Cả bầy nhung nhúc làm RẦU dân ta...
6318. Nguy cơ “người tham nhũng sẽ xử
lý người chống tham nhũng”?
Posted by adminbasam on
30/12/2015
Vương Hà
30-12-2015
Nhiều vị lãnh đạo
Đảng, Nhà nước đã từng cảnh báo: Tham nhũng là nguy cơ chính đe dọa tới sự tồn
vong của chế độ.
Minh họa: Ngọc Diệp
Về nội dung này, tại
buổi họp của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 28.12, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Khó là ở chỗ lợi ích nhóm, liên quan chằng
chịt giữa kinh tế và chính trị, giữa doanh nhân với những người có chức, có
quyền, ngoắt ngoéo với nhau. Không giải quyết được thì đó là một trong bốn nguy
cơ.”
Vậy câu hỏi đặt ra
là, vì sao đã biết tham nhũng là nguy cơ nhưng không thể ngăn chặn, mà nó có xu
hướng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn?
Ngay từ năm 2011,
tiếp xúc với cử tri quận 1 (TP.HCM)sáng 7.5, với tư cách ứng viên ĐBQH,
Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang phát biểu: “Một con sâu đã
nguy hiểm rồi, một bầy sâu là ‘chết’ cái đất nước này”.
Nhưng nếu nó đâu chỉ
là “bầy sâu” lúc nhúc, mà nó không dừng ở đấy, hiện đã tới mức chúng “cấu kết
chặt chẽ tạo ra lợi ích nhóm từ việc xây dựng cơ chế chính sách để làm lợi cho
một số người có chức vụ, quyền hạn”. Đây là nội dung được ông Nguyễn Thành
Phong – Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm
thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng ngày 24.12 vừa qua.
Nếu hàng loạt vụ án
mất hàng ngàn tỉ đồng gần đây đã gây phẫn nộ dư luận, nhưng một khi nhóm lợi
ích đã lũng đoạn chính sách thì tác hại không thể đong đếm. Nó đã là giặc nội
xâm.
Chính vì vậy, cũng
tại Hội nghị này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Tham nhũng đang
trở thành nguy cơ chính đe dọa sự ổn định chính trị , tồn vong của chế độ; xói
mòn giá trị dân chủ, giá trị đạo đức, công lý xã hội…”
Đáng chú ý là, bên lề
Hội nghị “Tổng kết 10 năm …”, theo báo Lao động ngày 25/12, bài “Chống nhóm lợi ích, lẽ nào bó tay?” cho
biết khi trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thanh tra Huỳnh Phong Tranh đã nói
thẳng: Tội tham nhũng có mặt ở hầu hết các cơ quan bảo vệ pháp luật như thanh
tra, công an, viện kiểm sát, tòa án. Về những lĩnh vực được cho là nhạy cảm
cũng được Tổng thanh tra chỉ rõ: Đó là quản lý xây dựng đất đai, quản lý tài
nguyên khoáng sản, quản lý đầu tư công về sử dụng ngân sách nhà nước, công tác
cán bộ.
Vậy đâu là lý do?
Việc ông Trần Trọng
Dực – Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra thành ủy Hà Nội – cảnh báo “chạy viên chức
không dưới 100 triệu” tại phiên họp HĐND thành phố ngày 7.12.2012 đã khiến dư
luận “dậy sóng”. Nhưng với nhiều người, đó là con số vẫn chưa chính xác vì thực
tế nó… lớn hơn nhiều! Một viên chức quèn đã vậy, thì các “cửa” cao hơn sẽ ra
sao? Vòng luẩn quẩn này sẽ đi đến đâu?
Mặt khác, trên một số
diễn đàn, nhiều người đã nêu câu hỏi, tại sao các bản kê khai tài sản của các
vị có chức có quyền lại phải coi là “mật”? Mục đích bản kê khai tài sản để kiểm
soát thu nhập, phòng ngừa tham nhũng lại để “ngăn kéo”, thì nó còn ý nghĩa gì?
Một vấn đề nữa là,
tại sao việc hạn chế sử dụng tiền mặt lại khó đến vậy? Chắc chắn một điều, nếu
những giao dịch lớn bằng chuyển khoản, mọi đồng tiền bất chính khó mà xóa được
dấu vết. Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao chúng ta không làm quyết liệt, bởi
triển khai nó không phải là quá khó?
Sẽ còn rất nhiều câu
hỏi liên quan đến công tác chống tham nhũng như, vì sao án treo cho tội này còn
nhiều? Vì sao luật không mở rộng cửa để cơ quan điều tra dễ phong tỏa tài sản
những bị can có tội danh tham nhũng?…
Lo ngại khi công lý
xã hội đã bị đe dọa,tại phiên chất vấn ở kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII vừa
qua, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đưa ra cảnh báo: “người tham nhũng
sẽ xử lý người chống tham nhũng chứ không phải là ngược lại …”, (theo báo Pháp
luật Việt Nam, bài “Những câu hỏi “gây sốc” trong phiên chất vấn Quốc hội”)
ngày 19/12.
Với tôi, phần chất
vấn mang tính cảnh báo này của ĐB Trương Trọng Nghĩa vẫn luôn ám ảnh. Còn
các bạn thì sao?