LỜI
THƯA TRƯỚC.
“Hành trình Đức Tin Ký Sự 02”.
Từ
ngày 03-09-Giáp Ngọ (26-09-2014).
(tt kỳ 01).
BNS THÔNG LIÊN
của Khối Nhơn Sanh số 29 (27-10-2010):
Trong
Kinh Thánh Đức Chúa Jésus Christ dạy rằng: Ta
đến không phải đem bình an nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy Ta đến để gây chia
rẽ giữa con trai với cha mình, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với
mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà.
Con
trai và cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng… là những mối quan hệ ruột
thịt, thân thiết có thể hy sinh mạng sống cho nhau cớ sao Chúa đến lại làm cho
mối quan hệ ấy bị chia rẽ như vậy? Chúa đến để dạy điều lành nên lời Chúa được
gọi là Kinh Thánh hay Tin Mừng cớ sao lại có sự chia rẽ bi thảm đến vậy?.
Mặt
khác Chúa cũng dạy: khi các ngươi đem
lễ vật hiến tế mà còn bất hòa với anh em, với hàng xóm thì hãy để lễ vật lại đó
về làm hòa với họ trước đi. Vậy phải hiểu lời dạy trong trích đoạn trên
như thế nào để phù hợp với các điều khác?
Trong
cuộc sống thường thấy chỉ có vật chất mới làm thay đổi lòng người, từ lòng
người thay đổi mới làm nẫy sanh cách cư xữ nghịch thường và gây ra cảnh đau
buồn trên. Như vậy đồng nghĩa với việc Chúa biết rằng từ lời dạy của Chúa nhân
loại sẽ xây dựng nên ra một nền văn minh mới và một trong những điểm nhấn của
nền văn minh ấy là hướng về vật chất. Hay là cuối cùng rồi vật chất sẽ là phần
áp đảo trong nền văn minh Thiên Chúa Giáo như chúng ta đang thấy và thụ hưởng
ngày nay.
Lịch
sử đã chứng minh rằng các nhà khoa học, bác học phần lớn đều có tín ngưỡng rất
mạnh mẽ vào Thượng Đế hay Thiên Chúa hoặc xuất thân từ nhà thờ. Nhiều trường
đại học lâu đời và đào tạo ra nhiều nhà bác học lỗi lạc có dấu ấn sâu đậm của
nhà thờ… Nhưng càng về sau thì Nhà Thờ và Khoa Học càng xa nhau. Ngày nay nêu
lên mối tương quan giữa khoa học và nhà thờ thì nhiều người có khoa bảng sẽ lớn
tiếng phủ nhận, bởi vì nhà trường không hề cho họ biết mối tương quan thật sự
đó.
Tóm
lại nếu nói rằng nền văn minh mà Đức Chúa tạo dựng ra là nền văn minh vật chất
chính là nói theo ý nghĩa của trích đoạn từ kinh thánh nêu trên và thực tế đã
diễn ra...
....
Trong đạo học thì không có gì cô âm hay độc dương, mà trong âm có dương, trong
dương có âm. Cho nên khi nhận xét như vậy là nói lên phần chủ yếu để hiểu đúng
trọng tâm của vấn đề chứ không phải câu chấp ở văn từ rồi cho rằng nhận xét như
vậy là hạ thấp nền văn minh Thiên Chúa Giáo và gây ra cảnh thị phi. (hết trích).
Nhận định như
thế có xúc phạm đến Thiên Chúa và người theo Đạo Chúa hay không? BNS THÔNG LIÊN
số 30 (10-11-2010) viết:
Đức
Chí Tôn dạy (người Pháp hầu đàn): Mardi, 8 Juin 1926 (26-4- Bính Dần): Chúa cứu thế đã đến với các con. Người đã
phải chịu đổ máu Thánh để chuộc tội cho loài người. Trong 2000 năm vắng mặt
Người, các con đã làm gì hữu ích? Các
con truyền-bá đạo Người, nhưng chính các con cũng không hiểu chi cả. Các con
lại làm sai-lạc bản-chất tôn-chỉ của nền Thánh-giáo…
…Giáo-lý ấy đáng lẽ phải đem lại hòa
bình và tương-ái cho loài người, nhưng trái lại nó gây mầm chia rẽ và chiến
tranh.
Đàn
cơ đêm 01-10-1926.
Nhơn-loại tàn sát lẫn nhau, bởi không
biết dùng khoa học vào việc phải, nên nó mới biến thành chia rẽ và chiến tranh.
Thánh-Đạo của Chúa Cứu-thế (vì sự hiểu
lầm) làm tăng-gia dục-vọng của kẻ mạnh đối với người yếu và giúp giáo cho bọn
trên hiếp dưới.
@@@
Chính
Thầy cho biết bản chất, tôn chỉ của nền Thánh Giáo đã bị sai lạc và hậu quả là
chia rẽ và chiến tranh.
Nhà
thờ hẳn nhiên là giảng dạy con chiên sống với tính công bằng và đức bác ái để
được về với Thiên Chúa (nước trời) nhưng khi người tín đồ ra khỏi nhà thờ thì
việc mưu sinh trong cuộc sống đã cuốn họ theo một hướng khác rất đời. Muốn tồn
tại và phát triễn họ phải nhờ vào khoa học kỷ thuật. Giáo lý của Chúa đã gieo
mầm cho khoa học kỷ thuật. Khoa học kỷ thuật xuất phát từ nhà thờ, nay nhà thờ
không song hành với nó nữa thì nó thiếu sự kềm chế trở nên phương tiện cho bất
công. Hiểu như thế thì đoạn thánh ngôn của Thầy dạy sẽ được hiểu một cách công
bằng và đầy đủ lòng tôn trọng đối với nền văn minh Thiên Chúa Giáo. (hết
trích).
Thế còn ĐĐTKPĐ
thì sao? ĐĐTKPĐ phổ độ xuất phát từ cơ bút. Cơ bút là phương tiện giao tiếp của
con người và thế giới vô hình (hữu hình và vô hình). Cơ bút khởi từ lòng thành kính
của con người muốn tìm hiểu, muốn học hỏi từ thế giới vô hình để xây dựng cho
thế giới hữu hình.
Như vậy hữu hình
là học trò và vô hình là thầy giáo. Những đồng tử của ĐĐTKPĐ đặc biệt may mắn
khi gặp ông thầy giáo nơi cõi vô hình là ông Thầy Trời, là Ngọc Hoàng Thượng Đế
tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đến Nam Phương mở đạo. Như vậy
đạo học và triết lý của ĐĐTKPĐ xuất phát từ Thượng đế ứng hiệp với tâm thành
kính của đồng tử mà có; nghĩa là xuất phát từ tâm linh.
Thầy
dạy môn sinh chữ HÒA.
...Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ HÒA.
Phật
Mẫu Chơn Kinh:
Hội ngươn hữu Chí Linh huấn chúng,
Đại Long Hoa nhơn chủng hòa ky (là cơ).
Pháp Chánh Truyền (phần diễn văn): Máy tạo bởi
chữ hòa mà có, thì thế giái càn khôn cũng phải hòa mới vĩnh cửu. Địa cầu nầy
cũng phải hòa mới toàn hảo, nhơn loại cũng phải hòa mới trường tồn, chẳng khác
nào xác thịt phải hòa thuận cùng linh hồn mới mong đạt Đạo.
Lấy lớn mà
định nhỏ, xem nhỏ mà tìm lớn, thi hài nầy nhờ hòa khí mà thành hình, thì linh
hồn cũng phải tùng theo phép âm dương hòa hiệp mới qui hồi cựu bổn; linh hồn
bởi chữ hòa khí mới có đến thì tức nhiên phải nương theo hòa khí mới có về. Tuy
pháp bửu của các Tôn Giáo đã đoạt đặng vẫn nhiều, chớ cơ mầu nhiệm chỉ có chữ
hòa là đủ.
Tâm
con người có chữ HÒA làm chủ thì đó chính là biểu hiện của nền văn minh tâm
linh (văn minh Cao Đài Giáo).
Năm
1926 Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tổ chức Lễ Khai Đạo. Đầu thế kỷ 21 hơn 2.000 (hai
ngàn) nhà bác học, trí thức, tôn giáo... có cuộc họp mặt tại Hà Lan và nhận
định rằng: thế
kỷ 21 là thế kỷ của tâm linh. Tôn giáo và xã hội đã có sự hội tụ rất rõ
ràng.
Thượng đế đến
chỉ cho môn sinh cách thức xây dựng thế giới đại đồng trong bác ái – công bằng.
Sự giáo huấn của Thượng đế có đầy đủ thể pháp, bí pháp và mật pháp. Có nguồn
máy nhân sự để thực thi cho đến ngày viên mãn. Thầy dùng cơ bút để tạo lập nên
Hội Thánh Anh. Từ có Hội Thánh Anh mới có Hội Thánh Em có các ban bộ trong tôn
giáo để thiết lập nên cơ chế hành chánh tôn giáo để thực thi nhiệm vụ Đức Chí
Tôn giao phó.
Do sự biến thiên của thời cuộc, chính quyền cộng sản
làm chủ đất nước. Ngày 11-11-1977 chính phủ ra Nghị Quyết 297. Ngày 31-01-1978
Hội Thánh ngưng cơ bút. Ngày 20-07-1978 chính quyền ra Bản Án Cao Đài. Ngày
13-12-1978 Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh kỳ 6 khoá 01 ra Quyết Nghị để triệt
tiêu ĐĐTKPĐ. Ngày 12/02/1979 Hội Thánh ra
Thông Tri 01. Ngày 01/03/1979 Hội Thánh ra Đạo Lịnh 01. Ngày 04-06-1980 chính quyền ra QĐ 124.
Kết
cục là Hội Thánh Anh bị mất.
Chánh quyền Việt Nam đở đầu cho chi phái Hội Đồng
Chưởng Quản lập năm 1997 chiếm dụng danh hiệu và cơ ngơi của ĐĐTKPĐ.
Đức Tin Ký Sự 02 ghi lại chặng đường môn đệ Đức Chí
Tôn theo chánh giáo chơn truyền ĐĐTKPĐ hiệp đồng nhau để phục hồi cơ đạo. Chơn
truyền của Chí Tôn đại kỵ những điều ảo ảnh, người đạo không thể nghe những điều
viễn vong không có điểm đến nên phục hồi cơ đạo phải có mục tiêu cụ thể: Mở Đại
Hội Nhơn Sanh ngày 10-04-Ất Mùi (27-05-2015) tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh để
công cử nhân sự cầm giềng mối đạo (xây dựng lại Hội Thánh Anh)./.
@@@
Chú thích:
(1)- Xem Việt Nam Đại Cách Mạng của Nguyễn Phúc
Thành.
(2)/- Xem Địa Cầu 67 Qua Thể Pháp của Trần Văn Chí.
(CÒN TIẾP)
CƠ SỞ VIẾT BÀI: GIẢI THỂ PHẬT.