Trang

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

886. Đính kèm trong tường trình về Thánh Lịnh 257.

CÁO LỖI & BỔ SUNG.

Do bị rớt net nên thiếu phần đính kèm trong Tường Trình gởi chức sắc Hiệp Thiên Đài. Chúng tôi xin bổ sung.


ĐÍNH KÈM 01.

HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG.
SỒ:257/HP.HN
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
      (Tam Thập Nhị Niên).
       Tòa Thánh Tây Ninh.
HỘ PHÁP.
 CHƯỞNG QUẢN NHỊ HỬU HÌNH ĐÀI
     HIỆP THIÊN VÀ CỬU TRÙNG.
                                              THÁNH LỊNH.
Gởi cho Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài và Ba Chánh Phối Sư Cửu Trùng Đài.
Chư Hiền Huynh và Chư Hiền Hữu. 
Theo chơn truyền luật pháp của Đạo thì Thánh thể của Đức Chí Tôn từ Tín Đồ dĩ chí Giáo Tông và Hộ Pháp thì nó chỉ làm một với nhau mà các bạn đã ngó thấy. 
Trên thì có Giáo Tông Hộ Pháp và Đầu Sư còn dưới thì có Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự là Giáo Tông, Hộ Pháp và Đầu Sư  Em.
Vậy thì dù cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội  Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.
Ấy vậy chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị  quỉ  quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng liêng của Đạo.
Có lẽ Chính quyền Ngô Đình Diệm sẽ bắt những Chức Sắc trọng yếu của Hội Thánh Cửu Trùng Đài và Phước Thiện thì tức cấp giờ nầy công cử người thay thế để đặng đương đầu cùng thời cuộc.
Nói cho cùng nước:  Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt  đi nữa thì dưới nầy các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ.
Chức Sắc Thiên Phong đương cầm quyền của hai Hội Thánh phải dự định sẳn người thay thế cho mình trước khi bị bắt.
Phải triệt để tuân y và thi hành Thánh Lịnh nầy.

                                            Kiêm Biên Ngày 11-01-Đinh Dậu.
                                                     (DL. 10-02-1957)
                                                                   Hộ Pháp
                                                                    (Ấn  Ký).



ĐÍNH KÈM 02.

NAM MÔ
CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

NGUYỆN VỌNG:
MỞ ĐẠI HỘI NHƠN SANH
“Tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 10-04-Ất Mùi (27-05-2015)”.

Kính bạch Hội Thánh.
Kính quí chức sắc, chức việc và đồng đạo.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (ĐĐTKPĐ) gọi tắc là Đạo Cao Đài tổ chức Lễ Khai Đạo năm 1926 tại Chùa Gò Kén, Làng Long Thành, Tỉnh Tây Ninh. Đạo đã có 08 lần mở Đại Hội Nhơn Sanh (ĐHNS) vào các năm:1931, 1932, 1937, 1946, 1951, 1964, 1967, 1974.
Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần (1974) cách nay đã 40 năm.
Như vậy nguyện vọng mở ĐHNS để công cử nhân sự tôn giáo gầy dựng lại bộ máy hành chánh tôn giáo từ Trung Ương đến Địa Phương (cầm giềng mối đạo) là chánh đáng.
Ngày 18-09-2014 Ban Đối Ngoại của Khối Nhơn Sanh đã đến Thủ đô Washington (Hoa Kỳ) trình bày nguyện vọng mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Bộ Ngoại Giao và gởi hồ sơ đến Quốc Hội Mỹ. KNS đã mời Liên Hiệp Quốc, các tôn giáo bạn, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông, hiền nhân quân tử giám sát và giúp hay theo chuẩn của Liên Hiệp Quốc.  Chúng tôi xin trình bày các căn cứ và các bước tiến hành như sau:
A/- CĂN CỨ VÀO LUẬT ĐẠO.
I/- Cách lập pháp của Đức Chí Tôn:
1/. Ngày 15-04-1928 Thầy dạy:... Thầy tưởng chẳng còn nói, nếu ai là đạo đức, đọc đến cách lập pháp của Thầy mà chẳng mừng dùm cho nhân loại...(TNHT Q2 trang 51)
 2/. Ngày 23-12-1931 Thầy dạy về 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh:
Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. (TNHT Q2 trang 83).
II/- Luật Lệ Chung Các Hội ban hành ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12-1934).  Ðiều Thứ Mười: Buổi nhóm.
Mổi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ; Chư Nghị viên phải đến cho đúng giờ nhóm chớ nên vô cớ mà bê trể. Như Nghị trưởng định nhóm giờ nào khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ phải mở Hội không kể số Nghị viên nhiều ít.
Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì Phó Nghị trưởng thay thế, một Nghị viên chức lớn hoặc lâu củ hơn hết hoặc tuổi tác lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.
Còn như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu củ hơn hết ngồi Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng. Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến thì ngồi chổ Nghị viên. Nếu vô cớ mà không đến nhóm Hội thì phải bị phần phạt có định trong các nội luật.
PHÂN TÍCH:
Theo qui định trên thì trong buổi hội nếu Nghị Trưởng vắng mặt hay đến trễ (sau 15 phút) đã có Phó Nghị Trưởng thay thế. Nếu không có Phó Nghị Trưởng thì hàng phẩm kế tiếp lên thay thế ngay trong buổi hội.  Cứ thế tính dần xuống... đến cuối cùng thì một vị Đạo Hữu (Tín đồ quèn) cũng có đủ tư cách cầm quyền Nghị Trưởng. Xin lưu ý rằng thay thế TRÁCH NHIỆM Nghị trưởng chớ chẳng phải thay thế phẩm tước (Thượng Chánh Phối Sư).
Luật định rõ quyền thay thế đương nhiên thì cứ thế thực hiện. Bởi vì nghị viên là những người đã được chọn, cử từ các địa phương về Hội nên Luật định không cần phải công cử. Không phải tùy cơ ứng biến MÀ cách thức ứng biến đã định sẳn thể hiện sự tiên liệu và bản sắc trong lành của đạo.
Cách lập pháp của Thượng Đế là cho quyền thay thế.
Trong ĐĐTKPĐ nhơn sanh đối quyền với Trời. Trời không bị bế tắc thì ĐHNS của ĐĐTKPĐ không hề bị bế tắc trong mọi trường hợp; (thiếu chức sắc đột xuất trong một buổi họp hay lâu dài suốt 40 năm nay) mà khi tiến hành VẪN đúng luật.
Đó chính là cơ sở để chúng ta mạnh dạn trình chánh nguyện vọng mở ĐHNS đến toàn đạo, chính phủ và cả thế giới. Qua đó trình bày được cách lập pháp của Thượng Đế trong ĐĐTKPĐ. Dân chủ phải có đề mục, có cơ chế nhìn thấy được, thực hiện rõ ràng, minh bạch trước mắt nhân loại chớ chẳng phải mơ hồ trừu tượng.
Đạo có niêm luật để phụng sự nhân loại được hiệu quả. Mà nhân loại có khi biến, có khi thường. Đạo thì dĩ bất biến ứng vạn biến (lấy cái bất biến “là đạo đức” ứng phó với hằng hà sa số cái biến) trong mọi tình huống.
Đức Lý Giáo Tông dạy ngày 01-08-1931 (Tân Mùi): ..Lão đã lắm phen thấy điều khó khăn mắc mỏ của phần ấy nên ra tay dục loạn đặng phân rõ chành tà hầu giúp phương cho Hội Thánh trừ khử... Hiền hữu biết rằng trong trận trí binh nầy, nếu không đủ tài tình oai dõng thì chẳng hề thắng đặng…(TNHT Q2. T. 82).
Trong cuộc chiến giữa chánh và tà, thiện và ác, nhân nghĩa và bạo tàn, tự do và áp bức, độc tài và dân chủ, chánh nghĩa và phi nghĩa thì ĐĐTKPĐ có binh thư chiến pháp (là pháp luật đạo) và kinh thư chiến lược (là giáo lý đạo) tiên liệu và đáp ứng cho mọi tình huống xãy đến.
Đạo của Thượng Đế lập thành thì nó trong lành và minh triết như chính Thượng Đế. Nhiều môn đệ Chí Tôn không tìm hiểu hay bị lợi dụng rồi tạo ra ngôn luận trái chiều nhau làm cho người đời hiểu sai bản sắc trong lành và minh triết của đạo.
Ngày nay chúng ta trình bày rõ ràng để cả thế giới thấy rằng cách lập pháp của Thượng Đế dạy cho ĐĐTKPĐ là kho chí bữu đối với xã hội cần dân chủ và nhân quyền..
@@@
III/- Nội Luật Hội Nhơn Sanh ban hành ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12-1934).  Ðiều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau nầy:
1/- Giáo hoá Nhơn Sanh.
2/- Lo liệu phương hay cho Ðạo với Ðời khỏi điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức của Nhơn Sanh.
3/- Phổ Ðộ Nhơn Sanh vào cửa Ðạo dìu dắt Tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Ðạo.
4/- Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ của Ðạo không phù hợp với trình độ trí thức tinh thần của Nhơn Sanh.
5/- Lo cho nền Ðạo được trong ấm ngoài êm, và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6/- Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của Ðạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị sổ phỏng định năm tới.
@@@
Trong 06 điều bàn tính trên đây xét thấy đều là những vấn đề nội bộ của ĐĐTKPĐ; là việc của Đạo. Mà việc đạo là đạo đức, nên pháp luật và giáo lý đạo cũng thể hiện cho đạo đức. Mà đạo đức là quyền căn bản và phổ quát của nhân loại nên chẳng có một quyền lực nào có quyền cấm đoán. Còn như làm việc đạo đức mà còn phải xin phép và chờ cho phép thì chưa đáng là xã hội của loài người. Đó là TÀ QUYỀN (không phải chính quyền). Đã là tà quyền thì người đạo không theo.
Lập trường ba không của Hội Thánh Cao Đài:
Không chống chánh quyền, không theo chánh quyền và không tranh với chánh quyền.
Nếu một quyền lực nào không chấp nhận người đạo làm công việc đạo đức trong ĐĐTKPĐ thì cứ ra văn bản rõ ràng. Đó là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng. Chúng ta sẳn sàng kiện họ ra quốc tế. Chúng ta phải minh bạch ra để người đạo hiểu mà không phạm vào quyền đời và quyền đời cũng không nên phạm vào việc đạo.
(Vi Bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm 1937, trang 30: Phần chức việc......đối đãi với đời khỏi phạm pháp hoặc đời đối với đạo muốn phạm pháp cũng không đặng...).
IV/- Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp ngày 11-01-Đinh Dậu. (10-02-1957):
... Vậy thì dù cho cội Đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẫy chồi, biến thành năm bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội  Thánh của Đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt.
Ấy vậy chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị  quỉ  quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng liêng của Đạo....
...Nói cho cùng nước:  Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt  đi nữa thì dưới nầy các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ.
Phải triệt để tuân y và thi hành Thánh Lịnh nầy.
Thánh lịnh 257 có mấy điểm cần lưu tâm:
./- Thánh Lịnh có giá trị trong thất ức niên.
./- Chỉ ra cách thức hành đạo rất tự chủ khi gặp biến sự.
./- Nhấn mạnh trách nhiệm phụng sự  của người đạo (không kể đến phẩm bậc). Công cử người có khả năng cầm giềng mối đạo (là nhận lãnh trách nhiệm) chứ không công cử lên phẩm tước.
Tóm lại: Nguyện vọng mở ĐHNS là đúng với Luật 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh và Thánh Lịnh 257.
B/- CĂN CỨ VÀO LUẬT NƯỚC.
I/- Hiến pháp năm 2013.   Điều 24
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
II/- Nghị Định 92 ngày 08-11-2012. Điều 2. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Nếu chính quyền các cấp thấy chúng ta có vi phạm điều nào so với luật pháp hiện hành thì vui lòng ra văn bản hướng dẫn cụ thể để chúng ta biết mà điều chỉnh cho khỏi vi phạm.
C/- CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH.
Khối Nhơn Sanh phát động và công khai thực hiện:
1/- Phát hành thư gởi đến chức sắc: Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện để kính nhờ sự góp ý và góp sức giúp hay cho KNS. Mời đồng đạo còn theo chánh giáo chơn truyền hiệp đồng với KNS (theo nguyên tắc tự chủ, hợp tác) để chung lo mở ĐHNS vào năm 2015.
2/- Tự do tôn giáo là quyền căn bản không phải diện xin cho. KNS kính mời Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông quốc tế, hiền nhân quân tử giám sát và giúp đở xem chúng tôi có vi phạm gì vào luật pháp Việt Nam và nhân quyền theo chuẩn chung của Liên Hiệp Quốc hay không.
3/- Góp ý để cũng cố, phát triễn Hội Thánh Em (hướng dẫn cách lập Hội Thánh Em ở những nơi chưa có) để lập bộ đạo... tiến đến chọn nghị viên, phái viên theo luật đạo.
4/- KNS công cử nhiều phái đoàn đến địa phương giải thích về quyền của người đạo theo pháp luật đạo và đời. Hiệp với người đạo các địa phương tụng kinh tại Thánh Thất, Điện Thờ hay tư gia để cầu xin ơn trên trợ giúp cho Đại Hội Nhơn Sanh được kết quả.
5/- Trọn tin vào Thượng Đế.
Thượng Đế dạy ngày 15-08- Bính Dần (1926):
...các con phải gắng sức, Thầy hàng ở bên các con, chẳng hề bỏ các con buổi nào thì tưởng chưa ai phá đạo đặng (TNHT Q2 trang 11)
Thượng Đế dạy năm 1927:
Thầy để một lời nầy cho các con yên dạ, dầu cho ai có quyền phép tiêu diệt Càn Khôn đi nữa cũng khó ngăn đặng Ðạo Thầy. Như ai buộc các con đóng cửa chùa thì cứ tuân mạng, đợi chừng nào các sắc con cái Thầy đến mở cửa sẽ hay.( Đạo Sử Q.2. T.226)
ĐHNS của ĐĐTKPĐ đã bị gián đoạn 40 năm nay.
Chúng ta có bổn phận trình chánh nguyện vọng mở ĐHNS vào năm 2015 đến đồng đạo. Từ đó tạo ra công việc chung cho toàn đạo là mở ĐHNS thể hiện quyền tự do tín ngưỡng của ĐĐTKPĐ.
Nay kính.
Việt Nam ngày 27-08-Giáp Ngọ.
(20-09-2014).
Đồng ký tên.
(Danh sách đính kèm).


ĐÍNH KÈM 03.

VNTB - Hỗn loạn Tòa thánh Tây Ninh:

Sao lại vu khống đồng đạo?


 1.6.15.
Việt Nam Thời Báo.

Nhóm PVĐT (VNTB) Trao đổi với VNTB vào sáng ngày 30-5-2015, nhiều đồng đạo Cao Đài bức xúc cho biết có nhiều nhân viên bảo vệ của Tòa thánh Tây Ninh đã cố tình hành hung, đánh đập nhiều tín đồ Cao Đài vào ngày 27-5-2015.
Ghi nhận của nội dung tiếp theo đây được cùng chia sẻ với góc nhìn của Pháp lệnh Tín ngưỡng và Tôn giáo, cùng Hiến định về quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo. Bài viết không đề cập, không tranh luận về luật riêng của từng tôn giáo.
Thư mời công khai, sao lại trấn áp?
Chánh trị sự Võ Văn Quang, kể: Ngày 05-05-2015 phái đoàn Khối nhơn sanh 12 người đã gặp chính quyền cấp trung ương là Ban Tôn Giáo và Mặt Trận Tổ Quốc để trình bày về Đại Hội Nhơn Sanh và đã gởi thư mời họ tham dự. Cùng ngày 05-05-2015 một phái đoàn khác của Khối nhơn sanh 28 người cũng đã đến UBND tỉnh Tây Ninh để thông báo mở Đại Hội Nhơn Sanh.


Bị cướp máy ảnh. Ảnh: KNS
@@@

Cho đến bị xịt sơn xanh vào người. Ảnh: KNS
Đến ngày 16-05-2015, Khối nhơn sanh đến gặp chi phái 1997 (tổ chức được nhà nước cho quyền quản lý Tòa thánh Tây Ninh – PV) để gởi thư mời dự Lễ Trình Chánh Đại Hội Nhơn Sanh thì… bị đóng cửa nhốt lại và hành hung.
(Đoạn phim phỏng vấn nạn nhân & nhân chứng 38 phút...)
Ngày 27-05-2015, Khối nhơn sanh tiến hành tổ chức Lễ Trình Chánh Đại Hội Nhơn Sanh như nội dung thư mời, thì khu vực tổ chức lễ đã bị rào. Nhân sự về dự lễ bị chia tách ra thành những nhóm nhỏ và bị đẩy ra khỏi nội ô Tòa Thánh, xa Đại Đồng Xã. Khối nhơn sanh đã chuyển qua tháp Đức Hộ Pháp tiến hành Lễ Trình Chánh Đại Hội Nhơn Sanh, và lúc này lực lượng bảo vệ Tòa thánh Tây Ninh đã ra tay trấn áp, xịt sơn lên người của nhiều đồng đạo Cao Đài. Bột ớt trộn tiêu cũng được lực lượng này tung rải thô bạo lên nhiều nhân sự khác đang lên tiếng phản đối sự côn đồ diễn ra trong khuôn viên Tòa thánh Tây Ninh.

Trách nhiệm đầu tiên thuộc về ông Nguyễn Thành Tám
Ông Nguyễn Thành Tám được chính quyền phê chuẩn làm vị trí “Chưởng quản Hội thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh”. Vào ngày 11-05-2015, nhân danh Chưởng quản, ông Nguyễn Thành Tám ký văn bản số 27/90-HT-VT, gửi đến “Lãnh đạo chính quyền và lãnh đạo ngành chức năng các tỉnh, thành phố”, về việc “có nhóm người tự xưng Khối nhơn sanh mời dự Đại hội Nhơn sanh vào lúc 6 giờ 30 ngày 10-4 Ất Mùi (27-05-2015) tại Đại Đồng Xã, Tòa Thánh Tây Ninh”.
Văn bản này đã cáo buộc “những người gửi thư mời” bằng những lời lẽ nặng nề: “Sau khi nghe qua thư mời và thư trình bày của nhóm giả mạo tự xưng Khối nhơn sanh gửi thư mời và thư trình bày gửi lãnh đạo chính quyền các cấp. Toàn hội đã khẳng định đây là nhóm giả danh, lừa mị, ngụy biện, vô căn cứ, có mưu đồ giục loạn, cần đặt ra ngoài vòng luật pháp Đạo, và biểu quyết thống nhất. Hội Thánh ra Thông tri minh định về lập trường của Hội Thánh lãnh đạo nền Đại Đạo xuyên suốt từ ngày hoằng khai đến nay và mãi mãi.
Hàng triệu Tín đồ, hàng vạn Chức việc, Chức sắc tu hành thuần túy, tuân y luật pháp Đạo và luật pháp Nhà nước, hành đạo theo phương châm “Nước Vinh Đạo Sáng” rất bức xúc, phẫn nộ trước việc làm nghịch mạng, sai trái, cố tình bóp méo sự thật, vu khống, bôi bác Hội Thánh của nhóm người giả danh giục loạn nói trên”.



Sử dụng sơn xịt vào người hành đạo. Ảnh: KNS

Sau cáo buộc mang đầy màu sắc hình sự; đặc biệt là điều 88 Bộ luật hình sự, khi trong văn bản số 27/90-HT-VT, ông Nguyễn Thành Tám có đến 2 lần dùng từ “giục loạn” để chỉ nhóm Đạo Hữu gửi thư mời; ông Tám đã “Kính xin Lãnh đạo Chính quyền và Lãnh đạo Ngành chức năng tạo điều kiện giúp đỡ Chức sắc, Chức việc, Tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh an tâm tu hành thuần túy, thực hiện theo đường hướng hành đạo của Hội Thánh và tuân thủ theo đường lối chính sách của Đảng và của Nhà nước”.
Và có lẽ nhờ vào “kính xin” này nên sự việc đã bị đẩy đi quá xa, khi bạo lực cơ bắp đã giáng xuống những thân phận công dân vô tội đang bày tỏ ước muốn được tu hành đúng theo Đạo Pháp Đạo Cao Đài lập năm 1926.




Khối nhơn sanh có phải là giả danh, giục loạn?

Căn cứ theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004, chưa có dấu hiệu Khối nhơn sanh là giả danh và giục loạn như cáo buộc của ông Nguyễn Thành Tám.
Điều 3 của Pháp lệnh, cho biết “Tín đồ là người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo thừa nhận. Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo”.
Những người trong Khối nhơn sanh là tín đồ của Cao Đài theo đúng quy định này của Nhà nước. Điều 15 của Pháp lệnh cho biết “hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bị đình chỉ nếu thuộc một trong các trường hợp sau: 1. Xâm phạm an ninh quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng hoặc môi trường; 2. Tác động xấu đến đoàn kết nhân dân, đến truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; 3. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; 4. Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác”.


Văn bản của Tòa Thánh Tây Ninh gửi chính quyền để phản đối Khối Nhơn Sanh mời dự ĐH Nhơn Sanh ngày 27-05. Ảnh: KNS
Như vậy, ngay trong nội dung của văn bản số 27/90-HT-VT, cho thấy ông Nguyễn Thành Tám cũng chưa nêu được hành vi vi phạm cụ thể nào của Khối nhơn sanh trong quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004. 
Căn cứ từ những chứng cứ hình ảnh, video clip ghi nhận trực tiếp, cho thấy những người mang trên tay băng bảo vệ, có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự, tại Điều 104 “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”, và Điều 107 “Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong khi thi hành công vụ”.
Ngoài ra với những nội dung ở văn bản số 27/90-HT-VT, cho thấy ông Nguyễn Thành Tám có dấu hiệu vi phạm Điều 121 “Tội làm nhục người khác”, Bộ luật hình sự.

ĐÍNH KÈM 04.

BÀI 01.
VNTB - Bất hợp pháp hay đó là sự giả mạo
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Thời đại internet đã phá thế độc quyền của báo chí lề phải. Báo lề dân ngày nay đưa nhiều thông tin có thật đến với công chúng. Độ tín nhiệm của công chúng với nền báo chí độc lập (các blog, facebook, các trang web không chịu sự kiểm duyệt của nhà cầm quyền hiện nay) là điều đã rõ ràng. Nó làm cho nhà cầm quyền phải đối phó bằng cách cải tổ, sắp xếp lại mấy trăm tờ báo lề phải.

Báo Tây Ninh ngày thứ 6, 29 - 05 - 2015
Báo Tây Ninh (là báo lề phải) đã lên án Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 của Đạo Cao Đài tổ chức vào thời không có Hội Thánh. Thực tế có phải như báo Tây Ninh phản ánh hay không? 
Bài viết này sẽ cung cấp chứng cứ làm rõ danh phận tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997 trước công luận. 
Danh phận tổ chức tôn giao lập vào năm 1997.
Lễ Trình Chánh Đại Hội Nhơn Sanh Đạo Cao Đài ngày 27/05/2015 tại Tòa Thánh Tây Ninh đã bị tổ chức tôn giáo được cấp pháp nhân ngày 09/05/1997 phá hoại bằng cách: rào kín Đại Đồng Xã, đánh đập, xịt sơn, xịt nước người về dự Lễ Trình Chánh....
Báo Tây Ninh số ra ngày thứ sáu 29/05/2015 có bài: “Đại hội” của những kẻ giả mạo nhơn sanh. 
Trang 03 cột 05 viết: "...họ đã nêu trong Thư trình bày rằng “ĐĐTKPĐ lập năm 1926 tại chùa Gò Kén, làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh, Nam phần Việt Nam có Tổ đình là Toà thánh Tây Ninh đã và đang bị một chi phái chiếm. Chi phái đó do Hội đồng Chưởng quản lập ra và được Chính phủ công nhận ngày 9.5.1997". 
Ông Phối sư nhận định thế nào về lập luận đó?
Phối sư Thượng Minh Thanh cho biết, đây cũng là một vấn đề mang tính lịch sử. Như chúng ta đã biết, đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại Tây Ninh. Suốt 90 năm qua, đạo vẫn tồn tại dù đất nước trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, thay đổi chế độ khác nhau.
Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn lịch sử đạo cũng như đời đều phải có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp. Cụ thể như trong Thông tri số 01/90-HT-TT Hội thánh đã minh định: Để phù hợp việc hành đạo vào năm Kỷ Mùi 1979, Hội thánh ban hành Đạo lịnh số 01/ĐL ngày 4 tháng 2 năm Kỷ Mùi (nhằm ngày 1.3.1979) thành lập Hội đồng Chưởng quản là cơ quan thường trực của Hội thánh, chịu trách nhiệm trước Hội thánh để điều hành việc đạo, hướng dẫn tín đồ tu hành thuần tuý đúng theo quy định của đạo. (hết trích).
Theo đoạn trên Ông Minh đã dùng lý do lịch sử là Đạo Lịnh 01 ngày 01.03.1979 để trả lời một đoạn trong Thư Trình Bày của Khối Nhơn Sanh. Lý lẽ của ông Minh cũng chưa làm rõ được sự chính danh của pháp nhân ngày 09/05/1997. Hội Đồng Chưởng Quản là cơ quan thường trực CỦA Hội thánh Cao Đài thì có quyền đi xin pháp nhân với danh hiệu mới và từ bỏ tư cách trung ương của Hội Thánh Cao Đài hay không? Muốn làm sáng tỏ vấn đề lịch sử phải căn cứ vào các chứng cứ từ lịch sử và phản biện từ xã hội. 
Chứng cứ thứ nhất, là so sánh hiến chương 1965 của danh hiệu 06 chữ lập năm 1926 và hiến chương 1997 của danh hiệu 10 chữ ngày 09/05/1997.
1.1/- HIẾN CHƯƠNG 1965: “Có tư cách Trung Ương”.
Chương I: Danh hiệu – Huy hiệu – Đạo kỳ.
Điều thứ 1. - Danh hiệu là: Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, gọi tắt là (Đạo Cao Đài).
Điều thứ 2.- Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Chương XII: Thống nhất.
Điều thứ 27. - Hiến Chương nầy sẽ là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả Chi Phái Cao Đài nào ngày sau chấp nhận và ký tên.
Lập tại TÒA THÁNH TRUNG ƯƠNG
Ngày 19 tháng 12 Giáp Thìn. (21-01-1965 dl.)
1.2/- HIẾN CHƯƠNG 1997: “đổi danh hiệu và bỏ tư cách Trung Ương”.
Chương I : Danh hiệu – Huy hiệu – Đạo Kỳ - Trụ sở.
Điều 1: Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh, gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh.
Hiến Chương nầy gồm: Lời Nói Đầu, 09 Chương và 36 Điều, được Đại Hội Đại biểu Cao Đài Tây Ninh họp tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 5-4-1997 biểu quyết nhất trí thông qua. 
Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh Hội Đồng Chưởng Quản.
Như vậy, Hiến chương 1965 danh hiệu đầy đủ 06 chữ, gọi tắt có 03 chữ; có tư cách Trung Ương (trong Hiến Chương và cuối Hiến Chương).
Hiến chương 1997 danh hiệu đầy đủ 10 chữ, gọi tắt có 05 chữ; không có chữ trung ương nào trong đó.
Chứng cứ thứ hai là, theo Báo Xa Lộ Pháp Luật số 36 ra ngày 17/8/2013 trang 16 cột bốn dòng 26 viết: "...Hiện nay, Cao Đài Tây Ninh được nhà nước công nhận là một trong chín chi phái Cao Đài hoạt động hợp pháp ở Việt Nam."
Cả Hội Thánh được cấp pháp nhân ngày 09/05/1997 đã im lặng như tờ giấy trãi; không có một văn bản nào phản biện hay yêu cầu đính chánh. Nghĩa là nó đúng với sự thật. 
Chứng cứ thứ ba là, Thông tri 01/90 ngày 08/05/2015. Hội Thánh có danh hiệu 10 chữ viết: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (Cửu Thập Niên) Tòa Thánh Tây Ninh.
Cách viết như vậy đã thể hiện quí vị không dám viết đúng danh hiệu 10 chữ: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ CAO ĐÀI TÂY NINH theo hiến chương 1997. Quí vị đã GIẢ MẠO danh hiệu 06 chữ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. 
Chữ Tòa Thánh Tây Ninh (hàng thứ 03) có nghĩa là địa điểm trung ương của Hội Thánh Cao Đài (không nằm trong danh hiệu).
Như thế, Khối Nhơn Sanh (KNS) tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo thì không xúc phạm đến phần tín ngưỡng của tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997. KNS tôn trọng quyền lập ra tổ chức tôn giáo mới để tu. KNS có trách nhiệm làm rõ danh phận thật sự của quí vị trước công luận để phần xã hội của 02 tổ chức tôn giáo được minh bạch. Cái gì của Đạo Cao Đài lập năm 1926 thì quí vị nên trả lại và cái gì của quí vị thì quí vị có toàn quyền KNS không tơ hào chi hết.
Trong toán học muốn chứng minh hay kết luận một tứ giác là hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành... phải căn cứ vào định nghĩa.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài lập năm 1926 có Đạo Nghị Định Thứ Tám ngày 25-08-1934 định nghĩa chi phái:
Ðiều thứ nhứt: - Những Chi Phái nào do bởi Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh, thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo.
Đạo Nghị Định thuộc về Pháp. Pháp đứng trên luật nên luật phải tùng pháp. Đạo Lịnh thì lại dưới luật nên không thể sai pháp.
Hội Đồng Chưởng Quản là cơ quan thường trực CỦA Hội Thánh Cao Đài để điều hành những công việc thường thức trong tôn giáo. Chữ CỦA đã thể hiện Hội Đồng Chưởng Quản không phải là Hội Thánh; mà là cấp dưới CỦA Hội Thánh. 
Quyền Hội Thánh là 01 quyền trong 03 Hội lập quyền vạn linh nên cũng chưa đủ quyền để đơn phương thay đổi danh hiệu và tư cách của Đạo Cao Đài. Vậy thì Hội Đồng Chưởng Quản (là cấp dưới Hội Thánh) làm gì có quyền thay đổi danh hiệu và bỏ tư cách trung ương?
Quí vị không trình được mạng lịnh Hội Thánh để thành lập tổ chức tôn giáo ngày 09/05/1997 thì danh phận quí vị đã rành rành ra đó.
Cùng một danh từ Hội Đồng Chưởng Quản nhưng đã qua 02 giai đoạn. Giai đoạn còn trong mạng lịnh Hội Thánh (từ Đạo Lịnh 01/1979 đến trước khi có pháp nhân ngày 09/05/1997). Giai đoạn ra khỏi mạng lịnh Hội Thánh là từ ngày 09/05/1997 trở về sau. Ông Kiều Ngọc Minh đã nói đúng một phần là Hội Thánh lập ra Hội Đồng Chưởng Quản từ Đạo Lịnh 01/1979 và che dấu phần Hội Đồng Chưởng Quản ra khỏi mạng lịnh Hội Thánh để thành một chi phái.
Nó cũng giống như cùng một cái tên Giuda nhưng đã qua 02 giai đoạn: lúc đầu thì theo Đức Chúa Jésus nhưng sau đó thì bán Chúa. Còn trong lịch sử Việt Nam giống như Trần Ích Tắc nhưng đã qua 02 giai đoạn: là một người trong hoàng tộc nhưng sau đó đã bán mình cho giặc Nguyên phản lại triều đình.
KNS đã cung cấp những chứng cứ từ tôn giáo và xã hội để kết luận rằng: Tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997 là một chi phái đang chiếm cứ Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài lập năm 1926. 
Báo Tây Ninh đã chơi canh bài tráo: đánh tráo thủ phạm thành nạn nhân và biến nạn nhân thành thủ phạm. Ông Nguyễn Tấn Hùng viết câu kết: ...Thiết nghĩ hành vi đó rất đáng lên án một cách thích đáng. 
KNS đã cung cấp chứng cứ để xã hội thấy rằng KẺ GIẢ MẠO danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (06 chữ) lập năm 1926 đã lộ ra. 
Vậy KNS có đủ điều kiện, đủ tư cách để trả món quà hành vi đó rất đáng lên án một cách thích đáng lại cho tác giả.
Chú thích: Ông Trần Văn Tân là trưởng ban thông tin Khối Nhơn Sanh. Và bài viết phản ảnh quan điểm của ông Trần Văn Tân về vấn đề tôn giáo và đời sống tôn giáo.
Kỳ sau: Tại sao có chi phái 1997?


 ĐÍNH KÈM 05.
 Trả lời báo Tây Ninh: Tại sao có chi phái 1997
10.6.15. BÀI 02.
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Ông Kiều Ngọc Minh trả lời báo Tây Ninh ra ngày 29/05/2015 nơi trang 03 cột 05 đã vận dụng vấn đề mang tính lịch sử là Đạo Lịnh 01 ngày 01/03/1979 để giải thích cho sự ra đời của Hội Đồng Chưởng Quản (HĐCQ). Khối Nhơn Sanh (KNS) đã chứng minh ngày 09/05/1997 HĐCQ tách ra khỏi Đạo Lịnh 01/1979 để lập tổ chức tôn giáo mới với danh hiệu 10 chữ là một chi phái. Như vậy Đạo Lịnh 01/1979 là mốc lịch sử rất quan trọng.

Muốn giải đáp câu hỏi tại sao có chi phái 1997 cho thỏa đáng phải làm sáng tỏ tính lịch sử của Đạo Lịnh 01/1979 .
Theo đó, Đạo Lịnh ra đời sau khi Đạo bị dội bom. Đạo Lịnh 01/1979 trang 01 viết: ....Thực hiện nghiêm chỉnh các nghị quyết:
* Nghị Quyết Số 297/CP ngày 11.11.1977 của Hội Đồng Chánh Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Chánh sách đối với các Tôn Giáo, 
* Quyết Nghị ngày 13.12.1978 của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh.
Báo Tây Ninh bênh vực chi phái 1997,
đả kích Khối Nhơn Sanh là "giả mạo"
KNS đi thẳng vào quyết nghị ngày 13/12/1978 mà Đạo Lịnh 01/1979 đã đề cập để làm sáng tỏ bi kịch Đạo Lịnh 01/1979.
Điều III: giải tán và nghiêm cấm hoạt động hệ thống tổ chức hành chính đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút, chính quyền sẻ quản lý toàn bộ cơ sở vật chất mà đạo đang quản lý kinh doanh không thuộc chức năng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng thời căn cứ vào tính chất tu hành, chính quyền sẽ quy định cụ thể số cơ sở để lại cho Đạo quản lý và số người trong từng cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng.
Điều V: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết này và báo cáo kết quả lên cấp trên và Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh trong kỳ họp tới. (hết trích).
Quyết nghị 13/12/1978 không phải trên trời rơi xuống mà đoạn mở đầu đã xác nhận nó có căn cứ từ Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978. Báo Tây Ninh bộ mới số 47 ra ngày 23/12/1978 trang 01: "Về cuộc vận động quần chúng cách mạng trấn áp một số tên phản động đội lốt tôn giáo Cao đài Tây Ninh và chấn chỉnh, củng cố lại đạo Cao đài đi vào tu hành thuần túy.
Sau khi nghe và thảo luận các báo cáo, bản án của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh về vụ án của Một Số Tên Phản Động Trong Giới Cầm Đầu Giáo Phái Cao Đài Tây Ninh... (hết trích)."
Nghĩa là Quyết nghị lấy căn cứ từ Bản án. 
Vậy Bản án tên gì? Ban hành ngày nào? Ai ký?
Bản án hoạt động phản cách mạng của một số tên phản động trong giới cầm đầu Giáo Phái Cao Đài Tây Ninh; ban hành ngày 20/07/1978.
Bản án do Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Tỉnh Tây Ninh ban hành và không có ai ký tên.
Tại sao Đạo Lịnh 01/1979 không nhắc đến Bản án ngày 20/07/1978? Bởi vì Thông Tri số 01/HT/TT 12/02/1979 đã nhắc Bản án.
Bản án kết tội hệ tư tưởng Cao Đài, kết tội hầu hết các Chức Sắc tiền bối có công khai đạo. Nặng nề nhất là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo chủ Đạo Cao Đài. Kết luận cuối cùng của bản án là tịch thâu tài sản tôn giáo.
"... Sự ra đời của giáo phái Cao Đài có một quá trình chuẩn bị và đạo diễn của bọn thực dân Pháp, mà trực tiếp chỉ đạo là những tên tình báo Pháp Bomet, Latapie, thống đốc Nam kỳ LeFol... (trang 03) 
...tập đoàn cầm đầu Cao Đài chỉ là những người thực sự làm tay sai đứng ra thực hiện một âm mưu có lợi cho thực dân Pháp...(trang 04)
...chính Phạm Công Tắc làm Tổng Tư lệnh tối cao (Thượng Tôn Quản Thế) về Tòa Thánh và triển khai đóng đồn bót, càn quét gom Tín đồ lập các Châu Vi Đạo thực hiện kế hoạch chống cách mạng, chống cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tập đoàn cầm đầu giáo phái Cao Đài Tây Ninh và quân đội Cao Đài trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1955 đã phản bội tổ quốc trắng trợn....(trang 05)."
"Lịch sử giáo phái Cao Đài Tây Ninh do những người cầm đầu dẫn dắt trong nửa thế kỷ qua, là một quá trình liên tục lợi dụng khối quần chúng tín đồ và những người cầm đầu nối tiếp nhau làm tay sai cho các đế quốc xâm lược nước ta, đã làm hoen ố thanh danh Đạo. Tư tưởng chỉ đạo của nhóm cầm đầu tôn giáo này là hệ tư tưởng phản động. (trang 11)."
Trong 50 năm qua, tập đoàn cầm đầu Cao Đài Tây Ninh đã lợi dụng xương máu và tài sản của tín đồ, làm tay sai cho các đế quốc để đổi lấy những địa vị và quyền lợi ích kỷ cho họ. (trang 12).
Vì vậy, tài sản, dinh thự, các cơ sở kinh doanh của Hội Thánh không phải là của riêng ai, mà là tài sản của đế quốc đã rút chạy để lại, là của nhân dân lao động đóng góp. Nhân dân lao động cần phải quản lý sử dụng đẩy mạnh sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội. (trang 13).
Hội Thánh Cao Đài có lập trường ba không: Không chống chánh quyền, không theo chánh quyền và không tham gia chánh quyền; đồng thời chịu trách nhiệm về sự an lành của mấy triệu tín đồ Cao Đài.
Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978 và Quyết Nghị 13/12/1979 là 02 quả bom nguyên tử tàn phá Đạo Cao Đài. Sau khi dội 02 quả bom nguyên tử vào Đạo Cao Đài chính quyền ra lịnh giải tán hành chánh tôn giáo, tịch thâu tài sản tôn giáo, cải tạo chức sắc và giao cho Ủy Ban Tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm thực hiện thắng lợi quyết nghị... Nhiều người đạo tỏ ý không tin vào bản án, không chấp nhận bản án bị lập thành danh sách và đưa đi học cải tạo tôn giáo...
Người tu hành bị đẩy vào lao tù là điều rất đau đớn. Hội Thánh đã nhìn thấy nên vận dụng mọi phương lược để lập ra Đạo Lịnh 01/1979. Hội Thánh đã gom góp những mãnh vụn rồi che chắn cho người đạo có nơi trú ẩn an toàn trong cơn khảo đảo.... Hội Thánh Cao Đài lâm vào cảnh chìm xuồng giữa biển không còn chọn lựa nào khác...
Ông Minh trả lời Đạo Lịnh 01/1979 là một vấn đề mang tính lịch sử là đúng. Nhưng tại sao ông không nói cụ thể lịch sử đó chính là Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978 và Quyết nghị 13/12/1978? 
Bản thân ông Minh năm 1978 là Lễ Sanh. Ông đã học tập bản án, học tập Quyết nghị; chứng kiến toàn cảnh Đạo Lịnh 01/1979 ra đời; nên ông là một trong những nạn nhân thì chẳng lẽ ông quên?
Ngày nay ông Minh từ bỏ Đạo Cao Đài lập năm 1926 gia nhập vào tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997. Ông Minh đã được thăng lên nhiều phẩm và trả lời như thế phải chăng ông cố ý bưng bít lịch sử ra đời của Đạo Lịnh 01/1979?
Lợi ích nhóm gặp nhau: Chi phái 1997 ra đời
Sau ngày 30/04/1975 những quân nhân, công chức những người có quan hệ với chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị bắt vào trại tù, hay cải tạo. Song song đó có rất nhiều chức sắc, tín đồ Đạo Cao Đài cũng cùng chung số phận. Đa phần họ bị bắt vào trại tù, trại cải tạo mà không có một bản án nào cả...
Nhà cầm quyền có chiến dịch X1, X2, X3 để tịch thu tài sản, tiền bạc, vàng vòng của người cần cù làm ăn, tích cóp được của cải trong miền Nam như thế nào thì tôn giáo Cao Đài cũng chịu khổ cảnh (tịch thâu tài sản) đó cùng với dân tộc. Nhà cầm quyền đã tịch thâu rất nhiều tài sản tôn giáo. 
Ngày 04-6-1980 Chính quyền ra quyết định số 124/QĐ.(3) Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của Đạo chỉ chừa lại Đền Thánh Đông Lang, Tây Lang, Báo Ân Từ, Nam Đầu Sư Đường, Nữ Đầu Sư Đường, Khách Đình và Nhà Thuyền. Qui định số người trong nội ô chừng 70 người và sau thâu hẹp lại còn độ 40 người.
Các Thánh Thất hay tài sản của Đạo Cao Đài tại các địa phương chỉ cần chính quyền cấp Xã ra biên bản là tịch thâu. Điển hình là Thánh Thất Cao Đài tại Phú Chánh (Bình Dương) và Thánh Thất Tam Phước (Bà Rịa) (4&5). Còn hàng trăm Thánh Thất Điện Thờ cơ sở khác của tôn giáo bị cán bộ tịch thu mà không cần biên bản và ngày nay thành nhà ở của tư nhân. Tình trạng tịch thu tài sản tôn giáo Cao Đài diễn ra cùng lúc với nhiều tôn giáo bạn...
Năm 1990 thành trì xã hội chủ nghĩa Liên Xô sụp đổ... nhà cầm quyền cần phải đẩy mạnh việc giao tiếp với các nước phương Tây (vốn coi trọng nhân quyền và tự do tôn giáo) nên phải xoa dịu nhân sự các tôn giáo đã bị họ chà đạp để cải thiện tình hình. 
Tài sản người có tiền của ở miền Nam, tài sản tôn giáo đã làm cho cán bộ thèm muốn nên ra tay thâu tóm thì mối lợi khi giao thiệp với phương Tây càng thôi thúc họ phải thay đổi để thâu tóm được nhiều hơn. 
Nhưng do cách đối xử với tôn giáo như vậy nên năm 2004 Việt Nam bị Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới đưa vào danh sách CPC, (Country of Particular Concern, tức các nước cần đặc biệt quan tâm vì đàn áp tôn giáo). Những quốc gia trong danh sách nầy bị ràng buộc hay hạn chế rất nhiều mặt (nhất là lãnh vực liên quan đến tài chánh) khi giao thiệp với Hoa Kỳ.
Chính lợi ích nhóm cầm quyền đã thúc đẩy họ muốn ra khỏi danh sách CPC để dễ bề giao thiệp với thế giới tự do Âu, Mỹ... Quốc dân có hưởng được chút vật chất rơi rớt gì thì cũng chỉ là ăn thảy uống thừa từ lợi ích nhóm, từ cán bộ mà thôi. Lợi ích nhóm là sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động của cán bộ và nhà cầm quyền. Thực tế giàu có của đại đa số cán bộ từ địa phương đến trung ương ngày nay đã chứng thực rằng: đem quan điểm lợi ích nhóm để soi thì mọi việc đều sáng tỏ và dễ hiểu.
Riêng đối với Đạo Cao Đài nhà cầm quyền có 02 cái khó: Bản án Cao Đài và tài sản tôn giáo đã tịch thu.
Thêm vào đó là phong trào kiến nghị năm 1995 yêu cầu thực hiện điều số 04 Đạo Lịnh 01/1979 để chấn chỉnh lại đạo sự (vì đã 16 năm không thực hiện điều số 04)... Phong trào rộng khắp nên rất mạnh mẽ và đi đến văn phòng trung ương 02 nhiều lần để tranh đấu... nhà cầm quyền rơi vào cảnh khó xử. 
Ngày 26/06/1996 chính quyền đã bắt khẩn cấp 03 người về tội vu khống để trấn áp phong trào kiến nghị. Sau 12 tháng giam cầm, thay đổi tội danh từ vu khống để phá hoại chính sách đoàn kết sang lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước... theo điều 205a luật hình sự 1993 để bỏ tù. (6).
Thời gian đó chính quyền và HĐCQ hiệp đồng nhau lập ra tổ chức tôn giáo mới với danh hiệu 10 chữ: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh và cấp pháp nhân ngày 09/05/1997. 
Chính quyền ban thưởng cho chi phái 1997 quyền chiếm dụng danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và số tài sản tôn giáo còn lại. Chi phái 1997 trả ơn lại cho chính quyền bằng cách hô hào là Việt Nam đã có tự do tôn giáo; giúp chính quyền che đậy tội lỗi về Bản án Cao Đài....
Lợi ích nhóm cầm quyền xã hội & nhóm cầm quyền tôn giáo (HĐCQ) gặp nhau tại tọa độ xẽ thịt Đạo Cao Đài. Đó là nguyên nhân chi phái 1997 ra đời. 
Một trong những điều tồi tệ là năm 2006 chi phái 1997 hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam sang Nam Vang (Campuchia) đưa liên đài Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh. Tại sao gọi đó là tồi tệ?
Bởi vì Bản Án Cao Đài lên án hệ tư tưởng Cao Đài, lên án hầu hết chức sắc Đại Thiên Phong khai đạo, lên án Đức Hộ Pháp phản bội tổ quốc trắng trợn còn đó... Nhà tu hành, nhà cách mạng ôn hòa Phạm Công Tắc từng bị lưu đày sang tận Madagascar (Phi Châu) hơn 05 năm trời. 
Sau hiệp định Geneve 1954 về Việt Nam Đức Hộ Pháp kêu gọi thực hiện Tổng Tuyển Cử trong dân chủ thật sự để dân chúng quyết định chế độ. Ngài phản đối cả hai chính quyền Nam, Bắc chuẩn bị diễn tuồng nồi da xáo thịt nên bị Ngô Đình Diệm khủng bố phải lưu vong sang Campuchia và mất năm 1959. 
Mười chín năm sau (1978) Đức Hộ Pháp bị Bản Án Cao Đài gán tội phản quốc dẫn đến hậu quả là Hội Thánh không được cầm quyền hành chánh tôn giáo và tài sản tôn giáo bị tịch thu... Rồi đến năm 2006 kẻ đã nhục mạ, đã lên án Phạm Công Tắc phản quốc lại rước về (để góp phần cho họ ra khỏi CPC)... Sự oan ức của Đạo, của Đức Hộ Pháp do chính quyền tạo ra đã được chi phái 1997 che chắn... Cũng trong năm 2006 Việt Nam ra khỏi danh sách CPC... và gia nhập vào WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới). Ngần ấy sự mâu thuẩn không để trong lòng ông Minh một nghi vấn gì ư?
Từ ngày có chi phái 1997 nhà cầm quyền liên tục vận động, ép buộc người đạo phải tùng theo chi phái. Người theo Đạo Cao Đài lập năm 1926 bị trấn áp, bị đe đọa. Đồng đạo ở Tam Phước, Long Điền, Tỉnh Bà Rịa có đầy đủ văn bản. (7 & 8). 
Chính quyền muốn tạo thế độc quyền tôn giáo song song với độc quyền chính trị để người dân Việt Nam không còn lối thoát và đời đời kiếp kiếp đi theo con đường xã hội chủ nghĩa hoang tưởng. Gọi độc quyền tôn giáo vì cho dầu có bao nhiêu tôn giáo đi nữa thực chất cũng chỉ có một tôn giáo chỉ huy là BAN TÔN GIÁO. 
Nó cũng giống như tại Việt Nam có hơn 700 tờ báo lề phải nhưng chỉ có một Tổng Biên Tập đó là bộ 4T (Thông tin tuyên truyền).
Tóm lại: Chi phái 1997 ra đời là do lợi ích nhóm của chính quyền và HĐCQ gặp nhau mà nên hình.
Chú thích: Ông Trần Văn Tân là trưởng ban thông tin Khối Nhơn Sanh. Và bài viết phản ảnh quan điểm của ông Trần Văn Tân về vấn đề tôn giáo và đời sống tôn giáo
@@@

ĐÍNH KÈM 06.
VNTB – Trả lời báo Tây Ninh: bi kịch Cao Đài
12.6.15. BÀI 03.
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Bài viết nầy có tên Bi Kịch Cao Đài. Cho nên trên đây chỉ là một phần của bi kịch... muốn đủ yếu tố để hiểu nó như một bi kịch phải nhìn vào toàn cục của bài báo Tây Ninh và thực trạng Đạo Cao Đài.
TL 257 chỉ dạy rành rẽ đến vậy mà ông Minh dùng những yếu tố bên ngoài để che lấp nội dung, làm mất tính tiên tri và minh triết của tôn giáo, hạ thấp giá trị của Đức Hộ Pháp... Vậy thì cúng lạy Đức Hộ Pháp có ý nghĩa gì chăng hay chỉ là chiêu trò dối thế?
Có hay không "biện minh cho việc làm trái luật đạo"?
Báo Tây Ninh ngày 29/05/2015 nói trên tại trang 03 cột 04 Ông Nguyễn Tấn Hùng hỏi ông Ông Kiều Ngọc Minh rằng: "trong Thư trình bày về việc tổ chức Đại hội Nhơn Sanh (ĐHNS), những người tự xưng Khối Nhơn sanh (KNS) có trích dẫn Thánh lịnh 257 ngày 11 tháng Giêng năm Đinh Dậu (10.2.1957) do Đức Hộ pháp ấn ký, theo đó “…Dù cho cội đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẩy chồi, biến thành năm, bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội thánh của đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt. Ấy vậy, chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của đạo. Nói cho cùng chức sắc thiên phong mà bị bắt đi nữa thì dưới này các Bàn tri sự và tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.

Báo Tây Ninh ngày 29/05 có bài viết
lên tiếng đả kích Khối Nhơn Sanh
Như thế việc những người tự xưng KNS dựa vào Thánh lịnh 257 (TL 257) để tự tổ chức ĐHNS là đúng hay sai? (hết trích).
Ông Minh đáp rằng: "Việc này phải xem xét theo điều kiện lịch sử cụ thể." Sau đó nhận xét: "Vì thế, nội dung TL 257 là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của thời đó." 
Và kết luận: "...vịn vào TL 257 để biện minh cho việc làm trái luật đạo..."
Chúng tôi (KNS) cho rằng, ông Minh đã không căn cứ vào nội dung của TL 257 để trả lời là đúng hay sai. Ông vận dụng những điều ở ngoài nội dung TL 257 để trả lời... Và cách làm việc như vậy là không khoa học nên không đáng tin cậy.
Bởi muốn làm rõ TL 257 thì cần phải tiến hành 3 bước: Thứ nhất: Căn cứ vào pháp luật đạo để xác định xem TL 257 còn hiệu lực hay không. Thứ hai: phân tích nội dung TL 257 xem có phải dạy mở ĐHNS hay không? Nếu có dạy mở ĐHNS thì thành phần nào được dự? Thứ ba: Đạo Cao Đài hiện nay có đủ điều kiện để áp dụng TL 257 hay không? 
Ba bước căn cứ TL 257
Đầu tiên, cần phải đặt thẳng vấn đề là TL 257 còn hiệu lực hay không?
Đạo Cao Đài dùng luật trị người. Từ người Đạo Hữu cho đến bậc Giáo Tông cũng cùng trong một khuôn luật. Năm 1957 Đức Hộ Pháp cầm quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài để lập TL 257 thì không một quyền nào trong hành chánh tôn giáo được phép cải sửa hay hủy bỏ. 
Muốn cải sửa hay hủy bỏ TL 257 Hội Thánh phải trình ra nơi Cung Đạo trong một đàn cơ để chính Đức Hộ Pháp hay các Đấng Thiêng Liêng quyết định. 
Đến năm 1978 Hội Thánh ngưng cơ bút mà không có sự cải sửa hay hủy bỏ TL 257. 
Như vậy, TL 257 còn đầy đủ giá trị trong nền đạo.
Thứ hai, nội dung chứa đựng của TL 257 là gì?
KNS xin dùng phương pháp Taylor chia nhỏ đoạn văn trong TL 257 ra làm 03 phân đoạn để hiểu rồi sau đó tổng hợp lại:
Phân đoạn 01: “…Dù cho cội đạo bị cốt từ trên tới gốc đi nữa thì nó vẫn nẩy chồi, biến thành năm, bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng Hội thánh của đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt...
Xã hội từ xưa đến nay đều có khi biến có khi thường. Tôn giáo hiện sinh trong xã hội thì tôn giáo cũng chịu luật khi thường, khi biến. 
TL 257 như một cẩm nang hay mật kế để dùng khi cội đạo bị cốt từ trên tới gốc.. (biến sự). 
Đoạn nầy dạy nguyên tắc căn bản để hiểu khi có biến sự. Nó có tác dụng dẫn nhập để người đạo hiểu trong hoàn cảnh khó khăn thế nào di nữa thì Hội Thánh vẫn còn. Gọi là nguyên tắc căn bản vì nó nêu ra khuôn luật chung nhưng chưa phân ra quyền và phẩm. 
Phân đoạn 02: ...Ấy vậy, chiếu theo khuôn luật trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền thiêng liêng của đạo.
Theo Pháp Chánh Truyền thì mổi phẩm bậc thiên phong đều gắn liền với trách nhiệm, quyền hạn minh bạch. Thí dụ phẩm Giáo Hữu thì có trách nhiệm thế nào, quyền gì... Phân biệt phẩm tước và quyền hạn là điều căn bản để hiểu đoạn nầy.
Đoạn nầy chỉ ra nguyên tắc chọn phương hướng ứng phó khi lâm sự. Cụ thể là khi gặp cảnh quyền trên bị quỉ quyền truất phế thì bên dưới phải tiếp tục. Tiếp tục là tiếp tục về quyền hạn về trách nhiệm chớ không phải tiếp tục về phẩm tước. 
Tại sao chỉ đề cập đến quyền mà không nói đến phẩm tước?
Vì theo Pháp Chánh Truyền thì phẩm tước chức sắc thiên phong phải qua cơ bút. Địa điểm duy nhất để cơ bút có giá trị trong hành chánh tôn giáo (toàn đạo) là đàn cơ phải tổ chức tại Cung Đạo trong Đền Thánh. 
Khi gặp biến sự thì chắc gì còn người phò cơ (đồng tử)? Chắc gì còn Đền Thánh? Lúc đó sẽ bị bế tắc và sinh ra hỗn loạn từ trong nội bộ. Cội đạo bị cốt mà người đạo loạn pháp thì tôn giáo sẽ thất chơn truyền. Cho nên Đức Hộ Pháp dạy nối tiếp về quyền hạn, trách nhiệm mà không dạy nối tiếp phẩm tước thiên phong. Nếu để hai cửa: phẩm tước và quyền hạn mà không phân rành rẽ người đạo sẽ phân vân không biết đi cửa nào cho đúng? Đức Ngài chỉ rõ cửa đi đúng: quyền hạn, trách nhiệm. (Đóng Địa ngục mở tầng Thiên là như vậy).
Phân đoạn 03: Nói cho cùng chức sắc thiên phong mà bị bắt đi nữa thì dưới này các Bàn trị sự và tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.
Đoạn nầy chỉ cách hành sự rất cụ thể.
Hội Thánh Cao Đài cầm quyền hành chánh tôn giáo bao gồm Chức sắc thiên phong từ hàng phẩm Giáo Hữu trở lên. Chức sắc thiên phong không còn đồng nghĩa với Hội Thánh hành chánh không còn. Hội Thánh không còn mà không có con đường tái lập lại Hội Thánh thì đạo bị diệt. Vậy con đường nào để tái lập lại Hội Thánh?
Thánh lịnh chỉ rõ: .... các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ....
Bàn Trị Sự và Tín Đồ là 02 thành phần được quyền công cử. Bàn Trị Sự là 03 phẩm chức việc hiệp lại: 01 vị Chánh Trị Sự, 01 vị Phó Trị Sự và 01 vị Thông Sự. Tín đồ là tất cả những người đã nhập môn cầu đạo.
Cùng công cử có nghĩa là phải công khai không lén lúc. 
Cùng công cử người thay thế cho họ phải theo hướng dẫn ở phân đoạn 02: thay thế quyền mà thôi. Hiểu sai chổ nầy hiệp nhau công cử lên phẩm tước là sai. (Là đi vào địa ngục)
Bàn Trị Sự và Tín Đồ thuộc về nhơn sanh. Cùng nhau công cử thì phải mở hội công khai. Công khai thì phải định rõ ngày giờ, địa điểm, cách thức tiến hành.... 
Hội của nhơn sanh mở thì đó là Đại Hội Nhơn Sanh. 
Chiếu theo Nội Luật thì Hội Nhơn Sanh phải diễn ra trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh mới có giá trị. Mở bất cứ nơi nào khác là sai luật đạo nên không có giá trị. TL 257 mở ra con đường Đại Hội Nhơn Sanh khi không còn Hội Thánh.
Các Bàn Trị Sự và Tín Đồ công cử thì đó chính là Đại Hội Nhơn Sanh để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài.
Hội Thánh trung ương là Hội Thánh Anh, Bàn Trị Sự là Hội Thánh Em. Hội Thánh Anh không còn (hành chánh tôn giáo bị xóa) thì các Hội Thánh Em và toàn đạo công cử người cầm quyền hành chánh tôn giáo để xây dựng lại Hội Thánh Anh.
Nội dung trích đoạn TL 257 trên đây thể hiện tính tiên tri và minh triết của tôn giáo. Tính tiên tri (báo trước) thu hút người bình dân. Tính minh triết (cách giải quyết) thu hút bậc trí thức. Không có giới bình dân thì không có quần chúng, không có quần chúng là không có sức mạnh. Tôn giáo không có trí thức thì không có giáo án, không có sử chương để phụng sự nhân loại và chắc chắn là sẽ đi vào mê tín dị đoan thậm chí là cuồng tính. Khi tiên tri thành hiện thực (cội đạo bị cốt diễn ra) thì tính minh triết (cách thức giải quyết) sẽ tạo thành bài bản (công thức chung) để vượt qua thử thách.
Hai đặc tính tiên tri và minh triết chính là lực hấp dẫn tạo ra năng lượng vô biên cho mỗi tôn giáo. 
Tại mặt tiền Đền Thánh hay các Thánh Thất của Đạo Cao Đài có bố trí thể pháp Tam Thánh đại diện cho nhân loại ký Hòa ước với Đức Chí Tôn. Nội dung hòa ước viết bằng chữ Nho là Thiên thượng, Thiên hạ: Bác Ái – Công Bằng. Viết bằng Pháp Văn là Thượng Đế và Nhân Loại: Bác Ái – Công Bằng.

Hòa ước với Đức Chí Tôn.
Nội dung hòa ước viết bằng chữ Nho là
 Thiên thượng, Thiên hạ: Bác Ái – Công Bằng
Tam Thánh là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1492-1587) người Việt Nam nổi tiếng về tiên tri (Sấm Trạng Trình), đại văn hào người Pháp Victor Hugo (1802-1885) và nhà đại cách mạng Trung Hoa Tôn Dật Tiên (1866-1925). Cả ba đều là bậc trí thức tranh đấu cho công bằng xã hội bằng cả tấm lòng (không có ai trong giới tu hành thuần túy). Nội dung hòa ước viết bằng 02 ngôn ngữ đã thể hiện vai trò của trí thức trong tôn giáo: Trí thức là cầu nối giữa tôn giáo và xã hội. Có trí thức mới viết nên giáo án, sử chương dùng bác ái - công bằng phụng sự nhân loại. 
Cuối cùng là, chức sắc thiên phong còn hay không?
Ngày 20-9-1977 Việt Nam được kết nạp vào Liên Hiệp Quốc.
Ngày 01-10- Đinh Tỵ (11-11-1977) Hội Đồng Chánh Phủ Việt Nam ra Nghị quyết 297 về một số chánh sách đối với tôn giáo.
Qui định khoản 3 phần 6: Việc phong chức, bổ nhiệm những người chuyên hoạt động tôn giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp thuận trước. Tuỳ theo phạm vi hoạt động Tôn giáo của những người nầy trong một Xã, Huyện, Tỉnh hoặc Thành Phố mà Uỷ Ban Nhân Dân Xã, Huyện, Tỉnh hoặc Thành Phố chấp thuận. Nếu phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều Tỉnh thì phải do Thủ Tướng Chánh Phủ quyết định.
Hội Thánh nhận định: "Cái khó của Đạo Cao Đài về bản nghị quyết nầy là ở chổ Cầu Phong, Cầu Thăng cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng Liêng quyết định mà nay lại phải do chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì Đạo Cao Đài mất hết ý nghĩa Thiêng Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của phàm trần." 
Và từ đó đi đến quyết định: "Vì lẽ đó trong bản phúc sự chung niên kỳ đó, đệ tử có trình rằng bản Nghị quyết số 297 của Hội Đồng Chánh Phủ là một sợi dây xích thằng trói buộc Đạo Cao Đài một cách chặc chẽ, không phương cựa quậy và từ đó đến nay đệ tử và Ngọc Đầu Sư Cửu Trùng Đài đồng ý ngưng các cuộc cầu phong và cầu thăng để giử giá trị thiêng liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao Đài do Thượng Đế lập thành dưới quyền của phàm tục." (Đệ tử trong đoạn trên đây là Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa. Ngọc Đầu Sư là Ngọc Nhượn Thanh)
Căn cứ vào Pháp Chánh Truyền phần phong thưởng chức sắc phải qua cơ bút. Hội Thánh ngưng cơ bút từ 1978. Nghĩa là không có ai được thăng vào hàng phẩm chức sắc từ 37 năm nay. Số chức sắc từ hàng Giáo Hữu trở lên lớp thì tạ thế, lớp thì gia nhập vào chi phái 1997. Hiện giờ số chức sắc từ hàng Giáo Hữu trở lên có thể đếm được trên đầu ngón tay và các vị đã già yếu lắm rồi.....
Thực tế chức sắc Thiên Phong hầu như không còn cho nên Đạo Cao Đài đủ điều kiện để mở ĐHNS theo TL 257.
Hội luận và cơ hội trở về với sự thật
KNS đã chứng minh tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997 là một chi phái. Vậy chức sắc của chi phái 1997 không phải là chức sắc của Đạo Cao Đài lập năm 1926. Ông Minh dùng những từ rất kêu như: vấn đề lịch sử, xem xét lịch sử để che đậy hay đánh tráo sự thật. 
Lịch sử vốn đa dạng, phong phú nên thường bị lợi dụng. Lịch sử không phải của riêng một cá nhân, một đoàn thể hay chế độ nên mọi người đều có đủ quyền kiến giải, biện luận, cung cấp chứng cứ cho lịch sử được minh bạch. Gộp chung lịch sử thành một câu: mang tính lịch sử rồi từ chối mọi thảo luận để tiến đến sự thật là lợi dụng lịch sử, là cơ hội.
Ông Minh đủ quyền vận dụng lịch sử để biện giải cho tính chính danh của tổ chức tôn giáo do HĐCQ lập thành ngày 09/05/1997, đủ quyền lý luận để phủ nhận TL 257.... KNS vận dụng những điều sở đắc để chứng minh ngược lại.

Thư mời Hội luận - đối chất về sự thật. Ảnh: 
KNS sẽ phát hành thư mời chính quyền (Mặt Trận Tổ Quốc và Ban Tôn Giáo), ông Minh, chi phái 1997, ông Nguyễn Tấn Hùng (báo Tây Ninh), các tôn giáo bạn và chư hiền nhân quân tử tham gia hội luận vào ngày 27/06/2015 để góp phần làm cho bài báo Tây Ninh được sáng tỏ. 
Nhân loại đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại để cùng thắng (win – win) hà cớ gì người tu lại từ chối hội luận. Hội luận về bài báo Tây Ninh ngày 29/07/2015 để cho sự thật về danh phận tổ chức tôn giáo lập thành ngày 09/05/1997, về TL 257 và Bi Kịch Cao Đài được minh bạch tại nơi thập mục sở thị. Đó là chỉ dấu, là thước đo cho một xã hội nhân bản và văn minh. Cả nhân loại đều có quyền được sống, được phát triễn theo nguyện vọng của họ và tôn trọng quyền sống, quyền phát triễn của người khác. Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. 
Đó chính là tinh thần hòa bình chung sống mà người Đạo Cao Đài phải thực thi.
Bi kịch cao đài và cơ chế độc quyền tôn giáo.
Theo luật đạo thì Hội Nhơn Sanh do Hội Thánh triệu tập (thường sự). Gặp biến sự Hội Thánh Anh không còn thì TL 257 chính là chiếc phao cứu sinh cho nền Đạo. TL 257 là con đường duy nhất để đưa nền đạo từ biến sự trở lại thường sự. Nếu không có TL 257 thì nền Đạo Cao Đài vĩnh viễn bị tuyệt diệt do chính pháp luật đạo.
Bất cứ khi nào Đạo lâm vào cảnh không còn Hội Thánh thì cứ lấy Thánh Lịnh 257 ra áp dụng. Pháp luật đạo về Hội Nhơn Sanh và TL 257 là hai mặt của một bàn tay, nó biến hóa như âm dương trong suốt chu kỳ của Đạo Cao Đài. 
Tóm lại việc mở ĐHNS để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo, phục hồi cơ đạo là một hành trình. KNS đã đi đúng hướng, làm đúng cách và đúng nơi.
Bài viết nầy có tên Bi Kịch Cao Đài. Cho nên trên đây chỉ là một phần của bi kịch... muốn đủ yếu tố để hiểu nó như một bi kịch phải nhìn vào toàn cục của bài báo Tây Ninh và thực trạng Đạo Cao Đài.
TL 257 chỉ dạy rành rẽ đến vậy mà ông Minh dùng những yếu tố bên ngoài để che lấp nội dung, làm mất tính tiên tri và minh triết của tôn giáo, hạ thấp giá trị của Đức Hộ Pháp... Vậy thì cúng lạy Đức Hộ Pháp có ý nghĩa gì chăng hay chỉ là chiêu trò dối thế?
Ngày 10/04/Ất Mùi (27/05/2015) Ông Minh và tổ chức tôn giáo lập năm 1997 tổ chức Lễ Kỷ Niệm Đức Hộ Pháp triều thiên mà cái Bản Án Cao Đài kết tội Đức Hộ Pháp phản quốc, kết tội hệ tư tưởng Cao Đài là phản động còn sờ sờ ra đó chi phái 1997 không hề có một văn bản nào để tranh đấu cho nổi oan ức của Đức Ngài mà còn che chắn cho thủ phạm đã tạo ra bản án. Người có hiểu biết, có lưu tâm đến lẽ công bằng xã hội sẽ suy nghĩ và có tâm trạng thế nào? 
Ngay ngày kỷ niệm Đức Hộ Pháp mà tổ chức tôn giáo của chi phái 1997 cho rào kín Đại Đồng Xã, rồi dùng sức mạnh cơ bắp để hành hung người đạo, xịt sơn, xịt nước... lên cả phụ nữ và người già (73 tuổi).
Thời Ngô Đình Diệm (ông Minh gọi là đêm trường trung cổ) lấy Nhàn Du khách sạn (bên ngoài nội ô Tòa Thánh) làm bót công an Đức Hộ Pháp cực lực phản đối. Ngày 27/05/2015 ông Phó Trị Sự Trần Văn Hạp bị lực lượng trật tự Cao Đài áo cụt xúm lại đánh rất tàn nhẫn kế bên Tháp Đức Hộ Pháp, bị xịt sơn và bị giải về lực lượng công an ngay sau Đền Thánh (họ tịch thu bộ đạo phục bị xé rách và bị xịt sơn để phi tang) thì phải gọi thế nào cho đáng?
Tổ chức tôn giáo của Trời lập năm 1926 có tên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (06 chữ) gọi tắt là Đạo Cao Đài (03 chữ). Tổ chức tôn giáo do HĐCQ lập ngày 09/05/1997 có danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh (10 chữ) gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh (05 chữ). Hai tổ chức tôn giáo khác nhau là điều đã rõ ràng.
Nhà cầm quyền hiện nay (nắm độc quyền chính trị) dùng cái kim cô có cái tên là ĐĂNG KÝ & ĐƯỢC CÔNG NHẬN tạo cho chi phái 1997 cái thế độc quyền tôn giáo. Chi phái 1997 được đeo bùa độc quyền nên chiếm dụng danh hiệu và cơ ngơi Đạo Cao Đài. Hai nhóm lợi ích nầy hiệp đồng nhau đưa dân tộc vào vòng hắc ám. 
Bi kịch cao đài là như vậy.
HẾT.


 ĐÍNH KÈM 07.

Đại sứ David Saperstein

gặp Khối Nhơn Sanh để tìm hiểu về tự do tôn giáo

Trần Văn Tân.
(VNTB) Ông David Saperstein - Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ đã mời Khối Nhơn Sanh (KNS) đến khách sạn Sofitel số 17 Lê Duẫn TP HCM lúc 18 giờ 15 để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam và riêng với Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. 


Đại sứ lưu động David Saperstein, các cộng sự và phái đoàn Khối Nhơn Sanh vào ngày 13/05/2015. Ảnh: phái đoàn Khối Nhơn Sanh
Ông cho biết trong hiệp định TPP chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo với các quốc gia thành viên. Nhân dân Hoa Kỳ muốn TPP là một thương ước phản ánh sự tiến triễn của nhân loại về phẩm giá làm người, đến nhân quyền và tự do tôn giáo. Sản phẩm kinh tế từ TPP phải phù hợp với xu thế chung của thế giới tự do, nhân bản. Người dân trong các quốc gia thành viên phải hưởng được lợi ích vật chất và tinh thần từ TPP. 
Ông Đại sứ đề nghị KNS cho biết những khó khăn đang gặp và có đề nghị gì? 
Phía phái đoàn bày tỏ: "Nhiều tổ chức, cá nhân tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo từ trong nước đến quốc tế báo cáo về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam đều có nhận xét chung rằng tiến bộ rất ít nhưng tồi tệ rất nhiều. Điều quan trọng là xu hướng tồi tệ ngày một nhiều hơn và có hệ thống hơn... chúng tôi tín nhiệm và đồng ý với các báo cáo đó.
Đạo Cao Đài lập năm 1926 của chúng tôi cũng gặp khó khăn chung với các tôn giáo bạn, các tổ chức xã hội dân sự, các hiền nhân quân tử là vai trò của chính quyền đã không được thực thi nghiêm chỉnh và có nhiều vai trên cùng một sân khấu. Luật pháp có qui định nhưng chính quyền không thực thi nghiêm chỉnh là tình trạng phổ biến. Điển hình như họ đóng vai chính quyền để phạt vạ, bắt bớ, xử tù..... nhưng họ cũng liên kết với côn đồ hay vào vai côn đồ để làm sai pháp luật mà chúng tôi có bằng chứng rất cụ thể bằng ảnh chụp hay những đoạn phim quay được. 
Riêng với Đạo Cao Đài chúng tôi còn một cái tròng nữa là tình trạng độc quyền tôn giáo của chi phái quốc doanh lập năm 1997. Chi phái nầy được đăng ký tôn giáo nên chính quyền đã tạo thế độc quyền cho họ. Từ thế độc quyền đó họ cũng là một thứ chính quyền để khủng bố người đạo Cao Đài không theo chi phái họ. 
Muốn giải quyết tình trạng đó từ căn bản thì Đạo Cao Đài phải có Đại Hội Nhơn Sanh theo đúng pháp luật đạo và đời để công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo từ đó xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài để phụng sự nhân loại. Chúng tôi hiện có hơn 900 người (chín trăm) chung ý chí ký tên hiệp nhau để lo mở Đại Hội Nhơn Sanh ngày 10/04/Ất Mùi (27/05/2015) tại Tòa Thánh Tây Ninh. Chúng tôi sẽ mời các tổ chức nhân quyền, các hiền nhân quân tử đến dự Lễ Trình Chánh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Đó là phép thử về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Tự do tôn giáo là quyền chớ không phải xin cho thì những tôn giáo không đăng ký cũng đủ quyền sinh hoạt tôn giáo mới đáng phẩm giá làm người. 
Ngày 05/05/2015 chúng tôi đã khẳng định với Ban Tôn Giáo Trung Ương, Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương tại Hà Nội rằng: Nếu chính quyền ra văn bản cấm mở Đại Hội Nhơn Sanh thì chúng tôi sẽ chấp hành. Còn chính quyền không ra văn bản thì có nghĩa là Đại Hội Nhơn sanh chúng tôi đúng với pháp luật xã hội và tôn giáo. Chúng tôi sẽ tiến hành đúng chương trình đã công bố."
Ông Đại Sứ đề nghị phái đoàn nhận xét về dự thảo 4. 
Phía Ban chấp hành KNS đã có nhận xét về dự thảo 4 (ký tên ngày 02/05/2015) và đã gởi đến ông Đại Sứ. Ngày 05/05/2015 vừa qua chúng tôi đã đến Ban Tôn Giáo Trung Ương ở Hà Nội. Theo chúng tôi thì dự thảo 4 sai từ căn bản nên cần được hủy bỏ. Việt Nam Thời Báo và một số trang web, facebook cũng có phổ biến. Hôm nay chúng tôi xin nhấn mạnh rằng đăng ký tôn giáo sẽ tạo ra độc quyền tôn giáo. Cho nên chúng tôi đề nghị những tôn giáo chọn cách không đăng ký phải được hoạt động tôn giáo. 

Thủ bút ngày Đại sứ lưu động David Saperstei.  Ảnh: phái đoàn  Khối Nhơn Sanh 
Ông Đại Sứ lưu ý rằng trong bang giao quốc tế phái đoàn ông Đại Sứ sẽ trao đổi với chính quyền Việt Nam nhận xét từ góc độ luật pháp và thực thi luật pháp là chính yếu. Ông cho biết sẽ lưu ý Bản góp ý của BCH KNS và trao đổi với chính quyền Việt Nam. 
Ông đã nhận được nguyện vọng căn bản của người Đạo Cao Đài là phải có Đại Hội Nhơn Sanh để làm căn bản cho việc xây dựng tôn giáo. Ông hy vọng rằng ước muốn tốt đẹp đó sớm được thực hiện thành công. Ông cũng hy vọng rằng người dân Việt Nam sẽ sớm được hưởng nhân quyền và tự do tôn giáo. 
Phái đoàn cảm ơn ông Đại sứ và quí cộng sự đã cho những thông tin thể hiện quan điểm của chính quyền và dân chúng Hoa Kỳ về TPP: sẽ quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo. Cảm ơn quí vị đã dành thời giờ để tiếp KNS và thấu hiểu nguyện vọng căn bản của người Đạo Cao Đài. Chúng tôi tin rằng lời chúc lành của quí vị đối với Đạo Cao Đài và dân tộc Việt Nam sẽ thành hiện thực vì dân tộc Việt Nam xứng đáng được sống trong hòa bình, dân chủ, tự do./.

 ĐÍNH KÈM 08.

Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài lên tiếng với Hoa Kỳ về tự do tôn giáo.

Phái đoàn Hoa Kỳ về tự do tôn giáo bắt đầu chuyến thị sát ở Việt Nam.
LTS: Dưới đây là bản tường trình của Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài về buổi tiếp xúc với phái đoàn của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế. Buổi sáng trước cuộc tiếp xúc, phái đoàn Hoa Kỳ đã nhận được các báo cáo vi phạm đối với tôn giáo Cao Đài trong thời gian gần đây. Từ năm 1998 BPSOS đã âm thầm hỗ trợ cho nhiều cộng đồng tôn giáo độc lập ở Việt Nam, không phân biệt khuynh hướng, để tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo. Từ năm 2013, BPSOS chọn tự do tôn giáo, quyền lao động và cải tổ khung luật làm 3 mũi nhọn chính về nhân quyền để đòi hỏi chính quyền Việt Nam nhượng bộ trong tiến trình đàm phán TPP.
TƯỜNG TRÌNH
PHÁI ĐOÀN USCIRF TIẾP KNS

Thứ ba 25/08/2015 lúc 15 giờ Phái đoàn Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã tiếp xúc Khối Nhơn Sanh (KNS) tại Khách sạn Sofitel, 17 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM để tìm hiểu về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam nói chung; Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) nói riêng và những vi phạm về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam mà người đạo Cao Đài gốc (độc lập) đang là nạn nhân...
Phái đoàn USCIRF giới thiệu các thành viên gồm ông Charles Sellers Trưởng phòng chánh trị Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ Quận I TPHCM. Bà Mary Ann Gledon (Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Toà Thánh Vatican và hiện là Giáo Sư Đại Học Harvard), Dr. Daniel I. Mark (Giáo Sư Đại học Philadelphia), Linh Mục Thomas Reese, Cô Tina L. Mufford, Cô Tường Nhi phiên dịch.

Phái đoàn USCIRF chụp hình lưu niệm với đại diện KNS Đạo Cao Đài, Sàigòn ngày 25/08/2015 (ảnh KNS)
Ông Charles Sellers mở lời giới thiệu phái đoàn USCIRF là cơ quan theo dõi thực trạng tự do tôn giáo trên toàn thế giới và kiến nghị chính sách cho Tổng Thống Mỹ, Ngoại Trưởng, và Quốc Hội.... Phái đoàn đến Việt Nam lần nầy để tìm hiểu tình hình tự do tôn giáo từ 2007 trở lại đây có gì đáng lưu ý. Quí vị nhận định thế nào về dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Quí vị có khó khăn gì trong việc thực hiện tự do tín ngưỡng hay tôn giáo...
Phái đoàn: Quí vị nhận xét thế nào về Dự thảo 4?
KNS: Dự thảo 4 về tín ngưỡng, tôn giáo được thiết kế theo kiểu xin cho. Tự do tôn giáo là quyền phổ quát và tất yếu của nhân loại đã bị Dự thảo 4 tiêu diệt. Quyền tự do tôn giáo của con người trở thành lệ thuộc vào sự cấp phát, ban ơn của nhà nước. Nó là bước lùi...
Phái đoàn: Dự thảo 4 là bước lùi cụ thể ở đâu?
KNS: Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18.6.2004 về tín ngưỡng tôn giáo.Chương VI: Ðiều Khoản Thi Hành. Ðiều 38.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 38 có chiều hướng tiến bộ để hội nhập, nó mở ra hành lang pháp lý để nhân sự và tổ chức tín ngưỡng tôn giáo được MỞ MIỆNG. Đó là nói về nguyên tắc.
Dự thảo 4: Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG. Điều 5. Quan hệ quốc tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
2/. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Dự thảo 4 chuyển điều khoản áp dụng thành quan hệ quốc tế. Như vậy nhân sự và tổ chức tôn giáo tại Việt Nam không có phần trong đó.
Đó là một trong những bước lùi cụ thể
Phái đoàn: Về Dự thảo 4 quí vị muốn đề nghị điều gì đến chính phủ?
KNS: Dự thảo 4 thiết kế trên cơ chế xin cho nên sai từ căn bản. Phải hủy bỏ cơ chế xin cho để soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và tiến bộ; phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Dự thảo phải có điều khoản cho tôn giáo (đã có pháp nhân từ trước 30/04/1975 hay chưa có pháp nhân) không cần đăng ký hay xin phép vẫn được hoạt động tôn giáo và được pháp luật bảo vệ.
Phái đoàn: Đạo Cao Đài độc lập có khó khăn gì?
KNS: Đạo Cao Đài năm 1926 là gốc (Liên Hiệp Quốc hay các tổ chức quốc tế gọi là Cao Đài độc lập) hiện nay bị tổ chức tôn giáo lập năm 1997 chiếm dụng cả danh hiệu và cơ ngơi. Cái khó là chính quyền Việt Nam áp dụng luật pháp tùy tiện, không minh bạch và không công bằng. Hằng loạt vụ vi phạm quyền tự do tôn giáo của Đạo Cao Đài 1926 (về việc thượng tượng để thờ cúng) mà chính quyền chưa từng xử lý là chứng cứ mạnh mẽ.
Phái đoàn: Tại sao chính phủ gây khó cho Đạo Cao Đài như vậy?
KNS: Từ trong căn bản Đạo Cao Đài chủ trương xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Đạo dùng 5 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân trí, dân đức, dân sinh. Đạo dùng phương pháp cách mạng ôn hòa, dùng đạo đức để nâng đỡ người nghèo khó, dốt nát lên thành người có của cải cả về vật chất lẫn tinh thần (nâng vô sản lên hữu sản; không chủ trương lấy của cải hạng hữu sản để chia cho hạng vô sản). Đạo chủ trương dùng công lý đánh đổ cường quyền. Điều nầy làm cho chính quyền độc tài không thích nên họ tìm cách diệt đạo.
Phái đoàn: Có phải quí vị nói rằng nhà nước muốn dân dốt nát để dễ cai trị hay không?
KNS: Đúng vậy. Chủ trương của Đạo là đoàn kết; lấy đạo đức làm căn bản để xây dựng con người và xã hội. Đạo Cao Đài có phương pháp lập quyền cho nhân loại; làm cho người đạo mạnh mẽ trong tôn giáo (lập quyền cho nhơn sanh) từ đó họ áp dụng ra xã hội để lập quyền cho chính họ (lập quyền dân). Đó là xã hội hòa bình chung sống, tự do trong đạo đức, dân chủ có nhân quyền.
Phái đoàn: Chiến lược tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo của quí vị như thế nào?
KNS: Chúng tôi tranh đấu cho tự do tôn giáo trong môi trường hết sức khó khăn nên phải đi từng bước: Thứ nhứt: Tồn tại. Thứ hai: phát triển và tiến đến mục đích. Chúng tôi lấy sự chơn thật làm căn bản, tranh đấu bằng phương pháp ôn hòa nên đã đoàn kết được với nhiều địa phương... KNS đã đủ mạnh để tồn tại. Chúng tôi phát triển bằng cách liên kết trong nước, và ngoài nước thì lập ra Ban Đối Ngoại KNS (là những công dân Hoa Kỳ) giao thiệp với các tổ chức như BPSOS, VETO!... Họ đã giúp đở Ban Đối Ngoại trình bày trước Quốc Hội Mỹ ngày 18 và 19 tháng 09 năm 2014 thực trạng Đạo Cao Đài bị đàn áp và giải pháp cho Đạo Cao Đài được sinh hoạt tôn giáo là phải có Đại Hội Nhơn Sanh.
Ngày 18 và 19 tháng 06 năm 2015 thành viên KNS cũng đã đến thủ đô Washington trình bày về Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 bị chi phái 1997 và chính quyền phá hoại.
Chúng tôi cũng đã hội nhập với các tổ chức xã hội dân sự trong nước để tạo sức mạnh buộc chính quyền phải lắng nghe và tôn trọng những nguyện vọng chính đáng của chúng tôi.
Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 chưa đạt mục đích là công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài. Nên chúng tôi sẽ tiếp tục cho đến khi mở được ĐHNS.
Phái đoàn: Các bạn thực hành tôn giáo có khi nào bị bắt giam, bị bỏ tù hay không?
KNS: Chính tôi (Dương Xuân Lương) là cựu tù nhân lương tâm năm 1996 (bị Tòa kêu án 30 tháng tù giam) vì yêu cầu thực hành đúng Điều số 04 Đạo Lịnh 01 ban hành ngày 01/03/1979 để xây dựng tôn giáo.
Năm 2008 tôi tranh đấu cho sự thật là danh hiệu và cơ ngơi ĐĐTKPĐ bị chi phái 1997 chiếm dụng, công an đã vây nhà tôi để bắt (nhưng tôi đi vắng nên họ bắt hụt); sau đó họ đã chụp mũ tôi để ra lịnh truy nã. Tôi đang sống trong lịnh truy nã là bằng chứng cho việc thực hành tín ngưỡng theo Đạo Cao Đài bị đàn áp.
Phái đoàn: Với những thông tin quí vị cung cấp nếu chúng tôi trình bày với chính phủ Việt Nam thì quí vị có e ngại gì không? Liệu rằng quí vị có bị khó khăn hơn không?
KNS: Chúng tôi rất cám ơn phái đoàn đã quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo cho dân tộc Việt Nam. Hai dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thông hiểu nhau hơn từ nghĩa cử cao đẹp của quí vị. Tranh đấu cho tự do tôn giáo là tranh đấu theo lương tâm nên chúng tôi không từ chối việc khó khăn hay nguy hiểm nào hết. Những điều chúng tôi đã trình bày chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẵn sàng đối chất với chính quyền Việt Nam.
KNS đã tặng phái đoàn huy hiệu Đại Hội Nhơn Sanh, chụp hình lưu niệm và chào ra về sau hơn 90 phút hội kiến.
Việt Nam ngày 25/08/2015.
Khối Nhơn Sanh.

 ĐÍNH  KÈM 09.

Tường trình

Hội nghị Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Ngày 29/09/2015 phái đoàn Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài (15 thành viên) đã tham dự hội nghị về Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Hội nghị được thực hiện do 03 tổ chức: International Commission of Jurists (ICJ) (Ủy ban Luật gia quốc tế), Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) (Diễn Đàn Á Châu về Nhân quyền và Phát triển) và Boat People SOS (BPSOS - Ủy ban Cứu người Vượt biển của người Việt hải ngoại) phối hợp cùng văn phòng Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, văn phòng khu vực ĐNÁ của Cao Uỷ LHQ về Nhân Quyền. Hội nghị có sự tham dự của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Gs. Ts. Heiner Bielefeldt.

Hội nghị về Tự do Tôn giáo và tín ngưỡng trong khu vực Đông Nam Á tại thủ đô Bangkok, Thái Lan.
Chính quyền Indonesia, Miến Điện, Kampuchia, Philippines, Malaysia, và Thái Lan đã cử đại diện tham gia. Một số giới chức ASEAN và các toà đại sứ Thuỵ Điển, Úc, và Liên Âu... cũng có mặt. 
Đại diện của các tổ chức tôn giáo và các tổ chức xã hội dân sự đến từ Kampuchia, Việt Nam, Lào, Miến Điện, Indonesia, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Anh, Đức, Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan, Pháp...
Ông Sam Zarifi (chủ tịch Hội Giáo dục Thái Lan) chào mừng các khách mời và cho biết Hội Nghị mở ra phương thức kết nối để dẫn tới đại đồng trong tôn giáo, không kỳ thị màu da sắc tóc, chính kiến...



Phái đoàn Khối Nhơn Sanh chụp ảnh lưu niệm với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Gs. Ts. Heiner Bielefeldt
Ông Heiner Bielefeldt phát biểu: ...Bản chất của nhân loại là yêu chuộng hòa bình, không thích bạo lực, xã hội càng tiến bộ bạo lực càng lùi xa....Nét đẹp của Đông Nam Á là sự đa dạng tôn giáo, đa dạng văn hóa và các sắc dân. Con người hiện nay phải được hưởng đầy đủ quyền được sống, quyền được dạy dỗ, quyền tự do tôn giáo, quyền được tự chủ trải nghiệm đức tin... nhưng đáng tiếc là nó thường bị vi phạm nên bắt buộc phải có sự thay đổi cho tốt hơn...
Hiện trạng là chính quyền một số quốc gia có sự vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (chính trị hóa tôn giáo) và các tôn giáo tranh chấp, chia rẽ nhau rất nguy hiểm... 
Riêng về Việt Nam ông đặc phái viên LHQ nhận định: “Kể từ cuộc họp ở Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc đầu năm tới nay, tình hình về tôn giáo ở Việt Nam không có thay đổi tích cực nào...”
Phép thử quy tắc thế nào là tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
CTS Trần Quốc Tiến trình bày trước hội nghị rằng: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Đạo Cao Đài lập năm 1926, có pháp nhân năm 1965 đang bị nhà cầm quyền triệt tiêu. Phép thử để xác định có sự thay đổi trong chính sách tôn giáo hay không là phải có Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh. 
Tại sao Đại Hội Nhơn Sanh là phép thử? 
Bởi vì Hội Thánh Cao Đài đã bị giải thể. Đại Hội Nhơn Sanh sẽ công cử người đại diện cho Đạo Cao Đài để cầm quyền hành chánh tôn giáo xây dựng lại Hội Thánh. 
Tại sao Hội Thánh bị giải thể? 
Ngày 20/07/1978 nhà cầm quyền ra Bản án kết tội Đạo Cao Đài là phản động sau đó giải thể Hội Thánh Cao Đài. 
Ngày 09/05/1997 nhà cầm quyền dựng lên chi phái 1997 để chiếm dụng danh hiệu và cơ ngơi của Đạo Cao Đài.


Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS đón các đoàn tham dự hội nghị. 
Ngày 27/05/2015 chúng tôi tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh tại Đại Đồng Xã (Tòa Thánh Tây Ninh) thì khu vực tổ chức đã bị rào lại. Chi phái 1997 và nhà cầm quyền đã hành hung chúng tôi. 
Nhà cầm quyền hiện nay đã mời ông Heiner Bielefeldt Đặc phái viên LHQ đến Việt Nam làm việc từ ngày 21 đến 31/07/2014. Báo cáo chính thức của ông ngày 30/01/2015 khoản 32 viết: Tình trạng của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng chưa đăng ký được xem như là một phép thử quan trọng về sự hiểu biết về quy tắc thế nào là tự do tôn giáo hay tín ngưỡng. 
Cho nên Đại Hội Nhơn Sanh của Đạo Cao Đài chính là một trong những phép thử về tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Bước khởi đầu... đầy hy vọng
Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, phát biểu trong phần khai mạc hội nghị. “Chúng tôi hy vọng đây sẽ là bước khởi đầu cho một nỗ lực dài hạn để đối phó với tình trạng đàn áp tôn giáo đang xảy ra ở một số quốc gia trong vùng.”...
Là những nạn nhân bị kỳ thị, bị đàn áp vì không chấp nhận theo tôn giáo quốc doanh, chúng tôi cảm nhận được bước khởi đầu đầy hy vọng nầy. Trong trào lưu hội nhập thời toàn cầu hóa việc đàn áp các tôn giáo chân truyền không thể kéo dài... họ phải được hoạt động tôn giáo. Lợi ích to lớn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) có thể vực dậy nền kinh tế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” đang có dấu hiệu cạn kiệt ngân khố... và nợ công sẳn sàng bùng nổ...

Phái đoàn Khối Nhơn Sanh tham dự Hội nghị. 
Hoa Kỳ đã gởi thông điệp đến chính quyền Việt Nam: Muốn hưởng lợi từ TPP phải cải thiện nhân quyền, phải có công đoàn độc lập, có tự do tôn giáo... Việt Nam chấp nhận thành lập một cơ quan nhân quyền quốc gia độc lập; công nhận tư cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội dân sự; và mở rộng không gian hoạt động cho truyền thông phi nhà nước.
Ngày 02/09/2015 chính quyền không thả một tù nhân lương tâm nào nhưng sau đó đã đẩy bà Tạ Phong Tần ra khỏi nhà tù đưa thẳng sang Mỹ. Trước đó là Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải... Việt Nam coi các tù nhân lương tâm là món hàng hóa trao đổi. Nhưng Hoa Kỳ khẳng định không chấp nhận như vậy mà phải giải quyết từ căn bản.
Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam sẽ tranh đấu để xóa bỏ các điều luật mơ hồ như điều 258, 88 và tiến tới thực thi quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền tự do tôn giáo trong đời sống dân sự xã hội tại Việt Nam. Chính quyền phải đổi mới chính trị, có cơ chế cụ thể để cải thiện nhân quyền và tự do tôn giáo...


Chính quyền đã ngăn chận không cho phái đoàn Khối Nhơn Sanh tham dự, nhưng nghĩ đến đạo pháp và dân tộc, chúng tôi nhất định đến đây để góp phần trình bày phần nào sự áp bức tôn giáo tại Việt Nam đang hứng chịu..
Riêng tại Đông Nam Á Cộng đồng ASEAN sắp sửa hình thành chính thức vào ngày 01/01/2016; trong đó có những cơ hội và những thử thách, cần phải có nổ lực chung để phát huy tự do tôn giáo toàn vùng và đặc biệt chú ý đến những nơi mà bị trấn áp, khống chế và bị đàn áp nặng nề nhất như ở Việt Nam hoặc một số nơi như Miến Điện, người Rohyngia theo Đạo Hồi....
Là người sâu sát với từng diễn tiến về nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam, giúp đỡ kiến thức và kinh nghiệm cho nhiều tổ chức xã hội dân sự còn non trẻ tại quốc nội (trong đó có Khối Nhơn Sanh); Ts Nguyễn Đình Thắng và phu nhân đã mời phái đoàn KNS cùng các ông Vũ Quốc Dụng (hướng dẫn nhiều tổ chức xã hội dân sự cách báo cáo vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo theo mẫu LHQ) và Ts. Võ Trần Nhật thuộc Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam đến từ Pháp, ông Ian đến từ Hoa Kỳ... trao đổi thêm tình trạng các tôn giáo tại Việt Nam. 
Đồng thời, cũng qua đây, cung cấp những kinh nghiệm khi tham dự hội nghị quốc tế hay khu vực: “Điều quan trọng cần phải được sắp xếp để trình bày trước. Do đó, cần chú ý 05 yếu tố: kịp thời, chính xác, đầy đủ, vắn tắc và thiết thực. Phải dự phòng nhiều phương án để khi gặp những thay đổi bất ngờ không như dự tính thì có cách xoay trở thích hợp.”
Buổi sáng ngày 30/09/2015, ông Đặc phái viên Gs. Ts. Heiner Bielefeldt và Ban tổ chức gặp riêng một số đoàn tham dự để tìm hiểu thêm.


Ông Vũ Quốc Dụng thuộc tổ chức VETO đến từ Đức phát biểu: ... Tự do tôn giáo là một trong những quyền căn bản của nhân loại, nhưng nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay vẫn bắt buộc phải đăng ký tôn giáo. Họ đã viện nhiều lý do khác nhau để từ chối đăng ký đối với những tôn giáo độc lập; nhà nước muốn xen vào để kiểm soát hay đe dọa họ... nhà nước đã nhiều lần phá hoại hoặc tịch thu các phương tiện để thực hiện các nghi lễ trong tôn giáo. Việc kỳ thị vẫn diễn ra trên qui mô lớn và sẳn sàng khai trừ tôn giáo...
Ban tổ chức nêu ra các nhóm vấn đề: Nữ quyền còn bị vi phạm rất nhiều làm sao để giải quyết? Sự vi phạm quyền tự do tôn giáo vẫn xãy ra làm sao để giảm bớt và chấm dứt? Làm sao để tôn giáo không bị chánh trị hóa? Tôn giáo với tôn giáo kỳ thị nhau là việc có thật làm sao giải quyết? Các tổ chức xã hội dân sự có vai trò gì trong các sự việc trên và làm sao để hoạt động hữu hiệu?
Hội nghị chia làm 05 nhóm nhỏ để thảo luận sâu vào đề tài cho từng nhóm. Sau đó đem các ý kiến ra hội nghị tổng hợp lại. Cách làm việc như vậy cũng giống như cách làm việc trong Đại Hội Nhơn Sanh của Đạo Cao Đài.
KNS nằm trong nhóm 3 với đề tài: Làm sao để tôn giáo và tôn giáo đừng bất hòa nhau như Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo...hay là hòa đồng tôn giáo.
Đây là vấn đề rất thực tế hiện nay và rất quan trọng, nó mang tính chiến lược của các tôn giáo. KNS đã vận dụng giáo lý và Pháp chánh truyền để đưa ra đáp án mang tính chiến lược nầy... nhưng các phái đoàn thì đông mà thời gian thảo luận lại có hạn.... Nhóm một và hai trình bày xong thì đã hết giờ.
Trong ngày 01/10/2015, tiếp tục diễn ra thảo luận của nhóm ba, bốn, năm. CTS Trần Quốc Tiến thay mặt KNS trình bày rất vắn tắt:
... Các tôn giáo có điểm chung là: Quyền lực nằm ở bộ máy thượng tầng (chức sắc). Hạ tầng (tín đồ) không có quyền lực để kiểm soát hay góp phần đưa ra đường lối cho thượng tầng. Đó chính là sự thiếu dân chủ, nhân quyền trong tôn giáo. Muốn hóa giải và đi đến chấm dứt phải thay đổi từ căn bản: hạ tầng đóng vai trò quyết định, thượng tầng trở về vị trí điều hợp. Tức là giải quyết tính dân chủ, nhân quyền trong tôn giáo. Lập quyền cho hạ tầng chính là chìa khóa, là giải pháp căn bản... KNS đã trao văn bản chiến lược hòa đồng tôn giáo đến BTC.
CTS Tiến cũng có “tâm tình” với Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, Gs. Ts. Heiner Bielefeldt: Chúng tôi đã không ngại khó khăn đến đây để cảm ơn ông đã đến thị sát việc tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Sau đó có bản báo cáo rất toàn diện phản ánh đúng bức tranh tôn giáo tại Việt Nam. Nếu ông có điều chi không hài lòng về lãnh đạo của nhà nước hiện nay; chúng tôi xin ông hỉ xã và tiếp tục quan tâm, giúp đở dân tộc chúng tôi được hưởng nhân quyền, tự do tôn giáo. Nguyện ước của chúng tôi là sớm mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh trước sự chứng kiến của ông, các hiền nhân quân tử, các tổ chức nhân quyền và tự do tôn giáo.”
Ông hỏi quí vị đến đây gặp khó khăn như thế nào?
CTS Trần Quốc Tiến thưa rằng: Chính quyền Việt Nam hiện nay được Ban Tổ Chức mời nhưng đã không tới dự. Chính quyền đã ngăn chận không cho chúng tôi: Trần Quốc Tiến, Trần Ngọc Sương, bà Nguyễn Xuân Mai qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đi dự hội nghị... nhưng nghĩ đến đạo pháp và dân tộc, chúng tôi nhất định đến đây để góp phần trình bày phần nào sự áp bức tôn giáo tại Việt Nam đang hứng chịu... Ông rất xúc động và mời các thành viên có mặt đến chụp ảnh lưu niệm. 
Tinh thần dân chủ 
Ban tổ chức dành buổi chiều ngày 01/10/2015 để thông qua biên bản. Mọi người có quyền đóng góp ý kiến... Ban tổ chức phát phiếu ký tên và cho biết rõ là biên bản sẽ được gởi đến chính quyền Việt Nam và các nước liên quan nên các thành viên tham dự hội nghị có quyền ký tên và quyền không ký tên. 05 (năm) thành viên KNS có mặt đã ký tên vào biên bản.
Họp báo lúc 19 giờ 40 phút.
Ông Tổng lãnh sự Việt Nam tại Thái Lan có đến và bắt tay chào TS Nguyễn Đình Thắng nhưng không dự họp báo. Một số an ninh chìm tranh thủ chụp hình những người từ Việt Nam đến dự họp... và họ rút lui tức thì.
Các phóng viên VOA, RFA... tác nghiệp.
Buổi họp báo kết thúc lúc 22 giờ./.
* Trần Văn Tân thuộc 
 Ban thông tin báo chí KNS
 ĐÍNH KÈM 10.

XIN XEM BÀI 868... TRÊN BLOG NẦY