Trang

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

94. ĐỨC TIN KÝ SỰ 2. KỲ 01.


LỜI THƯA TRƯỚC.
Hành trình Đức Tin Ký Sự 02”.

 Từ ngày 03-09- Giáp Ngọ (26-09-2014)..
.
Đạo là con đường. Con đường để nhơn loại lập vị cho chính mình khi trãi bước trên đường luân hồi. Đó là cuộc hành trình đầy thử thách.
Hành trình cách đây hơn 13 thế kỷ của Đường Tăng là đi thỉnh chân lý. Đi thỉnh chân lý là đã biết địa chỉ của chân lý nên đi đến đó thỉnh về. Đường Tăng muốn thỉnh chân lý về để dâng hiến cho nhân loại (còn việc đời sau có thực hiện tốt hay không là một việc khác). Tiên sinh Ngô Thừa Ân đã lấy đó làm cảm hứng để viết nên bộ kỳ thư Tây Du Ký.
Hành trình của chúng tôi là đem chân lý ĐĐTKPĐ đến với đồng đạo. Nghĩa là chân lý đã có, đã hiện diện tại thế gian nầy và chúng tôi vào kho chọn lựa cái cần thiết để phục hồi cơ đạo rồi đem trình dâng cho bạn đồng sanh và đồng đạo. Do đâu mà dám viết vậy?
Xin thưa Đức Phật chỉ trăng và dạy rằng theo tay ta thì thấy trăng nhưng tay ta không phải là trăng. Nghĩa là chân lý còn xa xôi con người phải đi thỉnh về. Ngày nay Đức Chí Tôn đến hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Chính Thầy cầm cân công lý, tại Đền Thánh bàn tay cầm cân công lý có ngón tay chỉ xuống. Nghĩa là chân lý đã được Thầy đem đến thế gian nầy mà cụ thể là ĐDTKPĐ (Tòa Thánh nầy). Hai hành trình khác nhau về thời gian, không gian và nhân gian.

 Ngón tay chỉ trăng...Chân lý còn xa...

Ngón tay chỉ xuống...chân lý là đây...
Đường trần thì khách tục nối tiếp nhau đến và rời khỏi thế gian không ngừng nghĩ, hết lượn sóng nầy đến lượn sóng khác mới tạo nên tiếng nhạc trùng dương nơi biển trần khổ. Khách trần đến rồi đi là miên viễn thì tiếng nhạc trùng dương không bao giờ dứt...
 Đã đồng sanh làm phận người nơi cõi thế thì người sau thừa kế tinh hoa của người trước là điều đương nhiên phải có. Bởi vì dù sau hay trước cũng cùng nằm trong cuộc vận hành chung của tạo hóa: đưa nhân loại tiến đến cuộc sống trong bác ái công bằng.
Thời Nhị kỳ Tề Thiên có Gậy Như Ý để hàng phục những chướng ngại (yêu ma). Thời Tam kỳ có Cung Như Ý, có Xe Như Ý. Tề Thiên có Kim Cô dằn thúc để không loạn động.... Tam Kỳ: Dở Kim Cô đưa tiếp linh quang...(Kinh Đệ Thất Cửu câu 10). Dở Kim Cô là gì? là gở bỏ những giới hạn của chính mình và thời đại để tấn hóa cho đến cõi niết bàn (là cảnh giải thoát hoàn toàn) trên con đường luân hồi chuyển kiếp. Tại sao phải dở Kim Cô? Vì thời Tam kỳ phổ độ đã mở ra cơ tận độ.
Kim Cô của Tề Thiên (hành giả) thời Nhị kỳ là tất yếu bởi nguyên lý của Nhị kỳ là Nhứt bản tán vạn thù (từ một gốc chia ra rất nhiều). Đó là cơ phân tán, chưa phải là cơ tận độ nên có những giới hạn.....Con người thời Nhị kỳ nên còn có những biên giới của quốc gia của châu lục không thể vượt qua... muốn ra khỏi giới hạn thì bị nhức đầu. Tại sao không nhức chân nhức tay mà nhức đầu? Vì bộ não không nghĩ ra cách vượt qua những giới hạn đương nhiên của thời Nhị kỳ.
Muốn đóng địa ngục cho nhân loại thì cũng không được (suy nghĩ đến nhức đầu mà vẫn không giải quyết được). Tại sao câu chú nhức đầu đó là của Đức Quan Âm? Bởi Quan Âm là thời gian, phải chờ thời gian, chờ cơ tận độ. Người tu thời nào cũng có tấm lòng với nhân loại nhưng cái khả năng của thời Nhị kỳ còn bị giới hạn muốn làm những điều vượt thời gian thì có nghĩ nát óc cũng không có giáo án, sử chương, không thể có công thức, mô hình nên hành giả phải chịu nhức đầu mà trở lại với hiện thực... bởi nhằm vào buổi cột nên đành phải chịu vậy.
Ngô Tiên Sinh sống thời Nhị kỳ nên cũng bị giới hạn của thời Nhị kỳ... nhận ra sự thật muốn vượt thoát không được... nên thể hiện sự nhức đầu của hành giả xãy ra khi muốn vượt thoát khỏi Tam Tạng (nguyên lý của Nhị kỳ) hay thực tại (xã hội thời Nhị kỳ) không được đành phải chấp nhận thực tại... Con người bị giới hạn bởi tài nguyên và môi trường là điều tất yếu... nhức đầu thì cũng phải đành chịu...
Nói trắng ra thời Nhị kỳ dầu cho hành giả có tấm lòng đưa nhân loại đến cảnh sống trong bác ái và công bằng cũng chưa có thể pháp, bí pháp và mật pháp để thực hiện. Hành giả có nghĩ đến nát óc (nhức đầu) vẫn không có lối ra mà phải chờ đến Tam kỳ.
 Nguyên lý của Tam kỳ: vạn thù qui nhứt bản (Từ chổ rất nhiều qui về một gốc). Đó là cơ qui nhứt, là khai cơ tận độ là buổi mở, nên Thầy mở hết không còn giới hạn. Những tiến bộ của khoa học và kỷ thuật đã đưa nhân loại đến cảnh năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà, càn khôn dĩ tận thức....nên đủ khả năng biến hóa (Cung tận thức thần thông biến hóa- Kinh Đệ Bát Cửu- câu 05). Cung tận thức đã biến hóa để biên giới của các quốc gia ngày nay không còn là một nan đề. Kinh Thánh dạy rằng khi Đức Chúa Trời đóng thì không ai mở được và khi mở không ai đóng được là như vậy.
Không gian của Đường Tăng là nền văn minh nông nghiệp di chuyển bằng sức của gia súc hay cơ bắp. Thường là các vị phải đến nơi mới gặp vấn đề... Con người sống thời văn minh vi điện tử...di chuyển bằng cơ giới... giao tiếp bằng sóng điện từ... trước thế giới phẳng một cái nhấp chuột đã liên lạc được với bạn đồng sanh khắp thế giới... Nhìn những ảnh chụp hành tinh chúng ta đang sống cho ta cái cảm giác về  trái đất như một ngôi làng nhỏ bé và xa xôi trong vũ trụ mênh mông. Sự liên lạc của nhân loại trên hành tinh nầy hầu như tức thời, đem nhân loại đến rất gần nhau...
Buổi khai cơ tận độ nên những nan đề của thời nhị kỳ không còn nữa cái kim cô đã được dở bỏ... Người muốn đến tìm đến với chân lý (xây dựng thế giới đại đồng trong bác ái và công bằng) đã có địa chỉ (Tòa Thánh Tây Ninh). Nơi đó có công thức, có mô hình, có bộ máy nhân sự thực hiện .... Công thức và mô hình không phải là chuyện liêu trai hoang tưởng mà đã được tôn giáo Cao Đài thí nghiệm hẳn hoi.
Về mặt xã hội: Đạo Cao Đài đã thực hiện một cuộc cách mạng bằng phương pháp ôn hòa qua 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để xây dựng nên vùng Châu Thành Thánh Địa. Chánh phủ Pháp lúc đó đã nhận xét: Đạo Cao Đài lập một quốc gia trong một quốc gia. Nghĩa là từ năm 1926 Hội Thánh Cao Đài đã âm thầm làm một cuộc cách mạng nhơn nghĩa ngay trước mắt chính quyền thuộc địa để làm mẫu mực cho nhân loại. (1).
Về tôn giáo: Cách lập pháp của Đức Chí Tôn là lập quyền cho nhân loại. Nhơn loại có mặt trong tôn giáo và ngoài tôn giáo. Quyền của nhân loại trong tôn giáo thể hiện qua cơ chế 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh. Trong xã hội đó là Lập Quyền Dân. Một địa cầu mới (địa cầu 67) đã được mở ra ngay trên địa cầu nhân loại đang sống (địa cầu 68). (2). 
Cõi người của Đường Tăng là thời Nhị kỳ phổ độ, (tranh đấu quyết liệt để sinh tồn). Thời nhị kỳ tập thể nầy có thể tiêu diệt tập thể khác mà vẫn an toàn (lẽ phải trong tay kẻ mạnh). Cõi người của Tam Kỳ Phổ Độ (phải tương nhượng nhau để sinh tồn), công lý phải đánh đổ cường quyền, kẻ nhỏ nhoi sẽ trở nên quyền thế. Tại sao có được điều đó?
Nhờ tài nguyên và môi trường thời Tam Kỳ: Sự phát triễn của khoa học và kỷ thuật nên internet ra đời. Ngày xưa muốn ra một tờ báo, một nhà in rất khó khăn, tốn kém, lệ thuộc nhiều thứ và có thể bị phá hoại bất cứ lúc nào. Ngày nay việc ra một Blog, một facebook, một trang web, một tờ báo điện tử là điều rất bình thường với người có hiểu biết về thế giới phẳng. Nhiều tờ báo giấy ra đời rất lâu và rất có uy tín đã phải thu xếp gọn lại (thậm chí đình bản). Thế giới phẳng tin tức rất nhanh và đa dạng đang làm cho các chế độ độc tài, cường quyền run sợ và thù địch với internet... kẻ nhỏ nhoi bị ức hiếp đang đứng lên nắm lại quyền mình, đang tự lập quyền mình rất rõ ràng. Công lý đánh đổ cường quyền chỉ còn là chuyện của thời gian mà thôi.
Thời Tam kỳ là thời của vũ khí hóa học, của bom vi trùng của nguyên tử và hạt nhân... phải biến đối đầu thành đối thoại nếu không một bên ra tay thì cả hai cùng chết. Cái khác biệt trong chiến tranh thời nguyên tử là như vậy. Vũ khí của thời tam kỳ sát hại tất cả sinh vật trong phạm vi của nó mà không phân biệt là bạn hay thù hoặc chính người đã sản xuất ra nó. Người xưa nói phù thủy lụy âm binh ngày nay chúng ta thấy nhân loại vẫn phải kinh sợ những vũ khí do nhân loại tạo ra...   
Kinh Thánh ghi lại Đức Chúa đã làm những chuyện như: Chúa làm cho nước thành rượu, bánh mì và cá từ ít thành nhiều (phát đủ cho người đến nghe Chúa giảng đạo mà còn dư thừa), đi trên mặt biển như đi trên đất bằng, chữa lành nhiều bệnh nan y...Kinh Thánh gọi đó là phép lạ. Nhưng thực tế chúng ta thấy Thiên chúa giáo đã tạo nên một nền văn minh đúng như chúa đã làm và nhân loại đang hưởng dụng. Chữ phép lạ giờ đây chúng ta hiểu đó chính là những kết quả (của khoa học, kỷ thuật) khởi phát từ giáo lý Chúa giảng (Chúa tạo ra ý tưởng và các nhà khoa học lúc đầu phần lớn xuất thân từ nhà thờ). Đó là tôn giáo tạo ra văn minh.
Quan sát các quốc gia theo Thiên Chúa Giáo chúng ta phải ghi nhận một sự thật hiển nhiên là phần vật chất trong đời sống của họ cao nên kéo theo tinh thần ít bị ràng buộc. Họ thích làm việc thiện nhưng chưa hẳn là thích đến nhà thờ. Về tự do dân chủ họ cũng cao hơn những nước Á Đông (ảnh hưởng của Phật Giáo).
CÒN TIẾP....

BNS THÔNG LIÊN của Khối Nhơn Sanh số 29 (27-10-2010):