CƠ SỞ VIẾT BÀI: GIẢI THỂ PHẬT.
ĐỨC TIN KÝ SỰ 2.
Từ
ngày 03-09-Giáp Ngọ (26-09-2014).
(tt).
III/-
GIẢI THÍCH KINH CÚNG TUẦN-CỬU Bài Thuyết-Đạo của Ngài
Bảo-Đạo Hồ-Tấn-Khoa
...Nên lưu-ý là danh-hiệu các vị Phật nêu
trong kinh Di-Lạc ở các tầng Trời từ Hạo-Nhiên Pháp đến Hỗn-Ngươn Thiên không
có đề Phật-danh của mỗi vị mà chỉ có đề nhiệm-vụ của mỗi vị mà thôi./.
@@@
Ngài đã trao chìa khóa để hiểu vì sao
lạy có một lạy.
Người bình dân
nói rằng: Tên cử chữ đọc... để chỉ một thực tế: Trong tập quán trước kia ông bà
ta thường kiêng kỵ việc đặc tên con cháu mình trùng với tên ông bà người khác.
Thí dụ đặc người con tên Trường nhưng khi giao tiếp với người có ông bà tên
Trường thì họ ý tứ gọi trại đi thành Tràng chẳng hạn... Nhưng khi bàn luận mà
CÓ GẶP VIỆC phải gọi chữ trường thì cũng phải dùng cho đúng không né được thì dành
chịu cảnh tên cử chữ đọc...(đọc chữ trường chớ không đọc tên Trường).
Theo Thầy dạy: Lạy
Tiên Phật thì 09 lạy. Cách thực hành là khi đọc xong bài kinh mới lạy; khi lạy NIỆM thầm danh của Đấng đó.. Mổi bài kinh niệm danh có một Đấng.
Theo Di Lặc Chơn
Kinh: TỤNG (đọc rõ) Nam Mô Di Lặc Vương Phật... hay Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật xong
thì lạy (mà không phải đợi đến hết bài kinh), khi
lạy KHÔNG CÓ NIỆM thầm danh Đấng đó. Lạy cho mổi nhiệm vụ của các
Đấng 01 lạy. Bài DLCK lạy rất nhiều nhiệm vụ các
Đấng. Khi xong nhiệm vụ các thì tụng câu chú của Thầy ba lần; xong
mới lạy 12 lạy và niệm câu chú của Thầy.
Cách hiểu như
vậy thể hiện rằng nhiệm vụ nối tiếp nhiệm vụ hết nhiệm vụ nầy đến nhiệm vụ khác
liên hoàn nhau như dịch lý: hể vừa Ký Tế (quẻ 63: Thủy Hỏa Ký Tế là đã tới, đã
xong) thì liền đó là Vị Tế (quẻ 64: Hỏa Thủy Vị Tế là chưa tới chưa xong bởi
sang vấn đề mới, trang mới)... hành trình của người tu là xong từng Trời nầy là
tới từng Trời khác...cho đến khi giải thoát...
NIỆM & TỤNG
là 02 chữ khác nhau. Một đàng là NIỆM THẦM chỉ có tự mình biết niệm đúng hay
sai, có niệm hay là không (Tự mình kiểm chứng). Một đàng là TỤNG RÕ (đọc lên)
để mọi người biết mình TỤNG đúng hay sai (mọi người kiểm chứng). Thật là thú
vị...
Đi sâu vào ta
thấy TỤNG (nhiệm vụ) thì công khai mọi người đều có thể kiểm chứng để biết tụng
đúng hay không. Có nghĩa là nhiệm vụ của Đạo Hữu , của Chức Sắc, Chức Việc, Hội
Thánh đều phải công khai cho mọi người biết và đánh giá.
Ngài Hồ Bảo Đạo
dạy rõ:... danh-hiệu
các vị Phật nêu trong kinh Di-Lạc ở các tầng Trời từ Hạo-Nhiên Pháp đến
Hỗn-Ngươn Thiên ... nghĩa là đã qua các từng Thanh Thiên (Đệ Tam
Cửu), Huỳnh Thiên (Đệ Tứ Cửu), Xích Thiên (Đệ Ngũ Cửu) và Kim Thiên (Đệ Lục
Cửu).
(Căn cứ vào thể
pháp tại Cửu Trùng Thiên ta thấy Liên Đài Chức Sắc Đại Thiên Phong đã ngự trên
04 từng trời kể trên... Vậy nên xin với các vị lỡ có xúc phạm với 03 vị Đại
Thiên Phong lập ĐL 01/1979 ăn năn sám hối cho nhẹ nhàng trong kiếp sanh.
Tu thì tự giác để SỬA SAI không thì cũng tới lúc có lịnh SAI SỬA cái lỗi đã tạo
ra)
Kinh Thiên Đạo
và Thế Đạo; phần Thế Đạo Bà Đoàn Thị Điểm ban cho 08 bài. Trong đó có 06 bài
Kinh Tụng và 02 bài Kinh Cầu. Sau khi đọc Kinh Cầu đều có qui định phải tụng
tiếp một bài khác. Sau bài Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui Liễu là Tụng tiếp bài Kinh Cứu
Khổ (thời Nhị Kỳ Phổ Độ). Sau bài Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Đã Qui Liễu
Tụng tiếp bài Di Lặc Chơn Kinh (thời Tam Kỳ Phổ Độ). Chúng tôi ghi nhận vậy còn
ý nghĩa chúng tôi tin rằng sau nầy Khảo Cứu Vụ sẽ soạn thành sử chương đưa vào
Đạo Đức Học Đường và Đại Học Đường để góp phần làm rõ diện mạo triết học Cao
Đài Giáo.
IV/- Tựa Bài
Kinh Khai Cửu Đại Tường và Tiểu Tường.
Thầy có dạy: “Ai giử trai kỳ từ 10 ngày sắp lên, được thọ
truyền bữu pháp”. Theo qui định tôn giáo người ăn chay từ 10 ngày trở lên khi
mất được làm Tuần Cửu, Tiểu Tường và Đại Tường.
Khi khởi đầu đều
có đọc bài: Kinh Khai Cửu Đại Tường và Tiểu Tường. Vấn đề nằm ở chổ TỰA BÀI
KINH đảo ngược thứ tự 02 công việc: Tiểu Tường và Đại Tường. Tại sao có sự đảo
ngược thứ tự công việc như vậy???
Theo thiễn nghĩ
Tựa Kinh thay đổi vị trí của Tiểu Tường và Đại Tường để môn sinh hiểu rằng:
Luật của tạo hóa phải có đủ âm dương mới hữu hạp biến sanh. Âm dương biến hóa
không lường thì cái nghĩa của âm dương cũng diệu dụng không cùng tận. Âm dương
trong trường hợp nầy chính là chiều Thiên Thượng (Thầy và các Đấng Thiêng
Liêng) ban xuống cho chúng sanh và chiều chúng sanh (Thiên hạ) tầm về Thiên
Thượng (Đức Hộ Pháp giảng: Đức Chúa bị đóng đinh quay đầu lên và Thánh Piere bị
đóng đinh quay đầu xuống là đủ âm dương).
Chiều của Thiên
Thượng theo nghĩa của Tựa Kinh mà hiểu thì Khai Cửu có nghĩa là bày ra những
điều vững chắc, lâu dài (ĐẠO) thì bày cái LỚN trước và cái NHỎ sau. Lớn là cái
không cùng (lớn còn có cái lớn hơn), nhỏ cũng là cái không cùng (nhỏ còn có cái
nhỏ hơn) vậy hai khái niệm lớn nhỏ cũng chỉ là tương đối... để hiểu trong từng
sự việc cụ thể chứ không là vĩnh viễn.
Chiều của thiên
hạ thì đi từ cái nhỏ và riêng lẽ để tìm về cái lớn (Đạo hay thiên thượng). Cho
nên người đạo thọ trai kỳ từ 10 ngày trở lên khi lìa trần để xác vào quan tài
gọi là nhập mạch (là hòa vào mạch sống lớn hơn). Còn người không đủ 10 ngày
chay cũng ngần ấy công việc mà gọi là tẩn liệm (chỉ có gói gọn vậy không nhập
mạch được). Đó là luận về thể pháp tôn giáo (dành cho người tôn giáo). Còn
ngoài xã hội là do công nghiệp riêng của mổi người theo Pháp Điều Tam Kỳ Phổ Độ
(thực hiện Tam Lập: Lập Công, Lập Đức, Lập Ngôn).
Chúng ta nên lưu
ý để biết rằng Đức Chí Tôn giao cho Đức Hộ Pháp hai gánh ĐẠO & ĐỜI nên
trong các lời giảng của Tôn Sư cũng có 02 diện đạo và đời trong đó (tuy rằng cả
hai tương quan mật thiết nhưng cũng vẫn là hai chứ không là một):
ĐẠO: Pháp luật
chơn truyền của ĐĐTKPĐ là một diện riêng cho người theo trường lớp của tôn
giáo.
ĐỜI: Chơn truyền
của Chí Tôn rộng hơn Pháp Luật Chơn Truyền của ĐĐTKPĐ.
Ngày 01-9- Mậu
Dần (23-10-1938). Đền Thánh. Đức Hộ Pháp:
Luật-pháp của các tôn-giáo xưa nay lập ra nhiều khoản, nhơn sanh người thông-minh thì
ít, kẻ dốt nát phần đông nên không thể thi hành cho trọn. Còn Chơn-Luật của
Đức Chí-Tôn chẳng có chi nhiều, duy cần yếu chỉ có hai chữ Thương-Yêu mà
thôi, thì nhơn sanh dầu hạng nào cũng thi hành được tất cả”...
(TNHT Q1 trang
08 Thầy dạy: ...Cái nhánh các con là cái
nhánh chính mình THẦY làm chủ sau các con sẽ hiểu....) Thầy cũng dạy:
Truyền đạo chia ra nhành nhóc ba...
Có nghĩa là cái
nhánh ĐẠO trước kia chia làm 03 nhánh (Thời nhứt kỳ và nhị kỳ). Còn đến Tam Kỳ
nhánh ĐẠO chỉ có một.
Theo đây mà hiểu
thì các chi phái của ĐĐTKPĐ xưng nhánh là lạm dụng chữ nhánh của Thầy, làm cho
chúng sanh lầm lạc. Kinh sách Cao Đài xác định Tam giáo là ba nhánh, chi
phái không phải nhánh.
Lời minh thệ
nhập môn:... Thề rằng: Từ đây biết một
Đạo Cao Đài Ngọc Đế... là Thầy CHÍNH THỨC cho biết Đạo Cao Đài của Thầy
có MỘT. Và NGẦM báo cho biết là sẽ có nhiều Đạo Cao Đài KHÔNG PHẢI của Ngọc Đế.
Ngày nay có rất nhiều chi phái Cao Đài (hành giả, hàng nhái) do con người lập
ra chớ không phải Cao Đài của Ngọc Đế (hàng thật). Ngày nay hàng thật đang bị
che lấp (dìm cho chết ngộp) nên người theo chánh giáo chơn truyền mới hiệp đồng
nhau để lo mở ĐHNS là trình diện hàng thật đến với nhơn loại.
Thầy là Đấng tự
hữu và hằng hữu duy nhất (không có Đấng thứ hai) (Phật)... ngôi của Thầy là
Thái cực. có Thái cực rồi mới có Lưỡng Nghi (hiện thì ngũ hành động), Tứ Tượng,
Bát Quái. Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới (là tài nguyên và
môi trường sống) gọi là Pháp. Pháp mới sanh Càn Khôn Vạn Vật (vật chất, thảo
mộc, thú cầm) rồi mới có người nên gọi Tăng. Đó là từ Thiên hồn mà ra Bát hồn.
Về nguyên tắc
Thầy dạy rằng Thầy có thể nhường Ngôi của Thầy cho kẻ nào xứng đáng (hơn Thầy)
nhưng thiển nghĩ Thầy chính là sự giới hạn của cái lớn nhất (không ai có thể
lớn bằng). Kinh Thánh có dạy rằng: Con
không thể hơn Cha, Trò không thể hơn Thầy chính là dạy về mối tương
quan của Thầy và Bát Hồn; nghĩa là giữa Thiên Thượng và Thiên Hạ. Trong mối
quan hệ của Thiên Hạ và Thiên Hạ thì:
Con hơn cha là nhà có phúc,
Trò hơn Thầy thì nước phú cường...
Còn như lầm lẫn
hay chối bỏ sự thật nầy thì nghe như có tiếng ông Trang Tử cười về chuyện Anh
Cùi xin lửa...
(Anh Cùi nữa đêm
qua nhà hàng xóm xin tí lửa. Người hàng xóm ái ngại mới hỏi có việc chi... Anh
Cùi đáp rằng Vợ Tôi chuyển bụng sanh đứa nhỏ Tôi xin lửa về soi xem nó có giống
tôi không??? Ấy là Ngài dạy về cái bịnh Thầy dùi... dùi ra những ý tưởng CÙI
CỤC có hại cho nhơn quần xã hội lại sợ thiên hạ không CÙI CỤC giống mình mới
đem truyền bá, (hay dụng vũ lực cưỡng bức) cho thiên hạ cùi như mình mới chịu.
Trong xã hội mấy
anh cùi nầy chính là bọn độc tài, là thầy dùi có dùi cui, có bạo lực, có nhà
tù... cưỡng bức dân chúng đi theo con đường vô định. Chúng tồn tại bằng bạo lực
và che đậy là bạo lực cách mạng.
Trong ĐĐTKPĐ anh
cùi chính là mấy Thầy dùi về ĐL 01/1979:
./- ĐL 01 không
phải của Hội Thánh... như Con rắn có chân của ông Huỳnh Tâm, như đánh tráo từ
lập Đạo Lịnh qua lập luật (không đủ 03 ấn Đầu Sư) của Thánh Thất Tuy Phước để
phủ phủ nhận 11 Ấn ký.
./- ĐL 01 dọn
dường cho cộng sản phá đạo (Nguyên Thi). Bản Án và Quyết Nghị 13-12-1978 dội
bom tan tành rồi. ĐL 01 gop góm mảnh vỡ lại sắp xếp thành chổ trú ẩn khi nguy
biến...cớ chi kết tội ĐL 01.
./- Ta phải cúi
đầu trước pháp lý ĐL 01/1979 nhưng không nhìn nhận nội dung của Hội Thánh... Đây
là câu miệng tài của nhiều thầy dùi cùi cục vì không thấy họ ra văn bản...
Họ đã CÙI CỤC
nên chỉ biết chống và lên án nạn nhân mà không biết nhìn vào sự thật. Lại sợ
thiên hạ không cùi cục như họ nên đem ra truyền bá cho thiên hạ cùi cục như họ
và đi vào bế tắc...do việc đánh tráo thủ phạm và nạn nhân...
Ngày nay tư liệu
đầy đủ, các tư liệu đã thể hiện rằng: Bản Án Cao Đài ngày 20-07-1978 và Quyết
Nghị 13-12-1978 đã dội bom cho nền đạo tan nát. Hội Thánh ra ĐL 01/1979 che
chắn cho mấy triệu tín đồ bình yên trong cơn nguy biến, ẩn nhẫn và tin vào ngày
mai tươi sáng...
Tóm lại tiến
trình nghi lễ và TỰA KINH hiệp lại thể hiện hai qui trình của thiên thượng và
thiên hạ.
V/- Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp.
Chúng tôi căn cứ
vào lời dạy Đức Hộ Pháp:
1/- CĐTLHS bài
số 18: đêm 08-12- Mậu Tý (1948).
Mổi khi bần Đạo thuyết Bần Đạo để một chổ trống để
cho tinh thần toàn thể con cái của Đức Chí Tôn kiếm hiểu chăm thêm cho được cao
siêu, chúng ta có thể tiềm tàng được.
Bần Đạo cố gắng đưa chìa khoá cho cả thảy nắm trong
tay đặng mở ra hầu dìu dắt cả thảy đi cho trọn vẹn trong khối linh đài của Đức
Chí Tôn…
@@@
Nghĩa là Ngài
khuyến khích cho con cái Chí Tôn hiểu rằng Ngài nói chưa hết...ráng tìm hiểu
thêm.... Ngài trao chìa khóa và chỉ đường cho hậu tấn bước vào Cung Lập Khuyết tìm duyên định ngự....
(Cửu 06)
2/- CĐTLHS Bài
26 đêm 08-02-Kỷ Sữu:
…mình phải ráng học cần mẫn học. Ấy là một
điều chẳng phải dễ nhưng phải làm cho đặng. Làm đặng thay thế ngôn ngữ cho Đức
Chí Tôn đem chơn truyền của Ngài để vào tinh thần của nhơn loại; nếu mình làm không đặng cũng như mình
làm cho Đức Chí Tôn câm sao!!! Mình phải làm đặng thay thế cho ngôn ngữ
cho Ngài, nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng.
@@@
KNS là một tập
thể theo chánh giáo chơn truyền (không tùng theo chi phái HĐCQ lập năm 1997)
căn cứ vào lời Minh Thệ: ... hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài
góp phần làm rõ trắng đen về ĐL 01/1979 theo pháp luật và giáo lý ĐĐTKPĐ.
Song song đó xác
định rằng ĐĐTKPĐ đang bị triệt tiêu (do Bản Án và Quyết Nghị) muốn ra khỏi cảnh
thương khó hiện nay người đạo cần hiệp đồng nhau lo mở ĐHNS ngày 10-04-Ất Mùi
(27-05-2015) tại Tòa Thánh Tây Ninh để toàn đạo công cử nhân sự cầm giềng mối
đạo (xây dựng lại hành chánh tôn giáo) theo Điều 10 Luật Lệ Chung Các Hội và
Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp./.
(CÒN TIẾP)
GIẢI
THỂ PHẬT.
“Hiểu theo chánh
tự ĐĐTKPĐ: Thiên Thượng và Thiên Hạ”.