Trang

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

944....căng thẳng bao trùm ở Ninh Hiệp

VNTB - Chợ Nành căng thẳng: tiểu thương và học sinh quyết giữ chợ
Việt Nam Thời Báo.
PV (VNTB) “Đây là quyết định của người lớn chúng tôi. Người lớn chúng tôi có đề bạt với nhà trường. Chúng tôi đi khiếu kiện 2 năm nay rồi, giờ phải tìm mọi cách, thực tế là nghề nghiệp chúng tôi là buôn bán trong chợ, giờ mất buôn bán thì ảnh hưởng đến quyền lợi chung của chúng tôi, cũng ảnh hưởng đến quyền lợi học hành của các em học sinh.
Chúng tôi không có tiền đóng cho các em học sinh, tiền học phí giờ không phải là ít, khoảng hơn một triệu trên một em nhưng mỗi nhà có khi có đến 2, 3 đứa con đi học đây là một thực tế”. Lời chia sẻ của một tiểu thương trước tình hình căng thẳng ở chợ Nành (Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).


VNTB - Chợ Nành căng thẳng: tiểu thương và học sinh quyết giữ chợ. Ảnh: Nguyễn Cẩm Hường
 
Mặc dù trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội hiện có đến 4 chợ và Trung tâm thương mại (TTTM) cùng tồn tại hoạt động, trong đó có 3 TTTM là Sơn Long, Phú Điền, Ba Gia hoạt động chưa hết công suất vì ế ẩm khách thuê nhưng chính quyền 3 cấp ở Hà Nội vẫn quyết định lấy đất của bãi giữ xe chợ Nành để xây thêm một TTTM ở chợ Nành (chợ Ninh Hiệp) gây ảnh hưởng đến chén cơm manh áo của hàng trăm tiểu thương và người dân sống chung quanh chợ Nành. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc số đông tiểu thương chợ Nành và người dân đi khiếu kiện các cấp chính quyền, gây căng thẳng tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP. Hà Nội từ năm 2013 đến nay.

Chợ Nành diễn biến vô cùng căng thẳng 

Như thông báo từ trước, ngày 22/12/ 2015, chính quyền ở Hà Nội sẽ lấy đất bãi giữ xe chợ Nành để giao cho công ty TNHH đầu tư thương mại Vĩnh Phát thực hiện dự án xây dựng TTTM có tên TMTH2 theo Quyết định số 8685/UBND-KHĐT đã ký. Và Quyết định thứ 2 là 8688/ UBND-KHĐT giao cho công ty TNHH tập đoàn thương mai Tuấn Dung thực hiện xây dựng chợ và dịch vụ thương mại tổng hợp TMTH1 đã ký trước đó, khu đất này hiện đang tồn tại một trường cấp II cũng thuộc xã Ninh Hiệp. Gia Lâm, Hà Nội. Chợ Nành là chợ truyền thống có từ lâu đời, bãi giữ xe hằng ngày giữ xe của tiểu thương, xe của khách thập phương và kể cả xe của các em học sinh từ nhiều năm nay. Chính quyền chưa có được sự đồng thuận giữa người dân đã cho tiến hành xây dựng án TTTM khiến bà con tiểu thương bức xúc, phản đối kiên quyết giữ đất bãi giữ xe, giữ chợ cũng như giữ quyền lợi chung.

Một tiểu thương chợ Nành cho Việt Nam Thời Báo (VNTB) biết:

“ Bây giờ nhân dân rất là bức xúc . Chợ Nành truyền thống bao gồm cả bãi giữ xe rộng hơn 5000m. Bãi giữ xe này bao gồm giữ xe của tiểu thương, xe của khách thập phương và kể cả xe của các em học sinh ở trường học gần đây rất nhiều năm rồi. Năm 2013, bà con chúng tôi nhận được tin là bãi giữ xe này đã được chính quyền bán cho nhà đầu tư tư nhân để làm Trung tâm thương mai (TTTM ).” 


Gậy gộc dùng trong biểu tình. Ảnh: Nguyễn Cẩm Hường
Cũng theo chị tiểu thương này thì trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở xã thì hạng mục chợ đã thừa bởi toàn xã Ninh Hiệp đã có 4 chợ và đã có TTTM. Có chổ còn chưa sử dụng hết tầng I, còn dư thừa tầng II, tầng III . Bây giờ lấy bãi giữ xe là quyền lợi chung của bà con tiểu thương nói riêng và của người dân nói chung mà nó cũng là phương tiện duy trì truyền thống, là nồi cơm manh áo của mọi người thì lại bị chính quyền lấy bán cho tư nhân.

“Lúc chúng tôi bắt đầu đi khiếu kiện thì chưa có đầy đủ giấy tờ nhưng sau đó không biết có phải vì những dòng tiền chạy chọt, hợp lý hóa thủ tục giấy tờ mà bây giờ họ có những giấy tờ quyền sử dụng đất thuê 50 năm.”

Lời của chị tiểu thương. Theo VNTB tìm hiểu thông tin thì được dư luận chưa xác thực rõ ràng chia sẻ là để được cả 3 cấp chính quyền ở Hà Nội chỉ định cấp đất cho xây dựng TTTM thì các nhà đầu tư đã thực hiện xong việc đóng tiền cho ngân sách TP. Hà Nội mấy chục tỷ đồng, được cho là có từ việc rao bán non Kiot với tiền tỷ khoảng chừng mấy m2 đất bởi khu vực này là “ đất vàng”. Chị tiểu thương nói:

“Mặt bằng kiot mà chúng dựng lên, rao bán non giá mấy tỷ đồng khoảng mấy m2, nguyên cả bãi giữ xe nếu chúng làm xong bán thì cũng thu ngót mấy nghìn tỷ đồng nhưng những điều này bà con chúng tôi không có đủ bằng chứng xác thực dù đã biết được thông tin. Những người trong địa phương chỉ là một số có tiền đã mua còn hơn một nghìn tiểu thương kinh doanh trong chợ như chúng tôi chỉ buôn bán nhỏ lẻ kiếm vài trăm ngàn đồng một ngày thì làm gì có tiền tỷ mua kiot. Những người như chúng tôi thì rất nhiều trong khi số có tiền mua kiot thì rất ít nên đây là cái quyền lợi chung của nhiều người. Do không có đủ tiền mua kiot nên chúng tôi không có đủ điều kiện để nắm được bằng chứng”.

“Chúng tôi nhận được thông báo là hôm nay 22/ 12/ 2015 nhà đưa tư sẽ đến khởi công. Nhân dân bức xúc giữ chợ mấy ngày nay, cho con cái nghỉ học đòi quyền lợi chung”.

Chị tiểu thương lý giải, bà con biểu tình phản đối việc chính quyền cho nhà đầu tư xây dựng TTTM suốt mấy ngày qua để giữ đất, giữ chợ. Chị tiểu thương nói không ai muốn vậy, nếu đất này chính quyền làm công trình quốc gia, công trình quốc phòng Nhà nước thì mọi người cũng sẽ tìm kế sinh sống nào khác nhưng bây giờ người ta bán cho tư nhân để xây dựng thêm TTTM bên cạnh chợ thì chén cơm của chúng tôi bị đe dọa.

“Không phải chỉ mình tiểu thương chúng tôi phản đối mà còn có cả người dân sống quanh chợ với quyền lợi chung, rất nhiều nghìn người. Bởi một người chúng tôi bán buôn ở chợ thì kiếm vài trăm ngàn trên một ngày nhưng chúng tôi phải nuôi mấy miệng ăn trong gia đình vì vậy đây là quyền lợi sát thực cho nên chúng tôi phải đấu tranh,” lời chị tiểu thương.

Học sinh nghỉ học cùng tiểu thương biểu tình, quyết giữ đất 

Khi được VNTB hỏi về việc, trước khi cho phép nhà đầu xây dựng TTTM, chính quyền và nhà đầu tư có họp bàn cùng với người dân để lấy ý kiến chung hay không? Chị tiểu thương cho biết là không có điều dân chủ kiểu đó ở đây.

“Nói chung là bà con chúng tôi không có quyền dân chủ gì ở đây. Bằng chứng là chúng tự điều chỉnh nhau dựa vào tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nhân dân chúng tôi không được bàn bạc, không có sự đồng thuận giữa bà con với Đảng kể cả khi chúng có đầy đủ giấy tờ, đây là cái cốt yếu mà chúng tôi đang đấu tranh để giữ đất giữ chợ”.

Lý giải việc học sinh nghỉ học để cùng bà con tham gia biểu tình, tràn vào cơ quan xã mấy ngày qua thì chị tiểu thương không ngần ngại đáp:

“Đây là quyết định của người lớn chúng tôi. Người lớn chúng tôi có đề bạt với nhà trường. Chúng tôi đi khiếu kiện 2 năm nay rồi, giờ phải tìm mọi cách, thực tế là nghề nghiệp chúng tôi là buôn bán trong chợ, giờ mất buôn bán thì ảnh hưởng đến quyền lợi chung của chúng tôi, cũng ảnh hưởng đến quyền lợi học hành của các em học sinh. Chúng tôi không có tiền đóng cho các em học sinh, tiền học phí giờ không phải là ít, khoảng hơn một triệu trên một em nhưng mỗi nhà có khi có đến 2, 3 đứa con đi học đây là một thực tế”.

Chính quyền và nhà đầu tư nói có đầy đủ giấy tờ, bà con phải giao đất nhưng bà con không nghe. Trên các trang mạng xã hội có loan tải hình ảnh một lực lượng công an, cảnh sát rất đông được điều đến đến khu vực bà con biểu tình. 

Học sinh nghỉ học cùng tiểu thương biểu tình, quyết giữ đất. Ảnh: Nguyễn Cẩm Hường
“Hôm qua (21/12/ 2015) tôi cũng nghe nói có 3 em học sinh bị đánh, trong đó có 1 em chảy máu miệng, 1 em không bị gì và em còn lại phải nhập viện”.

Có những điểm trong diễn biến vụ việc mà báo chí Nhà nước loan tải không đúng với bà con khiến những tiểu thương ở đây dè chừng khi tiếp xúc với giới báo chí.

“Nói thật chúng tôi rất dè chừng với giới báo chí. Những nhà báo tâm huyết với bà con thì rất ít còn lại thì toàn bội nhọ, viết không sự thật về dân cho nên chúng tôi rất ngại tiếp xúc với nhà báo, họ đến làm việc khác khi về viết khác, người ta không nói đúng thực tế”.

Hiện tại tình hình ở chợ Nành ngày một căng thẳng, trước sức ép của bà con nên chính quyền chưa thể cho tiến hành lấy đất xây dưng nhưng có nói không từ bỏ quyết định. Trong khi đó, hiện có hàng trăm tiểu thương buôn bán trong chợ Nành ngày đêm thay phiên cùng với người dân, cán bộ thôn, các lão thành cách mạng... đến đây hỗ trợ cùng bà con. Mọi người đã quấn vải vào đầu gậy chất thành đống lớn, có khoảng 20 cổ quan tài, hương, vòng hoa, bàn thờ Hồ Chí Minh… tất cả đều quyết tâm giữ đất, giữ chợ.

Không khí căng thẳng bao trùm ở Ninh Hiệp.