Trang

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

91. BNS THÔNG LIÊN 57: CHÁNH TỰ ĐĐTKPĐ.


TÌM HIỂU NGUỒN GỐC
CHÁNH TỰ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
“Hay là sự nên hình của chữ quốc ngữ”.

Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn dạy ngày 29-7-Bính Dần (05-9-1926): ...Như Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con.
Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi… (Đạo Sử Q.2. T. 237 bản in Hoa Kỳ)
Tiếng An Nam trước kia được ghi bằng chữ Nho, chữ Hán, chữ Nôm còn ngày nay được ghi bằng chữ quốc ngữ. Cho nên hiểu tiếng An Nam là chữ quốc ngữ chắc không có gì sai.
Tìm hiểu nguồn gốc chữ quốc ngữ và những vị hữu công trong công cuộc tạo ra chữ quốc ngữ là trọng tâm của bài nầy.
Theo luật cung cầu thì một công trình lớn lao, đem lại sự hữu ích cho xã hội ra đời cần những thành tố như:
-         Có người đề xuất ra sáng kiến.
-         Có sự cộng tác của những người cùng chí hướng.
-         Có người đúc kết công trình và trình bày ra trước xã hội.
-         Phù hợp với luật tiến hóa nên được xã hội chấp nhận.
Sự nên hình của chữ quốc ngữ cũng nằm trong thông lệ đó.
1- Hoàn cảnh nước Việt Nam vào lúc chữ quốc ngữ ra đời.
Trên danh nghĩa thì vẫn là triều Hậu Lê.
Nhưng thực tế thì quyền hành vào tay chúa; chúa Trịnh (miền Bắc còn gọi đàng ngoài) và chúa Nguyễn (miền Nam còn gọi đàng trong). Sử gọi đây là thời Trịnh Nguyễn phân tranh lấy sông Gianh làm ranh giới. 
2- Chữ quốc ngữ là gì?
Theo mặt chữ mà hiểu thì quốc ngữ là chữ của một nước.
Theo sử liệu còn lưu lại thì lúc đầu nước ta dùng chữ Nho, sau đến chữ Hán và tổ tiên ta rút từ chữ Nho và Hán ra tạo nên chữ Nôm dùng làm quốc ngữ. Do vậy nên cả ba loại chữ trên đều là chữ tượng hình.
Trước khi dùng chữ (theo mẫu tự latinh) hiện nay làm quốc ngữ thì nước ta dùng chữ Nôm làm chữ quốc ngữ. Nhiều vị giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam đều ghi nhận rằng nếu không có chữ Nôm thì họ đã tưởng Việt Nam là một phần của Trung Hoa.
Còn chữ quốc ngữ ngày nay chính là cách ghi âm tiếng An Nam bằng mẫu tự la tinh. Nó là chữ ký âm chứ không phải tượng hình. Từ chữ tượng hình sang chữ ký âm là khó khăn lớn nên Nhật, Tàu…đều thất bại.
3- Ai tạo ra chữ quốc ngữ?
Chữ quốc ngữ là công trình của nhiều người mà chủ yếu là các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo. Các vị xuất phát từ nhiều nước như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp…đến Việt Nam để truyền giáo. Dĩ nhiên cũng cần có sự hợp tác của dân bản xứ nhưng chỉ là phần nhỏ.
4- Nguyên nhân và mục đích.
Tại sao các vị giáo sĩ phải tìm cách ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự latinh? và lập ra chữ quốc ngữ để làm gì?
Cuối thế kỷ 16 các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Khi đó văn tự ở Việt Nam có chữ Nho, chữ Hán và chữ Nôm, cả ba loại chữ trên đều rất khó học, khó nhớ; do vậy mà dân chúng nói chung, con chiên nói riêng đa phần là mù chữ. Thứ nữa là chính các vị giáo sĩ lại không biết tiếng bản xứ nên công cuộc truyền giáo gặp khó khăn. Để vượt qua những trở ngại trên các vị đã nẫy sinh ra ý nghĩ sáng lập ra một loại chữ khác. Các vị tìm cách ghi âm tiếng An Nam bằng chữ quốc ngữ với mục đích là phổ biến giáo lý của Thiên Chúa Giáo (truyền bá tin mừng)  đến người Việt Nam.
5- Sơ lược về tiến trình thành lập.
Các sử liệu hay công trình nghiên cứu đáng tin cậy hiện nay đều đi đến kết luận: Chữ quốc ngữ là một sự nghiệp tập thể của nhiều vị giáo sĩ đến từ phương Tây. Các vị có nhiều quốc tịch khác nhau như: Ý, Pháp, Bồ Đào Nha… Công việc khởi đầu từ thế kỷ 17.
Năm 1651 ông Alexandre de Rhodes biên soạn cuốn tự điển Việt Bồ La theo mẫu tự Latinh. Tự điển được in và xuất bản ở Roma (Ý).
Trong lời tựa của cuốn Từ điển Việt Bồ La, ông cho biết sở dĩ ông soạn được Từ điển này là nhờ vào ba sự việc:
-         Thứ nhất là ông đã được học tiếng Việt với giáo sĩ De Pina là một người rất tinh thông tiếng Việt, người Bồ thứ nhất giảng tin mừng mà không cần thông dịch viên,
-          Thứ hai ông đã sử dụng hai tác phẩm viết tay, một Từ điển Việt Bồ của ông Gaspar d’Amaral và một Từ điển Bồ Việt của ông Barbosa, cả hai ông này đã mất sớm.
-         Thứ ba ông đã lưu trú tại Việt Nam cả thảy 12 năm.
(Phần thừa kế công sức người trước của ông rất có ý thức và ông đã nói rõ nhưng một số nhà nghiên cứu dưới chế độ cộng sản hiện nay lại viết là ông ăn cắp công trình của 02 vị giáo sĩ trước đó... Trong xã hội có một qui luật: Dân đã tin ai, đã thờ ai thì không sai bao giờ. Nên mấy bài viết nói xấu người có công và vô ơn sẽ đi vào sọt rác mà thôi)
* Các vị Giáo sĩ truyền giáo ở Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Hoa cũng gặp khó khăn về bất đồng ngôn ngữ như các vị giáo sĩ ở Việt Nam. Họ cũng tìm cách ghi âm tiếng Nhật, Hàn, Trung Hoa theo mẫu tự La Tinh nhưng đều dang dở không đạt kết quả mỹ mãn như Việt Nam.
6- Một số văn bút của hậu học đúc kết sự nên hình chữ quốc ngữ:
6.1- Sử gia Ch.B.Maybon năm 1919 công nhận việc thành lập chữ quốc ngữ là một công cuộc chung, có nhiều giáo sĩ thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, chứ không riêng gì giáo sĩ người Bồ Đào Nha.
6.2- Trong bộ Việt Nam văn học sử yếu (soạn tháng 6-1941), ông Dương Quảng Hàm có viết: “Việc sáng tác chữ quốc ngữ chắc là một công cuộc chung của nhiều người, trong đó có cả các giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp... Nhưng người có công nhất trong việc ấy là cố A-lịch-sơn Đắc Lộ, vì chính ông là người đầu tiên đem in những sách bằng chữ quốc ngữ, thứ nhất là một cuốn tự điển khiến cho người sau có tài liệu mà học và kê cứu”
6.3- Ông Đào Duy Anh cũng đồng ý tưởng như trên khi viết: “Xưa kia Việt ngữ vốn viết bằng chữ Nôm, nhưng từ khi phép học đổi mới thì Việt ngữ lại viết bằng một thứ chữ mới gọi là chữ quốc ngữ. Thứ chữ này do các nhà truyền giáo Giatô đặt ra. Vào khoảng thế kỷ XVII, khi các giáo sĩ mới sang nước ta, thì có lẽ mỗi người lấy mẫu tự của nước mình mà đặt ra một lối chữ riêng, để dịch tiếng bản xứ cho tiện việc giảng dạy tín đồ. Các lối chữ riêng ấy, sau do hai nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, rồi sau đến cố A-lịch-sơn Đắc Lộ người Pháp tổ chức lại thành một thứ chữ thông dụng chung trong truyền giáo hội tức là thuỷ tổ của chữ quốc ngữ ngày nay”
6.4- Gần đây trong bộ lịch sử và văn hóa Việt Nam, ông Lê Thành Khôi, cho rằng việc thành lập chữ quốc ngữ đã bắt đầu do các giáo sĩ người Ý, nhất là người Bồ Đào Nha, tỉ như giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa, nhưng người hoàn tất chính là giáo sĩ Đắc Lộ.
Tóm lại sự hình thành chữ quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ:
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621. (hay tiền Đắc Lộ)
* Thời kỳ xây dựng năm 1651. (hay thời Đắc Lộ)
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867. (hay hậu Đắc Lộ)
Như vậy việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ rõ ràng là có nguồn gốc từ tôn giáo và mục đích là phụng sự cho tôn giáo (các vị tạo ra là giáo sĩ; tạo ra là để truyền bá giáo lý Thiên Chúa Giáo).
Có rất nhiều tôn giáo với các hình thức về thờ phượng, nghi lễ, tế tự… có ít nhiều khác nhau nhưng cho dù là tôn giáo nào cũng dạy con người làm lành lánh dữ và sống trong lẽ công bằng bác ái.
Thiên chúa giáo cũng không ngoài lẽ đó nên dùng chữ quốc ngữ để truyền bá điều lành, tạo ra tình thương, công bằng trong xã hội chính là làm đúng với ý chí những người tạo ra chữ quốc ngữ (văn dĩ tải đạo).
Còn như dùng chữ quốc ngữ để tạo ra bất công, chia rẽ, làm mất lẽ công bằng, bác ái là đã đi ngược với ý chí người tạo ra quốc ngữ (như thực dân pháp và các chế độ tạo bất công trong xã hội, viết theo đơn đặt hàng để gieo rắc thù hận giữa người và người…là đã đi ngược với ý chí các vị tạo ra chữ quốc ngữ thì cho dù có dựng bia kỷ niệm, có tôn vinh người tạo ra chữ quốc ngữ xét cho đến cùng thì đều là giả dối, vong ơn nên sẽ bị chơn lý viết bằng chữ quốc ngữ đào thải.
7- Thực dân pháp và các vị tiền bối dùng chữ quốc ngữ.
Thế kỷ 19 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, sau đó chính quyền Pháp bắt buộc Nam Kỳ (là xứ thuộc địa) dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh. Theo lẽ công bằng mà luận thì thực dân Pháp dùng chữ quốc ngữ như thế nào, với mục đích chi cũng không can dự đến những người sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Bởi lẽ nó không nằm trong dự phóng của những vị sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Cũng như nhà sản xuất kia nghiên cứu cho ra đời chiếc xe gắn máy. Rồi khách hàng mua nó về sử dụng như thế nào đi nữa cũng không thể kết tội nhà sản xuất kia được.
Hay như nhà bác học Nobel phát minh ra thuốc nổ để giúp cho việc phá đá được dễ dàng, mục đích của ông là phục vụ việc xây dựng trong xã hội, nhưng sau đó các nhà chính trị, các nhà cầm quyền dùng đó để giết người thì cũng không vì lẽ đó mà kết tội ông Nobel được.
Đó là đứng trên quan điểm công bằng để đưa ra nhận xét trên chứ không đứng trên một lập trường chính trị nào hết.
Bởi vì đến 01-01-1882 chính quyền Pháp buộc Nam Kỳ (lúc đó là xứ thuộc địa của Pháp) phải dùng chữ quốc ngữ trong hành chánh. Việc bắt buộc nầy có liên quan đến nội dung nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam Kỳ Lafont ký và ban hành.
Xuất phát từ mục đích tạo thuận lợi và cũng cố cho việc cai trị của Pháp nên họ cổ xúy và bắt buộc dùng chữ quốc ngữ. Các vị yêu nước chống thực dân Pháp cho dù là nhà nho yêu nước, cần vương hay văn thân đều thấy dụng ý của chính quyền Pháp nên ra sức chống lại việc dùng chữ quốc ngữ.
Nhưng sau đó chính các cụ thấy sự tiện ích của chữ quốc ngữ (dễ học, dễ nhớ) nên thay đổi hẳn quan điểm về chữ quốc ngữ. Các cụ ra sức mở trường nghĩa thục (như Đông Kinh Nghĩa Thục…) để dạy chữ quốc ngữ nhưng với mục đích hun đúc lòng yêu nước, truyền bá khoa học kỷ thuật, triết học, cổ xúy kinh thương, nâng cao dân trí…thì Pháp lại rơi vào thế gậy ông đập lưng ông nên khủng bố các cụ hòng nắm thế độc quyền dùng chữ quốc ngữ theo ý của họ…Các vị tiền bối yêu nước dụng vũ khí của địch để phá địch đó là sự thực đã diễn ra trong lịch sử dân tộc.
8- Đức Chí Tôn dùng Tiếng An Nam (chữ quốc ngữ) làm chánh tự:
Riêng với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì ngay từ buổi đầu (1926) Đức Chí Tôn dùng TIẾNG AN NAM làm chánh tự. Tiếng An Nam khi xưa thì thể hiện bằng chữ Nho, chữ Hán, chữ Nôm còn ngày nay thì dùng chữ quốc ngữ để thể hiện. Thánh Ngôn, Pháp Chánh Truyền…do cơ bút viết bằng chữ quốc ngữ và Tân Luật, Đạo Luật…được môn đệ soạn bằng chữ quốc ngữ nên trong trường hợp nầy nếu hiểu chánh tự là chữ quốc ngữ chắc cũng an toàn… 
Dùng chữ quốc ngữ để truyền bá tin mừng, giáo lý tôn giáo, lẽ công bằng, phù hợp với chân, thiện, mỹ chính là tiếp tục ý nguyện ban đầu của các vị lập ra chữ quốc ngữ.
Giáo lý Đại Đạo giúp cho nhân loại, xây dựng một thế giới đại đồng trong Bác Ái và Công Bằng, lấy theo chính lý mà luận thì đó là việc nâng cao giá trị chữ quốc ngữ lên trong thời toàn cầu hóa vậy.
9- Truyền thống trọng ơn.
Ông cha ta có dạy:
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng.
Miếng ăn, miếng uống thường ngày mà Việt tộc còn dùng đó để giáo huấn hậu tấn lòng biết ơn với người trước. Vậy công khó của các vị Giáo Sĩ, các vị cộng tác, công khó của Alexandre de Rhodes trong việc lập ra chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí cho nước nhà thì một dân tộc có văn hiến hẳn nhiên phải biết ơn và cư xữ cho đúng mức.
Cái chơn lý của Đức Chí Tôn sẽ lần lược tiêu diệt tất cả tà quyền trên thế gian nầy. Mà chơn lý của Đức Chí Tôn đến với nhân loại phải nhờ vào chánh tự (là chữ quốc ngữ) nên tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ: phụng sự cho nhân loại chính là thừa kế và thể hiện lòng biết ơn các vị đã tạo ra chữ quốc ngữ rất sâu xa.
Còn lẽ nhớ ơn thông thường trong xã hội BBT thiết tưởng khi Hội Thánh được phục hồi, 03 Hội lập quyền vạn linh được hội họp thì người đạo nên đưa vấn đề những vị có công trong việc lập ra chữ quốc ngữ ra bàn thảo cho thấu đáo và có những quyết định xứng tầm để thể hiện lòng biết ơn những người có công với chánh tự của nền đạo vậy.

***: VÀI THÔNG TIN CẦN ÍCH VỀ CHỮ QUỐC NGỮ.

(CÒN TIẾP)...