Trang

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

108. ĐỨC TIN KÝ SỰ 2. KỲ 09.


NGÂN HÀNG CÂU HỎI.
Câu một:
Khối Nhơn Sanh lấy văn bản Hội Thánh làm gốc. Đạo Lịnh 01/1979 lập ra HĐCQ. Vậy sao KNS lại bảo HĐCQ hiện nay là chi phái?. Nếu bảo HĐCQ là chi phái thì mâu thuẩn với ĐL 01/1979.
Hồi đáp.
KNS lấy văn bản Hội Thánh làm gốc nên mới công khai trước toàn đạo và thế giới rằng: cùng một danh hiệu HĐCQ nhưng chia làm 02 thời kỳ khác nhau: HĐCQ còn trong mạng lịnh Hội Thánh đến ngày 09-05-1997. Sau ngày 09-05-1997 HĐCQ xin pháp nhân để thành một chi phái.

Nhưng HĐCQ rất gian xão nên trên văn bản hành chánh họ vẫn dùng mẫu văn bản của Hội Thánh Cao Đài mới lừa gạt được người thiếu hiểu. KNS cũng ghi nhận từ thực tế và báo chí rằng có nhiều người, nhiều tổ chức hay quốc gia hiểu rất rõ sự gian dối của chi phái HĐCQ quốc doanh lập năm 1997 nầy nhưng do quyền lợi của họ nên họ vẫn GIẢ ĐÒ không biết. Họ không phải bị gạt mà lờ đi sự thật nầy.
A/- CHỨNG CỨ TỪ TÔN GIÁO.
I/- TỪ PHÁP LUẬT TÔN GIÁO.
1/- Đạo Lịnh 01/1979 viết: Hội Thánh ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ lập một Cơ quan hành Ðạo duy nhứt tại Tòa Thánh là: Hội Đồng Chưởng Quản CỦA Hội Thánh Đại Đại Tam Kỳ Phổ Độ.
...Hội Đồng Chưởng Quản hành Ðạo theo nguyên tắc Dân chủ tập trung, cá nhân phụ trách, chấp hành nghiêm chỉnh và đứng đắn Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Giáo pháp Chơn truyền của Ðạo và các biểu quyết của Hội Thánh về mặt Ðạo, lập các Ðạo Lịnh, Thông Tri, Huấn Lịnh, chỉ đạo chư Chức sắc Nam Nữ làm nhiệm vụ giáo hóa và phổ  độ nhơn sanh trên đường Ðạo và đường Ðời.
(Chữ CỦA thể hiện Hội Thánh là chủ và HĐCQ là cấp dưới Hội Thánh. HĐCQ không phải là Hội Thánh. HĐCQ không có quyền đi xin pháp nhân với danh hiệu mới theo hiến chương 09-05-1997).
2/- So sánh danh hiệu hiến chương 1965 và hiến chương 1997.
2.1/- HIẾN CHƯƠNG 1965.
Có tư cách Trung Ương”.
Chương I:      Danh hiệu – Huy hiệu  – Đạo kỳ.
Điều thứ 1. - Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, gọi tắt là (Đạo Cao Đài).
Điều thứ 2.- Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Chương  XII: Thống nhất.
Điều thứ 27. - Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên.
Lập tại TÒA THÁNH TRUNG ƯƠNG.
Ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn. (21-01-1965 dl.)
2.2/-  HIẾN CHƯƠNG 1997.
“HĐCQ dù ở tại Tòa Thánh vẫn là chi phái”.
Chương I : Danh hiệu – Huy hiệu – Đạo Kỳ - Trụ sở.
Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
Hiến Chương nầy gồm: Lời Nói Đầu, 09 Chương và 36 Điều, được Đại Hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh họp tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 5-4-1997 biểu quyết nhất trí thông qua.
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh
Hội Đồng Chưởng Quản.
*/- Đối chiều điều 01 của hai hiến chương:
+ Hiến chương 1965 danh hiệu  đầy đủ 06 chữ, gọi tắt có 03 chữ.
+ Hiến chương 1997 danh hiệu đầy đủ 10 chữ, gọi tắt có 05 chữ.
*/- Tư cách Trung Ương.
HC 1965 có tư cách Trung Ương  ngay trong Hiến Chương và cuối Hiến Chương. 
HC 1997 của HĐCQ không có tư cách Trung Ương; chữ trung ương không xuất hiện lần nào. Hiến Chương 1997 không có mạng lịnh Hội Thánh và không có tư cách trung ương nên là chứng cứ để kết luận: HĐCQ dù ở tại Tòa Thánh vẫn là một chi phái đang chiếm Tòa Thánh.
3/- Theo Đạo Nghị Định thứ 8 ngày 25-08-1934.
Ðiều thứ nhứt: - Những Chi Phái nào do bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo.
Theo qui định trên nếu chi phái nào không có mạng lịnh Hội Thánh đều là bàng môn tả đạo. Chi phái 1997 không trình được mạng lịnh Hội Thánh nên là bàng môn tả đạo.
 (Lưu ý rằng HĐCQ không phải là Hội Thánh)
II/- TỪ THỂ PHÁP TÔN GIÁO.
1/- Chức sắc Thiên phong theo Pháp Chánh Truyền qui định:... nên trước khi thọ sắc phải do nơi Đức Giáo Tông cùng Thầy mới đặng.
Do vậy nên chức sắc của ĐĐTKPĐ khi cầu phong do nơi cơ bút mà có Thánh danh. Khi cầu thăng cũng do nơi cơ bút mới chính danh. Cho nên mới xứng đáng là chức sắc thiên phong.
Chứng cứ thiên phong mới chính danh:
Đại Hội Nhơn Sanh mở ngày 16-10-Giáp Dần (29-11-1974) bế mạc 20-12-Giáp Dần (31-01-1975) tính ra hội hơn 02 tháng đã thông qua danh sách cầu phong cầu thăng. Sau đó Hội Thánh, Thượng Hội cũng đã thông qua; nhưng cho nên đến ngày ngưng cơ bút cầu phong, cầu thăng (31-01-1978) vẫn chưa đưa ra cung Đạo. Vì vậy các vị Lễ Sanh chưa có thánh danh. Các vị cầu thăng cũng chưa chính thức nhận được phẩm mới... (khi mất làm theo hàng phẩm trước khi đi cầu phong, cầu thăng).
2/- Chức sắc chi phái.
Chức sắc chi phái của ông Nguyễn Thành Tám lãnh đạo hiện nay do bốc banh mà có thánh danh. Chi phái nầy ra chợ mua sáu (06) trái banh (loại đánh bóng bàn) đem ra sơn màu vàng, xanh, đỏ bỏ vào cái chuông rồi đem vào cung đạo thay cho cơ bút.

Ông Ác cầm trái banh bằng tay trái ngay trước Đền Thánh
Chi phái nầy đâu dè rằng Hội Thánh bố trí ông Ác cầm trái banh ngay trước Đền Thánh.
Chi phái của ông Nguyễn Thành Tám hiện nay xác định rằng họ làm theo Tân Luật và Đạo Luật Mậu Dần (1938). Vậy chúng tôi xin lấy chính lời của chi phái để phân tích rõ ràng trước công luận.
Tân luật ban hành ngày 01-06-1927. Lúc đó Thầy chưa dạy về 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh nên Tân Luật không đề cập đến.
Ngày 23 Décembre 1931 Thầy giáng cơ tại Thảo Xá Hiền Cung dạy đầy đủ về 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh. (TNHT Q2 trang 83. Bản 1963).
Sau Đại Hội năm Đinh Sửu (1937) Hội Thánh soạn Đạo Luật Mậu Dần (1938); qui định thăng thưởng chức sắc Cửu Trùng Đài phải qua 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh nhưng không ghi câu: nên trước khi thọ sắc phải do nơi Đức Giáo Tông cùng Thầy mới đặng. 
Nguyên tắc của ĐĐTKPĐ là luật phải tùng pháp. Luật không ghi nhưng Hội Thánh Cao Đài vẫn phải thi hành theo pháp.
Diễn văn tại Đại Hội Nhơn Sanh năm Đinh Sữu (1937).
Đức Hộ Pháp có dạy rõ:   Ấy vậy Luật Hội Thánh là phàm luật; còn Thánh luật duy có Pháp Chánh Truyền mà thôi.
Chi phái 1997 đã xác định cầu phong, cầu thăng theo Tân Luật và Đạo Luật Mậu Dần (1938). Mà Tân Luật và Đạo Luật Mậu Dần là phàm luật. Vậy phong thưởng theo phàm luật là phàm phong.
Đức Hộ Pháp dạy trong Huấn Lịnh 638: Chức Sắc Thiên Phong cho đồng thể cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật mới đáng là hình thể của Người. Nếu để phàm phong thì quả nhiên nhơn loại đã lăng mạ danh thể của Người, ấy là tội Thiên Điều chẳng dể dung thứ.
(CÒN TIẾP).

III/- Theo Luật Tam Thể và Thiên Thơ: Quỉ vương hiện hình.