Trang

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

963. Lá phiếu MÁU...

Các trí thức, các Luật sư cần sát cánh trong tất cả các trường hợp nầy... Đó chính là quần chúng nồng cốt để thay đổi xã hội hiện nay....ĐÓ LÀ NHỮNG LÁ PHIẾU BẰNG MÁU BIỂU QUYẾT CHO SỰ THAY ĐỔI XÃ HỘI ĐANG ĐÀY ĐỌA DÂN VÀ ĂN THỊT DÂN...
Đang lấy lời khai, công an bỏ đi... ăn tiệc!
HOÀNG NAM - Thứ Tư, ngày 30/12/2015 - 02:45
(PL)- Quá trình làm việc, điều tra viên bỏ đi nhậu rồi về “lấy lời khai” tiếp. Sau đó điều tra viên bỏ đi… uống trà, mặc kệ người dân nhịn đói.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Đoàn Văn Tuấn, Trưởng Công an huyện Tân Phước (Tiền Giang), cho biết cơ quan này vừa họp tập thể và thống nhất đề xuất hình thức phê bình kiểm điểm trước đơn vị đối với hai cán bộ công an thuộc Đội CSĐT tội phạm về TTXH Công an huyện Tân Phước vì đã có một số vi phạm trong quá trình làm việc. “Công an huyện đã báo cáo đề xuất với Công an tỉnh Tiền Giang nhưng đến nay công an tỉnh vẫn chưa có quyết định xử lý” - Đại tá Tuấn nói.
Nghi con, gọi điện thoại mời… cha
Theo anh Nguyễn Hoàng Tùng (19 tuổi, ngụ Phước Lập, Tân Phước), khoảng 20 giờ ngày 5-3, anh cùng một số người bạn đang tổ chức liên hoan trên địa bàn xã thì bị một nhóm thanh niên khác ập vào tấn công. Anh Tùng bị đánh trúng đầu gối nên đến Trung tâm Y tế huyện Tân Phước khám bệnh, lấy thuốc rồi ra về trong đêm.
Sáng 6-3, Trung úy Lê Hữu Vấn (thuộc Đội CSĐT tội phạm về TTXH công an huyện) gọi điện thoại cho cha của anh Tùng là ông Nguyễn Văn Vũ, yêu cầu ông Vũ chở Tùng đến trụ sở công an huyện làm việc.
Khoảng 13 giờ cùng ngày, cha con anh Tùng đến công an huyện theo yêu cầu. Tại đây, Đại úy Trần Văn Hải, Phó Đội trưởng Đội CSĐT tội phạm về TTXH công an huyện, yêu cầu ông Vũ ngồi ngoài chờ, còn anh Tùng bị Đại úy Hải làm việc hơn tám giờ liền.
Trong quá trình làm việc, người nhà có hai lần xin cho anh Tùng về nhưng không được chấp thuận. Đến khoảng 20 giờ 30, người nhà vẫn ngồi trong phòng chờ (cách phòng làm việc 5-10 m) thì đột ngột nghe tiếng hô của một cán bộ công an. Mọi người chạy đến, thấy anh Tùng nằm co giật, bất tỉnh nên gia đình đưa đi cấp cứu.
“Lần đầu xin anh Hải không được nên khoảng 14 giờ 30 tôi đi về. Đến 19 giờ 30, tôi cùng bốn người thân khác tiếp tục đến trụ sở công an huyện xin cho con về. Lúc này Đại úy Hải đã có mùi rượu nồng nặc vẫn không chấp thuận” - ông Vũ kể.
Cũng theo ông Vũ, anh Tùng nằm bệnh viện điều trị một tuần với chẩn đoán là đa chấn thương. “Chúng tôi còn phát hiện các vết bầm ở vùng cổ và hạ sườn bên trái của Tùng nên đã chụp ảnh làm chứng cứ. Sau đó, chúng tôi đến công an huyện đề nghị cấp giấy giám định thương tích nhưng mãi đến gần giữa tháng 10-2015 (bảy tháng sau) họ mới cấp giấy” - ông Vũ nói.
http://static.phapluattp.vn/uploaded/thanhtung/2015_12_30/5-chot_buwg.jpg?width=470
Anh Nguyễn Hoàng Tùng phải uống thuốc theo đơn của BV Tâm thần Tiền Giang nhiều tháng nay. Ảnh: HOÀNG NAM
http://static.phapluattp.vn/uploaded/thanhtung/2015_12_30/5-box_dncl.jpg?width=470

Vết thương trên cổ anh Nguyễn Hoàng Tùng được gia đình nói là phát sinh sau khi làm việc với công an. (Ảnh do gia đình anh Tùng cung cấp)
Mời dân rồi... bỏ đói?
Ngày 13-10, Trung tâm Pháp y Tiền Giang tổ chức giám định sức khỏe anh Tùng có chẩn đoán co giật toàn thân, mất ngủ, nhức đầu chóng mặt và yêu cầu bệnh nhân khám tâm thần. Từ đó, cơ quan giám định pháp y đề nghị anh Tùng khám chuyên khoa tại bệnh viện tâm thần. Ngày 15-10, BV Tâm thần Tiền Giang xác định anh Tùng có hội chứng sau chấn động não, bị co giật toàn thân chưa rõ nguyên do.
Từ sau buổi khám này đến nay, anh Tùng phải liên tục uống thuốc theo đơn của bệnh viện tâm thần. Theo ông Vũ, trước đây Tùng nghỉ học làm thợ hồ phụ giúp gia đình. Từ ngày xảy ra vụ việc, anh Tùng thường xuyên bị co giật, không thể leo cao được nên phải ở nhà và uống thuốc do bệnh viện tâm thần cấp.
Trả lời PV, Đại tá Tuấn cho biết việc ông Hải làm việc với anh Tùng hơn tám giờ tại phòng hỏi cung, không ghi lời khai khi chưa có quyết định tạm giữ hành chính, không báo cáo xin ý kiến Ban Chỉ huy công an huyện là sai. Ngoài ra, ông Hải còn sai khi quá trình làm việc kéo dài, không cho anh Tùng ăn uống mà lại bỏ đi uống rượu bia.
“Quy định hiện hành không buộc cơ quan công an cho người bị mời làm việc ăn uống. Tuy nhiên, tôi đã nhiều lần nhắc nhở anh em phải vận dụng linh hoạt, nếu làm việc trong thời gian kéo dài thì nên cho họ thời gian tạm nghỉ, ăn uống chứ làm việc suốt 7-8 tiếng mà không cho nghỉ ngơi, ăn uống thì sao chịu nổi” - Đại tá Tuấn nói thêm.
Cũng theo Đại tá Tuấn, trong vụ này Trung úy Vấn cũng sai khi không gửi giấy mời cho anh Tùng, cũng không gọi điện thoại mời anh Tùng mà gọi điện thoại cho cha anh Tùng để “triệu” Tùng đến làm việc.
Hơn bảy tháng mới giám định cũng không sao?!
Phóng viên: Việc anh Tùng tố cáo bị ông Hải đánh được kết luận ra sao, thưa ông?
+ Đại tá Đoàn Văn TuấnTrưởng Công an huyện Tân Phước: Thanh tra công an tỉnh chưa có cơ sở kết luận anh Tùng bị đánh.
. Nhưng sau khi bị ông Hải mời làm việc thì gia đình phát hiện anh Tùng có nhiều vết thương. BV Đa khoa Tiền Giang cũng ghi đa chấn thương phần mềm, trong khi hồ sơ Trung tâm Y tế huyện Tân Phước cho thấy trước khi bị mời làm việc, anh Tùng chỉ bị một vết bầm ở đầu gối. Điều này được giải thích ra sao?
+ Gia đình anh Tùng có chụp ảnh các vết thương cho rằng bị công an đánh. Mình có thể nghi ngờ nhưng phải căn cứ vào chứng cứ. Kết luận giám định tỉ lệ giám định thương tích là 0% nên không xử lý.
. Sao công an huyện không cấp giấy để anh Tùng đi giám định sớm mà đợi đến bảy tháng sau mới cấp?
+ Đến khi tôi về đây (1-7) thì đã có quyết định cho đi giám định rồi. Trước đó thế nào tôi không rõ vì tôi không trực tiếp chỉ đạo xử lý.
. Việc để một thời gian dài mới giám định thì những vết thương phần mềm sẽ lành, việc giám định còn khách quan không?
+ Liên quan đến khoa học thì tôi chịu.
. Nhưng ông có cho rằng nếu giám định sớm thì sẽ rõ nhiều vấn đề, ít nhất người dân sẽ không nghi ngờ có bao che?
+ Nếu có thương tích gây biến dạng như gãy răng, gãy tay… thì mấy năm sau vẫn giám định được. Nếu anh chỉ bị phần mềm thì sau 5-10 ngày sẽ không còn. Vì vậy nếu là vết thương phần mềm thì tại thời điểm đó giám định cũng không có.
Thanh tra tỉnh đã kết luận cụ thể nên gia đình không nên quá bức xúc. Ở đây tôi nói anh em có sai, như Đại úy Hải làm việc với anh Tùng nhưng không lấy lời khai, rồi bỏ đi ăn tiệc mà không phân công ai thay thế. Đại úy Hải có uống bia rượu rồi về tiếp tục làm việc và bỏ đi uống trà là sai nữa.
Nghĩa là anh em làm việc theo kiểu “nông dân”, tình cảm mà không có nguyên tắc. Qua họp tập thể anh em (Đại úy Hải, Trung úy Vấn - PV) đã thừa nhận có sai.
_________________________________
Co giật toàn thân, khai do bị đánh
Tối 5-3 (hôm xảy ra sự việc đánh nhau giữa các thanh niên - PV), bệnh nhân Tùng nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, bị một vết bầm nhẹ ở đầu gối phải. Ngoài ra, toàn thân không trầy xước, cổ mềm, bụng mềm không đau, các cơ quan khác chưa ghi nhận bất thường.
Ngày 6-3 (hôm anh Tùng bị công an mời - PV), bệnh nhân tiếp tục nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, tay chân gồng cứng, cổ cứng, khai do bị đánh. Trung tâm đã cho bệnh nhân thở ôxy 20 phút, sau đó chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
BS LÊ VĂN ĐỨCGiám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Phước

HOÀNG NAM