Trang

Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

880. Bài học bất đắc dĩ...

Người Mỹ học cách phản ứng trước những vụ nổ súng vào đám đông
04.12.2015.
VOA.
Sự kiện các vụ nổ súng vào đám đông xảy ra thường xuyên ở Hoa Kỳ đang làm cho người Mỹ ngày càng nhận thức rằng họ phải sẵn sàng ứng phó với khả năng đó và biết cách đáp lại. Các công ty, trường học và thường dân Mỹ đang nhận được lời khuyên của các chuyên gia về an ninh và các nhà tâm lý học. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke ghi nhận chi tiết.:


Cảnh sát hướng dẫn người dân đến khu vực an toàn khi xảy ra vụ nổ súng ở San Bernardino, California, ngày 2/12/2015.
Cảnh sát ở Forth Worth, Texas, đã xây một ngôi làng để huấn luyện cho các toán nhân viên thi hành công lực đặc biệt cách đáp ứng với những vụ tấn công bạo động. Ngôi làng gọi là “làng chiến thuật” có một trường học, một ngân hàng, một văn phòng và các căn hộ, tất cả đều ở chung dưới một mái nhà. Các bức tường có thể di dời để tạo ra những khoảng trống và tình huống mới. Cảnh sát viên Tracey Knight nói:
“Nhiệm vụ của chúng tôi là lúc nào cũng làm tốt hơn, và chúng tôi phải tốt hơn so với những mối đe dọa chờ chực sẵn”.
Nhưng những kẻ tấn công có vũ trang có thể giết chết và làm hại nhiều người trước khi cảnh sát có thể ngăn chặn bọn chúng. Vì thế mà các công ty đang tuyển dụng những người chuyên môn về an ninh để huấn luyện cho nhân viên cách thức đáp ứng với những tình huống có kẻ tấn công bằng súng.
Ông John Bruner, thuộc công ty tham vấn về khủng hoảng, nói:
“Ta cần phải có phản ứng. 5 giây đầu tiên trong sự cố có kẻ tấn công bằng súng đang hành động là rất quan trọng”.
Từng là cảnh sát viên và thám tử 20 năm, ông John Bruner hiện đang điều hành công ty tham vấn an ninh riêng của mình. Ông nói phần lớn mọi người quá sững sờ không kịp phản ứng khi đối đầu với một kẻ nổ súng, nhưng họ có thể được huấn luyện để có thể tự động phản ứng. Ông nói tiếp:
“Nếu được huấn luyện cho những tình huống này, thì ta sẽ làm cái trí nhớ về cơ bắp đó mạnh hơn”.
Lời khuyên của ông Bruner là tập chạy đến nơi thoát gần nhất và báo động cho những người khác nếu ta ở chỗ vừa đủ xa đối với kẻ mang súng. Nếu ta ở gần hơn, thì hãy tìm cách gây sự lơ đãng. Nếu không có lối ra, nhân viên phải sẵn sàng núp trốn và tự dựng lên những rào cản cho mình. Ông giảng giải:
“Chúng ta khóa cái cửa này lại. Nếu ta có những thiết bị thứ yếu, thì chúng sẽ giúp cho chúng ta”.
Ông nói nếu không trốn núp hay bỏ chạy được, ta phải quyết liệt tranh đấu cho sự sống còn của mình.
“Ta có thể phải đâm vào vai kẻ tấn công. Có thể phải đâm ngay vào mặt hắn ta. Bây giờ là chuyện sống chết. Ta phải có một thái độ của một chiến sĩ tìm sự sống còn cho mình”.
Khả năng bị tấn công ở nơi làm việc rất nhỏ, nhưng nhiều bản tin của giới truyền thông về những vụ nổ súng vào đám đông gây ra sự lo ngại và thậm chí sợ hãi. Các chuyên gia tâm lý nêu ra điểm khủng bố đã có từ lâu đời, và thói quen giúp ta dễ chịu đựng hơn.
“Như bữa ăn tối trong gia đình là hết sức quan trọng, nhất là vào một thời điểm như lúc này khi ta chia sẻ những gì xảy ra trong ngày, những chuyện vô hại đem lại cho mình cảm giác an toàn và đúng mực”.

Các vụ nổ súng vào đám đông tại Hoa Kỳ đã xảy ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây, lên tới con số 355 vụ riêng trong năm nay.