Trang

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

101. ĐỨC TIN KÝ SỰ 2. KỲ 05.

GIẢI THỂ PHẬT.
Hiểu theo chánh tự ĐĐTKPĐ: Thiên Thượng và Thiên Hạ”.

Trong TỰA Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo có dạy:
Đức Quyền Giáo-Tông (khi còn tại thế) và Đức Hộ-Pháp, trót mười năm trường, nghĩa là từ ngày mở Đạo, đã nhiều phen dâng sớ cho Đại Từ-Phụ và các Đấng Thiêng-Liêng đặng xin kinh Tận-Độ, nhưng mà Chí-Tôn cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vẫn chưa định ban ân cho toàn sanh chúng.

Mãi đến ngày 23 tháng 7 tới mùng 4 tháng 8 năm Ất-Hợi (DL, 21 đến 31 - 8 - 1935) mới giáng cho Tân-Kinh. Ấy là một giọt nước Cam-Lộ của Đức Từ-Bi rưới chan đặng gội-nhuần cho các đẳng linh-hồn của toàn Thế-Giới.
Chúng ta thầm xét thì đủ hiểu rằng: Đã trải qua mười năm Chí-Tôn mới mở cơ tận độ. Cơ tận độ nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân-Kinh nầy mà thôi.
Thương thay cho những kẻ vô phần chịu phận thiệt thòi qui liễu trước ngày Tân-Kinh chuyển Pháp. Ấy cũng là quả kiếp của nhơn sanh do Thiên-Thơ tiền định....
@@@
Tân Kinh là kinh mới. Kinh mới do Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật vâng lịnh Đại Từ Phụ giáng cơ ban cho ĐĐTKPĐ (1935).
Kinh Tận Độ là không bỏ sót một người nào trong tam giới (thượng lưu, trung lưu và hạ lưu) và lục diện (Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh, Tăng), hay một cõi nào từ vô thượng đến thậm thâm đều có pháp.
Tân Kinh Chuyển Pháp là từ ngày có Di Lặc Chơn Kinh nền Đạo bước vào một giai đoạn mới, thêm một ý nghĩa mới...
Thời Nhị Kỳ Phổ Độ khi Đức Phật Thích Ca giác ngộ chân lý Ngài thuyết giảng lần đầu tiên môn đệ ghi lại gọi là Kinh Chuyển Pháp Luân.
Thời Tam Kỳ Phổ Độ Đức Thích Ca dùng cơ bút thuyết giảng Di Lặc Chơn Kinh được gọi là Tân Kinh Chuyển Pháp.
Lúc đầu ĐĐTKPĐ dùng Tứ Thời Nhật Tụng Kinh (Chí-Tôn giáng cơ truyền cho Phật-Giáo, Minh-Sư, Minh-Đường, Minh-Lý dạy dâng kinh cho Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ). Trong đó có bài KHAI KINH. Khi tụng xong thì GẬT ĐẦU, (không lạy). Đến khi Thầy và các Đấng ban thêm Kinh thì Hội Thánh hiệp lại thành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Di Lặc Chơn Kinh có BÀI KHAI KINH (giọng Nam Xuân) tụng xong thì lạy rất nhiều. Lạy nhiệm vụ các vị Phật (hay nhiều vị cùng một nhiệm vụ như Cửu Vị Nữ Phật). Mổi nhiệm vụ (công thức) lạy một lạy.
Trong bài nầy chúng tôi tìm hiểu công thức sau cùng của Di Lặc Chơn Kinh là Giải Thể Phật để làm rõ ý nghĩa giải thể qua 02 thời kỳ:
Hội Thánh Anh do Thiên Thượng lập đã xong nhiệm vụ nên Giải Thể (vãng). Thiên hạ (nhơn sanh) muốn có Hội Thánh Anh phải giải thể là giải thích và trình bày thể thức, hay phương pháp để toàn đạo gầy dựng lại Hội Thánh Anh rồi trình dâng lên cho Thiên Thượng (lai).
I/- Giải Thể Phật là gì?
Chúng tôi đã trình bày rằng chánh tự của ĐĐTKPĐ là Tiếng An Nam. Tiếng An Nam ngày nay được ghi lại bằng chữ quốc ngữ; là loại chữ ký âm. Nên cùng một âm sẽ có nhiều nghĩa khác nhau tùy trường hợp chứ không cố định như loại chữ tượng hình.
Thí dụ như cùng một chữ kinh được dùng trong: kinh sách, kinh qua, kinh ngạc, kinh khủng, kinh đào, kinh khi chơi lô tô, kinh khi chơi bài... toàn bộ chữ kinh đều viết như nhau, đọc như nhau... chỉ khác nghĩa với nhau do chữ đi sau nó.
Giải Thể Phật theo chúng tôi hiểu có ít nhất là 02 nghĩa:
Giải thể (vãng) có nghĩa là tan rã, cỡi bỏ, bãi bõ, giải tán đúng với chân lý. (Phật là chân lý, là cái sinh ra đầu tiên, là chủ của Pháp và Tăng...). Kinh dịch dạy tri tiến thoái tôn vong chi đạo (biết tiến, lui, còn, mất mà xử sự cho phù hợp với lẽ đạo. Bởi vì đạo có đủ các việc đó...). Mà cư xử đúng với lẽ đạo thì Đức Khổng Tử dạy: Tử nhi bất vong giả thọ (chết mà không mất là còn vậy...). Cái thể xác phải mất để chuyển kiếp, cái còn là tinh thần... Cụ Nguyễn Du viết trong truyện Kiều:
Kiều rằng:  những đấng tài hoa,
Thác là thể phách còn là tinh anh..
Giải thể (lai) có nghĩa giải thích, giải trình ra cái thể thức, cái cách thức, cái phương pháp hay giải bài thi để đi tới chân lý (cụ thể là phục hồi cơ đạo). (Theo sự tấn hóa của bát hồn: đi từ vật chất hồn tiến lần lên thảo mộc, thú cầm, nhơn hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn và phật hồn...). Thiên thơ Phật tạo độ phàm giải căn (Kinh Tiểu Tường câu 12).
Chữ ký âm mới chuyển tải được ý nghĩa đạo học Tam Kỳ Phổ Độ chữ Hán không thể đáp ứng được. Thí dụ như vào google hỏi nghĩa chữ giải thể sẽ có câu trả lời:
Giải thể: 36 nét; có nghĩa là  tan rã (từ điển phổ thông).
Giải thể: và 35 nét, có nghĩa là tan vỡ ra, không còn giữ nguyên hình cũ. (Nguyễn Quốc Hùng).
Trong cả hai nghĩa của google cung cấp chỉ thể hiện giải thể theo nghĩa vãng; không có nghĩa chữ giải thể hiểu theo nghĩa lai. Cho nên nếu hiểu theo chữ tượng hình thì đạo học của ĐĐTKPĐ sẽ bị thui chột và bế tắc. Như vậy mới thấy cái phong phú của chữ ký âm. Từ đó thấy rằng Thầy đã cho các Đấng xuống thế trước để chuẩn bị tài nguyên và môi trường cho ĐĐTKPĐ xuất hiện: Khai đạo muôn năm trước định giờ...
1/- Giải thể trong Đạo Lịnh 01/1979 (vãng).
Ngày 04-02-Kỷ Mùi (01-03-1979) Hội Thánh ban hành ĐL 01.
ÐIỀU THỨ NHỨT:   Kể từ ngày ký tên Ðạo Lịnh nầy, Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ quyết định giải thể toàn bộ các cơ cấu tổ chức Chánh Trị Ðạo, từ Trung ương đến Ðịa phương, danh mục kể từ đây:....
 Giải thể trong trường hợp nầy có nghĩa là không còn tồn tại nữa. Vậy giải thể có đúng với Tân Kinh chuyển pháp hay chăng?
Di Lặc Chơn Kinh khởi đầu là Thượng Thiên Hỗn-nguơn hữu: Brahma Phật, Çiva Phật, Christna Phật...thuộc về nhiệm vụ của Di Lặc Vương Phật.

Chí Tôn Tam Thế.
Brahma là sáng tạo.
Çiva  là hủy diệt.
Christna là bảo tồn.
Đức Hộ Pháp giảng rõ là Tam Thế Phật hay Chí Tôn tam thế. Áp dụng Chí Tôn tam thế cho Hội Thánh Anh ta thấy:
a/- Sáng Tạo: Đức Chí Tôn đã dùng cơ bút để tạo nên Hội Thánh Anh. Có Hội Thánh Anh rồi mới tạo ra các cơ chế của Đạo và Hội Thánh Em...nghĩa là xây dựng các thể pháp tôn giáo.
Nhiều người làm công quả, tham gia xây dựng Tòa Thánh biết việc Đức Hộ Pháp dạy rằng ...khi xây xong Tòa Thánh Bần Đạo sẽ rút dàn trò ra.... Câu nói trên hoàn toàn đúng về nghĩa đen... công trình xây dựng nào cũng có dàn trò để giúp vật liệu xây dựng ở đúng nơi và chống đở cho đến khi cứng cáp... xong thì phải tháo dàn trò ra từng phần và cuối cùng là tháo dẹp hết.... chẳng có công trình nào xây xong mà để dàn trò ngỗn ngang ra đó... Còn nghĩa bóng thì sao?
Thánh ngôn dạy rõ Tòa Thánh là cội nguồn của đạo. Rất nhiều thể pháp tôn giáo được bố trí trong Đền Thánh và được khai thác để sử dụng trong thất ức niên. Như vậy xây dựng xong Tòa Thánh là xây dựng xong tòa nhà đạo pháp, (xong thể pháp tôn giáo). Rút dàn trò ra là gì?
Dàn trò có thể hiểu qua 02 diện: là chức sắc (nhân sự) và cả thánh thể (bộ máy) do Thiên Thượng tạo lập ra. Cho nên Đại Hội Nhơn Sanh mở ngày 16-10-Giáp Dần (29-11-1974) bế mạc 20-12-Giáp Dần (31-01-1975) tính ra hội hơn 02 tháng đã thông qua danh sách cầu phong cầu thăng. Sau đó Hội Thánh, Thượng Hội cũng đã thông qua; nhưng do lịnh thiêng liêng cho nên đến ngày ngưng cơ bút cầu phong, cầu thăng (31-01-1978) vẫn chưa đưa ra cung Đạo. Vì vậy các vị Lễ Sanh chưa có thánh danh (khi mất nghi lễ làm theo hàng phẩm của họ trước khi đi cầu phong). Các vị cầu thăng cũng chưa chính thức nhận được phẩm mới... nghĩa là công việc rút dàn trò đã bắt đầu... Tại sao phải rút dàn trò?
Bởi vì nhiệm vụ của chức sắc thời đó đã xong, nhiệm vụ của Hội Thánh Anh đã xong... tòa nhà đạo pháp đã đủ sức đứng vững trước phong ba bão táp... trước mọi sự đánh phá của triệt giáo...và phải để môn sinh vào trường thi theo luật tạo hóa...
Tóm lại: nhiệm vụ sáng tạo của Hội Thánh Anh đã tạm xong. 

(CÒN TIẾP)

b/- Hủy diệt: