Hán, chữ Nhật và chữ nôm điều đó sau này
có lẽ chỉ đưa lại ích lợi cho chúng ta.
Mặc
dầu giáo sĩ có lẽ không viết được Hán tự, song ngài có thể tạm nói được tiếng
Trung Hoa (và có lẽ cả tiếng Nhật). Tắt một lời, trong cuốn Văn phạm chúng tôi
kể ở trên, ngài đã có lần so sánh các âm vận Nhật ngữ và Hoa ngữ với Việt ngữ.
Với
tiếng Việt, hình như ngài đã sinh ra để học nói và học viết. Quả vậy, khi ngài
vừa bước xuống đất liền ở cửa Thuận Hóa, cảm tưởng đầu tiên của ngài đối với
tiếng Việt, là một cảm tưởng đẹp đẽ. Ngài viết:
“Vừa tới miền Nam và nghe người bản xứ
nói với nhau, nhất là phụ nữ, thì tôi tưởng như được nghe chim líu lo hót, đồng
thời tôi tưởng không bao giờ có thể học được thứ tiếng đó”.
Thật
vậy, khi đọc kỹ quyển Văn phạm của giáo sĩ Đắc Lộ, người ta thấy tác giả, trong
khi nghiên cứu âm vận Việt ngữ, đã không bị ám ảnh bởi một hình ảnh độc tôn
nào. Với tinh thần phổ quát, với sự hiểu biết nhiều ngôn ngữ cổ kim, có thể
nói ngài là con người quốc tế. Như trên, chúng tôi đã nói ngài biết tiếng
Do Thái, tiếng Hy Lạp, tiếng La tinh, ngài còn biết tiếng Pháp, tiếng Ý và
tiếng Bồ Đào Nha. Bởi thế, với ý chí đi tìm sự thật và sự ích lợi cho người
Việt Nam, ngài đã đem tất cả những kiến thức về các ngôn ngữ ấy để tìm ra cách
ghi âm vận cho tường tận, xác đáng, tỉ như:
Q thì
đọc như tiếng La tinh trong QUA hay QUI.
X
thì đọc như tiếng Bồ, hoặc như Sc của tiếng Ý.
R
không đọc cuồn cuộn như tiếng Bồ, song đơn như tiếng Ý.
PH
đọc như chữ PHI trong tiếng Hy Lạp.
U
đọc như tiếng La tinh.
B
đọc như chữ Bêta Hy Lạp, nhất là như chữ Beth Do Thái.
NG
đọc như Ngaðn của tiếng Do Thái…
Dấu
sắc, huyền, ngã lấy trong dấu sắc, huyền, ngã Hy Lạp, dấu nặng lấy ở chữ iota
dưới, còn dấu hỏi thì lấy ở chấm hỏi La tinh. Riêng về Pháp ngữ chúng tôi không
thấy tác giả đề cập tới một cách tỏ tường, mà thực ra, âm vận Việt ngữ thích
hợp với âm vận La ngữ và mấy tiếng trực thuộc La ngữ như Ý, Bồ hơn là Pháp, trừ
trường hợp chúng tôi đã trích ở trên về chữ sang.
Bởi
thế, theo thiển ý chúng tôi, thì đây là một trong lý do chính làm cho công cuộc
phiên âm của giáo sĩ Đắc Lộ đạt tới kết quả và là kết quả bền bỉ, bất chấp cả
thời gian. Tác giả không trói buộc mình vào một hệ thống nào riêng biệt, một
ngôn ngữ nào độc tôn, trái lại căn cứ vào cách phát âm đặc biệt của Việt ngữ,
ngài đã tìm trong hết các ngôn ngữ mà ngài được biết ngõ hầu ghi cho xác đáng.
Nếu tiếng này không phù hợp thì ngài dùng đến tiếng kia, nếu âm vận ngôn ngữ
này xem ra phiền toái, thì ngài không ngần ngại cầu cứu đến ngôn ngữ khác, mặc
dầu ngôn ngữ ấy không phải ngôn ngữ riêng của ngài, tiếng mẹ đẻ của ngài. Quả
thật, con người quốc tế, tinh thần quốc tế đã giúp ngài rất nhiều và vì thế
công cuộc đã thành tựu và như trên chúng tôi đã nói, sẽ thành tựu lâu bền.
3-
Để kết luận, trước hết chúng tôi phải thú thực rằng việc nghiên cứu về chữ quốc
ngữ trong các tác phẩm của giáo sĩ Đắc Lộ mới còn trong thời kỳ phôi thai. Tuy
nhiên, chúng ta cũng đã nhận ra mấy điểm chủ chốt sẽ quy hướng mọi công cuộc
tìm tòi sau này, và đó cũng là điều cho chúng ta xem thấy rõ những thiếu sót
hay sai lầm thường gặp trong mấy sách giáo khoa hoặc khảo cứu vội vàng về chữ
quốc ngữ của giáo sĩ Đắc Lộ. Vậy căn cứ vào những tài liệu viết tay cũng như
sách in kể ở trên, chúng ta có thể biết về việc thành lập chữ quốc ngữ những
chi tiết sau đây:
3.1-
Sự thành hình Việt ngữ phiên âm đã nằm trong một tình trạng chung, đó là chí
hướng phiên âm các tiếng tượng hình tại Á châu vào thế kỷ XVI-XVII. Thực ra,
người ta đã thấy công cuộc ấy được thực hiện trong Nhật ngữ và Hoa ngữ. Riêng
về Hoa ngữ phiên âm, trước chúng ta gần nửa thế kỷ, người ta đã sáng chế ra các
ký hiệu để ghi các thanh.
3.2-
Không kể công cuộc dùng mẫu tự La tinh để phiên âm những tiếng kể trên, trước
giáo sĩ Đắc Lộ, tại Việt Nam đã có những ướm thử, những dò dẫm, những việc sơ
khởi phiên âm Việt ngữ, như chúng ta đã thấy những tài liệu vào năm 1631, 1645
và như hai tác phẩm của hai giáo sĩ người Bồ nay nguyên bản đã thất lạc, song
giáo sĩ Đắc Lộ đã sử dụng để soạn quyển Tự điển Việt-Bồ-La của ngài.
Ông
đã đạt tới đích, nhờ vào năng khiếu đặc biệt của ông trong vấn đề hiểu biết các
sinh ngữ cũng như tử ngữ, và nhờ vào tinh thần có thể nói là của một công dân
quốc tế của ông, nhờ vào trí óc không lệ thuộc vào một hệ thống từ ngữ nào của
ông, nghĩa là không bắt Việt ngữ lệ thuộc vào một khuôn khổ ngôn ngữ nào, song
khai thác hết khả năng của những từ ngữ khác, nhất là bằng vào trực giác sâu
sắc nhất của ông về các âm thanh không những chung cho cả nước, song riêng cho
từng miền, từng địa phương.
Ở
nước ta, chữ Nôm và chữ viết theo mẫu-tự La-tinh đều là hai lối viết lên dọng
nói của tiếng ta, vì thế cùng là viết quốc-ngữ cả. Nhưng chỉ vì một biến cố
lịch-sử không có ở Tàu ở Nhật, mà tình-trạng thay đổi như ta thấy ngày nay. Số
là sau khi chính phủ bảo-hộ và thuộc-địa bãi bỏ chữ Hán và lấy tiếng Pháp thay
vào đó làm ngôn-ngữ hành-chính và văn-hóa, lấy ngôn-ngữ của người bảo-hộ mới để
thay cho chữ viết của người đô-hộ cũ, thì chữ Hán không còn phải là con đường
tiến-thân ở Việt-Nam nữa. Chữ Nôm vì quá tùy-thuộc vào chữ Hán, lại trước đó
cũng chẳng được trọng-dụng như chữ Hán, cho nên cũng theo đó mà lu mờ đi, cho
nên chỉ còn có lối viết theo mẫu-tự La-tinh là được gọi là quốc-ngữ mà thôi. Đã
thế vào đầu thế-kỷ XX lại có một số sĩ-phu có tên tuổi đứng ra cổ-võ cho chữ
quốc-ngữ ấy, vì thấy nó tiện lợi và dễ học hơn chữ Nôm. Và họ đã thành công.
Ngày nay là gần một thế kỷ sau đó, chúng ta đã quá quen dùng chữ quốc-ngữ rồi,
văn-chương của tiền-nhân hầu hết cũng đã chuyển sang chữ quốc-ngữ, rồi các sáng
tác văn-học, khoa-học, thư-tín và giấy tờ hành-chính đều viết bằng chữ quốc-ngữ
cả. Cho nên có lẽ không còn ai chủ-trương phải trở về chữ Nôm nữa: nó thật là
thần-tình, nhưng vẫn còn nhiều khuyết-điểm và chưa được ấn-định cho chính-xác.
4-
Nguyễn Trường Tộ và chữ quốc ngữ.
Ông
Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) là một người yêu nước, một nhà thông thái và cải
cách, dâng nhiều bản điều trần để canh tân đất nước. Thế kỷ 19 thì chữ quốc ngữ
đã lớn mạnh và bản thân ông là tín đồ Thiên Chúa Giáo nhưng ông cũng không cái
duyên với chữ quốc ngữ.
Đề-nghị
của ông về chữ viết của nước ta được trình bày rõ ràng trong điều thứ 4, khoản
thứ 5 của Tế cấp bát điều (Tám việc cần làm gấp), về việc dùng quốc-âm.
Sử
gia Trương Bá Cần đã nêu lên: Nguyễn Trường Tộ là người công giáo. Ông thừa
biết rằng chữ quốc ngữ, theo mẫu tự La tinh, được sử dụng phổ biến trong giới
công giáo từ thế kỷ 17-18, là một mẫu tự đơn giản và dễ học hơn “chữ Hán quốc
âm” nhiều.
Nhưng
ông không đề nghị lấy chữ Quốc ngữ làm chữ viết cho cả nước. Ông giải thích
điều đó: “Chả lẽ nước ta không có ai giỏi có thể lập ra một thứ chữ để viết
tiếng ta hay sao? Vì ta dùng chữ Nho đã lâu nên không cần thay đổi tất cả, sợ
làm cho người ta lạ tai lạ mắt”.
Ông
cũng không nói gì đến chữ Nôm là chữ Quốc âm được thành hình từ thời Phùng Hưng
(Bố Cái Đại Vương) thế kỷ thứ 8, và phát triển với Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố,
Chu Văn An, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu.. . Chữ Nôm cũng được
sử dụng rộng rãi trong giới công giáo từ thế kỷ 17-18.. .Chữ Nôm đúng ra cũng
còn phức tạp.
Sau
khi nêu ra cái tai hại của lối học khoa cử và lối văn chương chơi chữ, ông đề
nghị dùng “chữ Hán quốc âm”, đại khái như sau: “Tôi tính quốc âm ta ước chừng
hơn một vạn tiếng, trong đó chỉ có lối ba ngàn tiếng không thể viết như chữ
Hán. Trường hợp đó ta dùng những chữ Hán tương tự rồi thêm hiệp vần vào một bên
mà thôi. Đó gọi là “chữ Hán quốc âm” (...) Như vậy người học sau này chỉ học
mặt chữ thôi, không phải tốn nhiều công phu học cái tiếng chẳng phải Hán chẳng
phải ta.
Về
cái tiện lợi của chữ Hán quốc âm, ông giải thích: “Nay ta không có chữ viết riêng
mà chỉ dùng chữ nho để viết thay. Về phát âm đã không theo đúng giọng Trung
Quốc cũng không phải tiếng phổ thông của nước ta. Người mới học phải thuộc mặt
chữ bằng mắt lại phải vận dụng trí nhớ để nhớ những phát âm lạ tai. Âm vận của
thứ chữ này chỉ có ai học mới biết, không học thì nghe cũng như vịt nghe sấm mà
thôi. Thế có phải phí hơn một nửa công phu trí óc không? Nay nếu học sách quốc
âm, học sinh ở nhà đọc đàn bà con nít nghe cũng hiểu, như vậy tuy không đi học
mà cũng học được. Hơn nữa nếu dùng quốc âm thì lúc nhỏ đã có cha mẹ dạy, lớn
lên đi học chỉ học nét viết mà thôi. Thế có phải giảm bớt được một nửa công phu
không ?’’.
Đề
nghị cụ thể của ông như sau: “Vậy xin dùng chữ Hán làm mẫu, lựa âm của chữ nào
hợp với âm tiếng ta, nhất định không thay đổi thì đọc như tiếng ta không cần
giải nghĩa. Chữ nào có âm gần giống tiếng ta thì thêm nét phụ vào rồi đọc ra
tiếng ta. Ngoài ra gộp hết tiếng ta lại chia thành môn loại, làm tự điển, trước
tiên ban hành trong các cơ quan chính quyền và trường học cho người học dễ dàng
sử dụng (...) Còn các nhà văn ai muốn dùng chữ Hán theo âm nho tùy ý nhưng
trong công việc làm thì phải dùng thứ chữ Triều đình đã ban hành. (...) Bây giờ
ta cứ lấy chữ Hán chuyển đọc ra quốc âm, không cần học nghĩa, thế cũng vẫn dùng
chữ Hán có gì mà không được? Thí dụ như chữ “Thực phạn’’ thì đọc là “ăn cơm’’,
hoặc viết chữ “ăn cơm’’ thay chữ “Thực phạn”.
Thiết
tưởng không cần dài dòng về vấn đề đó, vì tuy đề nghị có lý sự rõ ràng, nhưng
những người được đọc lại không muốn theo, dù có người muốn theo, nhưng cũng
chưa ai làm cả. Rất có thể là đề nghị đó cũng chỉ là “mách qué” đối với những
người trọng Nho như vua tôi nhà Nguyễn. Thiết tưởng cũng nên nhắc lại rằng
cách-thức đó đã sinh ra “chữ Hán quốc âm” của người Nhật-bản: thí dụ họ viết chữ
“nhân” (người) rồi đọc ra tiếng Nhật là “hito” hay đọc theo âm Hán là “jin”,
viết chữ “mộc” (cây) rồi đọc ra tiếng Nhật là “ki’’ hay đọc theo âm Hán là
“moku’’.
4-
Chữ quốc-ngữ và chữ Nôm
Chữ
Nôm và chữ quốc-ngữ là hai lối viết tiếng Việt, một lối theo mẫu người Tàu, một
lối theo mẫu người Tây. Thực ra cũng không phải người Tây sáng chế ra lối viết
theo mẫu-tự như thế, nhưng họ cũng là học lại của người miền Trung-Đông thời
Thượng-cổ. Và hiện nay cũng có nhiều dân-tộc trên thế-giới dùng lối viết theo
mẫu-tự.
Chữ
Nôm đã “vang bóng một thời’’, nó kết tinh nỗ-lực của ông cha ta trong mươi
thế-kỷ để thiết-lập một nền văn-hóa Việt-Nam có bản-sắc riêng, tuy có chịu
ảnh-hưởng của văn-hóa người Hán tộc, lại muốn có vốn để “đi ăn riêng’’, nhưng
còn gặp nhiều khó khăn. Chữ quốc-ngữ là do ảnh-hưởng của người Âu-châu, nhưng
đã giúp cho người mình thực-hiện được cái ý muốn độc lập đó.
Ngày
nay ta không dùng chữ Nôm trong đời sống thường nhật, và cũng không thấy có dấu
nào nói lên rằng dân ta muốn trở lại dùng chữ Nôm, vì thực ra cũng có nhiều cái
bất tiện, lại tốn công, tốn của, tốn thì giờ. Tuy vậy đó vẫn là kho tàng
văn-hóa không thể bỏ qua, mà trái lại cần được bảo-tồn. Đó là chương-trình của
Viện Nghiên Cứu Hán-Nôm và của cơ-quan “Vietnamese Nôm Preservation Foundation’’.
Trong việc sưu tầm sách vở chữ Nôm thời xưa, xem chừng còn ít người biết và để
ý đến số sách Nôm do người công-giáo đã biên soạn trong hơn ba thế-kỷ. Điểm
quan-trọng của số sách này là ở chỗ nó cho ta biết khi bắt đầu tiếp-xúc với
tư-tưởng người Âu, thì các ý-niệm và quan-niệm của Tây phương được chuyển sang
tiếng Việt như thế nào.
Như
đã nói trên đây, tự-vị Taberd, cũng như tự-vị của Pigneaux de Béhaine, có cái
sáng-kiến hay của nó, là vừa có đối chiếu chữ quốc ngữ với chữ Nôm, vừa có cách
thức thuận tiện để chuyển từ loại chữ này sang loại chữ kia. Vì xếp theo thứ-tự
các mẫu-tự Latinh, nên ta biết đọc thế này thì phải viết làm sao. Ngược lại,
muốn biết chữ viết thế này phải đọc làm sao, thì đã có bảng xếp các chữ theo
các bộ chữ Hán. Cho nên từ sau đó các tự-vị chữ Nôm đều tiếp nhận cái sáng-kiến
ấy.
Tự-vị
Taberd đã góp phần vào việc định hình cho chữ quốc-ngữ ta dùng bây giờ, và còn
giúp ta trong việc nghiên-cứu chữ Nôm. Cho nên nó đáng được một chỗ đứng trong
lịch-sử phát-triển văn-hóa Việt-Nam.
nhưng Đắc Lộ đã cho biết: "Tôi vận dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d'Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d'Amiral làm cuốn Annamiticum - Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum - Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi vận dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y.".
nhưng Đắc Lộ đã cho biết: "Tôi vận dụng công việc của các giáo sĩ khác cũng thuộc Dòng Tên, nhất là của Gasparo d'Amiral và Antonio Barbosa. Cả hai ông nầy, mỗi ông đều làm một cuốn tự điển. Ông Gasparo d'Amiral làm cuốn Annamiticum - Lusitanium; ông Antonia Barbosa làm cuốn Lusitanum - Annamiticum. Nhưng tiếc rằng cả hai ông đều chết sớm. Tôi vận dụng công việc của cả hai ông viết ra cuốn tự điển mới, có chua thêm tiếng La tinh, mục đích để giúp người bản xứ học tiếng La tinh theo lệnh của các đức hồng y.".
5-
Sau khi chiếm được Việt Nam
thì thực dân Pháp chia nước ta làm ba kỳ: Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Nghị
định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống
đốc Nam Kỳ Lafont ký và ban hành. Đến ngày 01-01-1882 chính
quyền Pháp buộc Nam Kỳ (lúc đó là xứ thuộc địa của Pháp) phải dùng chữ quốc ngữ
trong hành chánh. Việc bắt buộc nầy có liên quan đến nhiều vấn đề, một trong
những vần đề đó là làm cho chữ quốc ngữ phát triễn hoàn chỉnh nhanh chóng và
mạnh mẽ hơn.
@@@
Lời
cuối: BBT tham khảo từ nhiều nguồn nhưng đặc biệt là từ trang web vietcatholic
(số bài của ông Nguyễn Khắc Xuyên và một số tác giả khác về chữ quốc ngữ) để
đúc kết thành bài trên. Có phần thì rút gọn, có phần thì giữ nguyên văn, có chổ
ghi lại suy luận của BBT cho phù hợp với trọng tâm bài viết…Nếu bạn đọc thấy có
điều chi chưa tin tưởng cần kiểm tra lại hay bổ cứu thêm xin vui lòng vào trang
web trên để xem xét.
Nay
kính.
BNS THÔNG LIÊN số 57 ra ngày 29-12-2011.