Trang

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

96. ĐỨC TIN KÝ SỰ 2. KỲ 03.




CƠ SỞ VIẾT BÀI: GIẢI THỂ PHẬT.

ĐỨC TIN KÝ SỰ 02.
Từ ngày 03-09-Giáp Ngọ (26-09-2014).
(tt).

Chúng tôi xin trình những cơ sở để viết bài:
I/- Chánh tự của ĐĐTKPĐ.
Thầy dạy ngày 29-7-Bính Dần (05-9-1926): ...Như Nhãn hiền đồ Thầy không muốn nói với con bằng tiếng Hớn Ngôn vì tiếng An Nam từ đây Thầy cho là Chánh Tự đặng lập Đạo của Thầy nên buộc phải nói rõ ràng với con.
Thời kỳ dấu diếm Thiên cơ đã qua rồi… (Đạo Sử Q.2. T. 237 bản in Hoa Kỳ).
@@@
Thầy dạy Tiếng An Nam là chánh tự của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ). BNS THÔNG LIÊN số 57 ra ngày 29-12-2011 có bài TÌM HIỂU NGUỒN GỐC CHÁNH TỰ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. “Hay là sự nên hình của chữ quốc ngữ”. Chúng tôi xin trích đoạn sau:

......2/- Chữ quốc ngữ là gì?
Theo mặt chữ mà hiểu thì quốc ngữ là chữ của một nước.
Theo sử liệu còn lưu lại thì lúc đầu nước ta dùng chữ Nho, sau đến chữ Hán và tổ tiên ta rút từ chữ Nho và Hán ra tạo nên chữ Nôm dùng làm quốc ngữ. Do vậy nên cả ba loại chữ trên đều là chữ tượng hình.
Trước khi dùng chữ (theo mẫu tự latinh) hiện nay làm quốc ngữ thì nước ta dùng chữ Nôm làm chữ quốc ngữ. Nhiều vị giáo sĩ Tây Phương đến Việt Nam đều ghi nhận rằng nếu không có chữ Nôm thì họ đã tưởng Việt Nam là một phần của Trung Hoa.
Còn chữ quốc ngữ ngày nay chính là cách ghi âm tiếng An Nam bằng mẫu tự la tinh. Nó là chữ ký âm chứ không phải tượng hình. Từ chữ tượng hình sang chữ ký âm là khó khăn lớn nên Nhật, Tàu…đều thất bại.
3/- Ai tạo ra chữ quốc ngữ?
Chữ quốc ngữ là công trình của nhiều người mà chủ yếu là các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo. Các vị xuất phát từ nhiều nước như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp…đến Việt Nam để truyền giáo. Dĩ nhiên cũng cần có sự hợp tác của dân bản xứ nhưng chỉ là phần nhỏ.
4/- Nguyên nhân và mục đích.
Tại sao các vị giáo sĩ phải tìm cách ghi âm tiếng Việt theo mẫu tự latinh? và lập ra chữ quốc ngữ để làm gì?
Cuối thế kỷ 16 các vị giáo sĩ Thiên Chúa Giáo đã đến truyền giáo ở Việt Nam. Khi đó văn tự ở Việt Nam có chữ Nho, chữ Hán và chữ Nôm, cả ba loại chữ trên đều rất khó học, khó nhớ; do vậy mà dân chúng nói chung, con chiên nói riêng đa phần là mù chữ. Thứ nữa là chính các vị giáo sĩ lại không biết tiếng bản xứ nên công cuộc truyền giáo gặp khó khăn. Để vượt qua những trở ngại trên các vị đã nẫy sinh ra ý nghĩ sáng lập ra một loại chữ khác. Các vị tìm cách ghi âm tiếng An Nam bằng chữ quốc ngữ với mục đích là phổ biến giáo lý của Thiên Chúa Giáo (truyền bá tin mừng)  đến người Việt Nam.
..Tóm lại sự hình thành chữ quốc ngữ có thể chia ra làm ba thời kỳ:
* Thời kỳ sáng tạo từ năm 1621. (hay tiền Đắc Lộ)
* Thời kỳ xây dựng năm 1651. (hay thời Đắc Lộ)
* Thời kỳ phát triển từ năm 1867. (hay hậu Đắc Lộ)
Như vậy việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ rõ ràng là có nguồn gốc từ tôn giáo và mục đích là phụng sự cho tôn giáo (các vị tạo ra là giáo sĩ; tạo ra là để truyền bá giáo lý Thiên Chúa Giáo).
Có rất nhiều tôn giáo với các hình thức về thờ phượng, nghi lễ, tế tự… có ít nhiều khác nhau nhưng cho dù là tôn giáo nào cũng dạy con người làm lành lánh dữ và sống trong lẽ công bằng bác ái.
Thiên chúa giáo cũng không ngoài lẽ đó nên dùng chữ quốc ngữ để truyền bá điều lành, tạo ra tình thương, công bằng trong xã hội chính là làm đúng với ý chí những người tạo ra chữ quốc ngữ (văn dĩ tải đạo).
Còn như dùng chữ quốc ngữ để tạo ra bất công, chia rẽ, làm mất lẽ công bằng, bác ái là đã đi ngược với ý chí người tạo ra quốc ngữ (như thực dân pháp và các chế độ tạo bất công trong xã hội, viết theo đơn đặt hàng để gieo rắc thù hận giữa người và người…là đã đi ngược với ý chí các vị tạo ra chữ quốc ngữ thì cho dù có dựng bia kỷ niệm, có tôn vinh người tạo ra chữ quốc ngữ xét cho đến cùng thì đều là giả dối, vong ơn nên sẽ bị chơn lý viết bằng chữ quốc ngữ đào thải. ...
... 8/- Đức Chí Tôn dùng Tiếng An Nam (chữ quốc ngữ) làm chánh tự:
Riêng với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ thì ngay từ buổi đầu (1926) Đức Chí Tôn dùng TIẾNG AN NAM làm chánh tự. Tiếng An Nam khi xưa thì thể hiện bằng chữ Nho, chữ Hán, chữ Nôm còn ngày nay thì dùng chữ quốc ngữ để thể hiện. Thánh Ngôn, Pháp Chánh Truyền…do cơ bút viết bằng chữ quốc ngữ và Tân Luật, Đạo Luật…được môn đệ soạn bằng chữ quốc ngữ nên trong trường hợp nầy nếu hiểu chánh tự là chữ quốc ngữ chắc cũng an toàn… 
Dùng chữ quốc ngữ để truyền bá tin mừng, giáo lý tôn giáo, lẽ công bằng, phù hợp với chân, thiện, mỹ chính là tiếp tục ý nguyện ban đầu của các vị lập ra chữ quốc ngữ.
Giáo lý Đại Đạo giúp cho nhân loại, xây dựng một thế giới đại đồng trong Bác Ái và Công Bằng, lấy theo chính lý mà luận thì đó là việc nâng cao giá trị chữ quốc ngữ lên trong thời toàn cầu hóa vậy.
9- Truyền thống trọng ơn.
Ông cha ta có dạy:
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng.
Miếng ăn, miếng uống thường ngày mà Việt tộc còn dùng đó để giáo huấn hậu tấn lòng biết ơn với người trước. Vậy công khó của các vị Giáo Sĩ, các vị cộng tác, công khó của Alexandre de Rhodes trong việc lập ra chữ quốc ngữ để nâng cao dân trí cho nước nhà thì một dân tộc có văn hiến hẳn nhiên phải biết ơn và cư xữ cho đúng mức.
Cái chơn lý của Đức Chí Tôn sẽ lần lược tiêu diệt tất cả tà quyền trên thế gian nầy. Mà chơn lý của Đức Chí Tôn đến với nhân loại phải nhờ vào chánh tự (là chữ quốc ngữ) nên tùng thị pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ: phụng sự cho nhân loại chính là thừa kế và thể hiện lòng biết ơn các vị đã tạo ra chữ quốc ngữ rất sâu xa.
Còn lẽ nhớ ơn thông thường trong xã hội BBT thiết tưởng khi Hội Thánh được phục hồi, 03 Hội lập quyền vạn linh được hội họp thì người đạo nên đưa vấn đề những vị có công trong việc lập ra chữ quốc ngữ ra bàn thảo cho thấu đáo và có những quyết định xứng tầm để thể hiện lòng biết ơn những người có công với chánh tự của nền đạo vậy. (hết trích).
@@@
II/- THIÊN THƠ: Thầy dạy ngày 25-02-1926 (TNHT Q1. Tr.11).
...Lạy là gì?  Là tỏ ra bề ngoài, lễ kỉnh trong lòng.
Chắp hai tay lại là tại sao? Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt, vị chi Âm-Dương; Âm-Dương hiệp nhứt phát khởi Càn-Khôn, sanh sanh hóa hóa. Tức là Đạo.
Lạy kẻ sống thì hai lạy là tại sao? Là nguồn cội của nhơn-sanh lưỡng hiệp Âm-Dương mà ra. Ấy là Đạo.
Vong phàm bốn lạy là tại sao? Là vì hai lạy là của phần người, còn một lạy Thiên, một lạy Địa.
Lạy Thần lạy Thánh thì ba lạy là tại sao? Là lạy đấng vào hàng thứ ba của Trời, và cũng chỉ rằng lạy Tinh-Khí-Thần hiệp nhứt. Ấy là Đạo.
Lạy Tiên lạy Phật thì chín lạy là tại sao?Là tại chín Đấng Cửu-Thiên khai hóa.
Còn lạy Thầy mười hai lạy là tại sao? Các con không biết đâu?
Thập nhị Khai-Thiên là Thầy, Chúa cả Càn-Khôn-Thế-Giái; nắm trọn thập nhị Thời-Thần vào tay; số mười hai là số riêng của Thầy....
@@@
Theo Thầy dạy thì khi lạy Tiên Phật 09 lạy.
Nhưng tại sao khi tụng Di Lặc Chơn Kinh khi đọc: Nam Mô Di Lặc Vương Phật... Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật kinh dạy lạy một lạy?
Chúng tôi hỏi một số vị thì được câu trả lời là nhiều quá nếu lạy 09 lạy như Thầy dạy thì lạy không nổi nên Hội Thánh giảm bớt...
Chúng tôi không tin cách giải thích như vậy, nhưng chẳng biết làm sao...  may thay Ngài Hồ Bảo Đạo hé ra một cách hiểu...

(CÒN TIẾP).
III/- GIẢI THÍCH KINH CÚNG TUẦN-CỬU