Trang

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

216. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 84.

BBT BLOG KNS NHẬN XÉT:
Bài từ trang web caodaivn.com viết sai lệch về nền Đạo, về Đức Hộ Pháp thì họ để yên bao nhiêu năm nay (dụng ý gây lầm lạc cho nhơn sanh theo hướng NGU DÂN) Bài phản biện làm rõ chánh lý thì BQT trang web đem cất không cho nhiều người đọc nữa.
Đó là cách làm việc theo chủ trương NGU DÂN rất đáng chê trách.
Chúng ta thấy ý kiến của BQT nơi cuối bài nầy là đem hết những bài phản biện cả hiền huynh Trần Văn Chí vào kho.... 
Đức Hộ Pháp dạy: Chi phái lập ra để giết đạo là như thế.

14-02-2013 05:03 PM#88
dong tamThành Viên Ưu Tú
Thông tin Tham gia ngày Feb 2010
Bài viết 810

Huynh Trần văn Chí lý luận dài quá, đọc phát mệt!
Xin trao đổi với huynh vài ý:

1. Lịch sử có ghi nhận ngài Cao Quỳnh Diêu nhận lệnh soạn vài bài kinh khi là một trong thập nhị Thời Quân. Vậy ông Diêu có là giáo chủ hay không mà đựoc tư cách soạn những kinh Tam bửu. Thế thì lý luận rằng Đức Hộ Pháp có tư cách giáo chủ mới soạn một số bài kinh, e là chưa dễ được thông cảm.
2. Về cách bài trí lễ phẩm trên Thiên bàn:
2.1. Nếu huynh có tài liệu chứng minh đây là sản phẩm "con đẻ" của Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì xin được mục thị để ghi nhận, học hỏi thêm. Được biết trong Đại Thừa Chơn Giáo (1936) của Chiếu Minh, Đức Chí Tôn có giải thích ý nghĩa của các lễ phẩm trên Thiên Bàn. Vì thế nếu chúng ta không đưa ra được "vật chứng" cụ thể khả dĩ chứng minh đựoc đây là sáng kiến của Ngài Phạm Công Tắc thì mọi người có quyền hiểu rằng Ngài chỉ là người diễn đạt lại ý của Thầy mà thôi. (giống như kiến trúc Đền Thánh vậy).
2.2. Cách sắp đặt lễ phẫm CHỈ tượng hình chữ VƯƠNG, nếu thêm Thiên Nhãn để thành chữ CHỦ thì:
- Thiên Nhãn không là lễ phẩm mà chỉ là biểu tượng (symbol) cho đức Cao Đài trong Tam kỳ phổ độ.
- Cứ cho là Thiên Nhãn cũng là lễ phẩm để tựong hình chữ Chủ, thì nơi Đền Thánh Thiên Nhãn nằm trên bề mặt quả Càn Khôn còn ngọn đèn Thái Cực ở bên trong giữa quả Càn Khôn. Vậy thì nếu xét theo vị trí trong không gian, đèn Thái Cực có vị trí nằm trên cao sau Thiên Nhãn.
3. Có vẽ là huynh Văn Chí nhầm lẫn giữa "bản đồ" là các Long Vị tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo là thể pháp chỉ 5 cấp tu tiến với các lễ phẩm tượng trưng cho "bí pháp" Tiên gia luyện đạo của Cao Đài. Vì thế việc "Cắt ngắn đường (5-9), kéo dài đường (10, 12)" chẳng ảnh hưởng chi đến ý nghĩa về mặt đạo pháp vì hình tượng chữ Vương chẳng hề thay đổi.
Xin đựoc học hỏi thêm.
&&&
  


17-02-2013. 07:08 AM#85
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 77.

TRẢ LỜI.
Bài hiền dong tam ngày 14-02-2013. 05:03 PM#88

Hiền dong tam viết:
huynh Trần văn Chí lý luận dài quá, đọc phát mệt!

TRẢ LỜI.
Cảm ơn hiền đã đọc bài và hiểu rằng Văn Chí viết bài có lý luận chớ chẳng phải nói khơi khơi vô bằng cớ.
Còn chuyện dài quá làm hiền phát mệt thì Văn Chí chịu lỗi vì không đáp ứng được.
Kính.

&&&

Hiền dong tam viết:
Xin trao đổi với huynh vài ý:
1. Lịch sử có ghi nhận ngài Cao Quỳnh Diêu nhận lệnh soạn vài bài kinh khi là một trong thập nhị Thời Quân. Vậy ông Diêu có là giáo chủ hay không mà đựoc tư cách soạn những kinh Tam bửu. Thế thì lý luận rằng Đức Hộ Pháp có tư cách giáo chủ mới soạn một số bài kinh, e là chưa dễ được thông cảm.


TRẢ LỜI.
a-                 Đi vào Đạo Sử thì đúng là ngài Cao Quỳnh Diêu (khi còn ở phẩm Tiếp Lễ Nhạc Quân (1929) có được Thiêng Liêng dạy và đắc lịnh Hội Thánh viết lại 03 bài kinh dâng tam bữu. Sau đó còn đắc lịnh viết bài Kinh Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, và dâng lên Bà Bát Nương  chỉnh văn lại...(1932).
Nhưng trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo không để tên Ngài vào.
Văn Chí không đề cập đến vì ngại lẽ quá dài (ngoài đề tài).
Đơn giản như một câu văn đầy đủ còn có chánh phụ.
Đến như một cái nhà thì ai cũng biết có nào là cột cái, cột con, kèo, đòn tay, rui, mè....
Công nghiệp các vị lưu danh trong thanh sử  đương nhiên cũng có sự cộng tác của nhiều người chớ một mình đâu thể làm nên. Trong công nghiệp đó cũng có chánh có phụ.
Như vậy thì việc lớn của một tôn giáo cũng không là ngoại lệ.
Cùng tham gia viết kinh nhưng có chánh và phụ trong đó hiền tự minh lý CHÁNH, PHỤ ắt hiểu.
b-                Ngài Cao Quỳnh Diêu không phải là một trong Thập Nhị Thời Quân.
Ngài Cao Quỳnh Diêu (1884- 1958), hiệu là Mỹ Ngọc, nên thường xưng là Cao Mỹ Ngọc, Đạo hiệu là Cao Liên Tử. Ngài đắc phong Bảo Văn Pháp Quân (1930). Ngài là một trong Thập Nhị Bảo Quân.
c-                  Văn Chí tham gia trang web với tinh thần làm công quả.
Làm công quả là phục vụ lẽ công, như khi đang hành đạo, mà hành đạo thì không có tư vị.
Nhân sự nhỏ nhất ở hàng chức việc khi hành chánh cũng phải minh thệ giử dạ vô tư... cho dù cha mẹ, vợ con cũng không tư vị.
Trong khi trình bày việc Đức Hộ Pháp là Giáo Chủ Đạo Cao Đài thì căn cứ vào văn bút của Ngài để lại rồi vận dụng chánh giáo của Đức Chí Tôn mà làm rõ đề tài.
Nó thuộc về chân lý (không phải xã giao, hay luân lý) nơi thập mục sở thị, thập thủ sở chi phải kỳ nghiêm hồ (mười mắt nhìn vào, mười tay chỉ vào, phải cẩn thận) chớ thì đâu thể xuề xòa, đâu thể kêu gọi thông cảm được.
Văn Chí không có ý thuyết phục ai, chỉ hiệp lực với các vị quan tâm để cùng nhau xác định rằng chánh giáo của Đức Chí Tôn ngoài PCT còn có Thiên Thơ, có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, có Thể Pháp và Bí Pháp....
Văn Chí thảo luận công khai để ai thấy sai thì chỉ ra chổ sai đó hầu học hỏi chớ không có ý thảo luận để xin thông cảm làm nhẹ thể nền Đạo quí giá của Đức Chí Tôn được..
Nếu có chổ nào Văn Chí xin thông cảm về việc Đức Ngài làm giáo chủ thì hiền chỉ ra để Văn Chí chịu lỗi để sửa chổ gây ra hiểu lầm là đã xin thông cảm đó liền.
Văn Chí trình bày chân lý thì cần khách quan, khoa học không có lý do chi mà xin thông cảm làm mất thể thống Đức Hộ Pháp và nền đạo.

Kính.
&&&


17-02-2013. 08:48 AM#85
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 77.

Hiền dong tam viết:
2. Về cách bài trí lễ phẩm trên Thiên bàn:
2.1. Nếu huynh có tài liệu chứng minh đây là sản phẩm "con đẻ" của Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì xin được mục thị để ghi nhận, học hỏi thêm. Được biết trong Đại Thừa Chơn Giáo (1936) của Chiếu Minh, Đức Chí Tôn có giải thích ý nghĩa của các lễ phẩm trên Thiên Bàn. Vì thế nếu chúng ta không đưa ra được "vật chứng" cụ thể khả dĩ chứng minh được đây là sáng kiến của Ngài Phạm Công Tắc thì mọi người có quyền hiểu rằng Ngài chỉ là người diễn đạt lại ý của Thầy mà thôi. (giống như kiến trúc Đền Thánh vậy).
&&&

Xin phép chia CÂU 2 ra từng đoạn cho rõ.


ĐOẠN MỘT.
2.1. Nếu huynh có tài liệu chứng minh đây là sản phẩm "con đẻ" của Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc thì xin được mục thị để ghi nhận, học hỏi thêm.

TRẢ LỜI.
Cả Đức Hộ Pháp và toàn thể nhân sự ĐĐTKPĐ chân chính đều nhìn nhận Đức Chí Tôn là giáo chủ của nền Đạo.
Đức Hộ Pháp được Hội Thánh và Quyền Vạn Linh công cử cầm luôn Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài là Ngài có quyền Chí Tôn tại thế để LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO theo lịnh Thầy (Ngọc Hư Cung).
Cầm chánh giáo là chủ.
Lập thành chánh giáo là thi hành mạng lịnh của chủ.
Đây là nền tảng cho cả bài viết.
Văn Chí đã lập đi lập lại nhiều lần.
Như vậy cả sở hành của Đức Hộ Pháp đều theo lịnh Đức Chí Tôn. Ngài không tự tạo ra kinh, không tự tạo ra thiên bàn hay điều chỉnh các việc khác.
Do hiền (ngắt khúc) nên hiểu sai ý của Văn Chí mà có yêu cầu trên mà thôi.
Còn văn tự trong tôn giáo thì Văn Chí không chia xẽ chữ “con đẻ” của hiền dùng. Cho dù nó trong dấu ngoặc văn chí cũng nghĩ rằng nó không thích hợp với tôn giáo trong trường hợp nầy.
Dĩ nhiên Văn Chí có quyền nhận xét còn hiền có đủ quyền giữ nguyên chữ “con đẻ” mà xài tiếp nếu thấy còn thích.
&&&
ĐOẠN KẾ TIẾP:
Được biết trong Đại Thừa Chơn Giáo (1936) của Chiếu Minh, Đức Chí Tôn có giải thích ý nghĩa của các lễ phẩm trên Thiên Bàn. Vì thế nếu chúng ta không đưa ra được "vật chứng" cụ thể khả dĩ chứng minh được đây là sáng kiến của Ngài Phạm Công Tắc thì mọi người có quyền hiểu rằng Ngài chỉ là người diễn đạt lại ý của Thầy mà thôi. (giống như kiến trúc Đền Thánh vậy).

TRẢ LỜI.
Chuyện thiên bàn của Pháp Môn Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi bố trí thế nào, có bao nhiêu lễ phẩm...Văn Chí không rõ lắm và xét thấy nó độc lập với ĐĐTKPĐ nên Văn Chí không tham gia bàn luận.
Còn thiên bàn của ĐĐTKPĐ Văn Chí cũng hiểu như hiền là Đức Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn mà bố trí như thế.
Không riêng về thiên bàn mà toàn bộ sở hành của Đức Hộ Pháp can hệ đến tôn giáo Ngài đều vâng lịnh Đức Chí Tôn mà thi hành.
Tư cách giáo chủ (để lập thành chánh giáo) của Ngài thể hiện qua 02 phương diện:
+ Đem những điều Đức Chí Tôn dạy đến cho nhơn sanh.
+ Để cho đời sau không được phép tự ý chỉnh sửa.
Đó là với chúng ta, người có tín ngưỡng và tin vào Đức Cao Đài.....
Còn với người không có tín ngưỡng (không tin có Trời có Phật) họ nói chắc rằng: Tôi không thấy ông Trời, ông Phật nào hết Tôi thấy nó phát xuất từ ông Phạm Công Tắc nên tôi nói đó là của Ông Tắc làm ra... Văn Chí cũng không thể CÃI LẠI ĐƯỢC HỌ. Mình phải tôn trọng quyền tự do không tín ngưỡng của họ mà thôi.
&&&
CÂU 2.2.
2.2. Cách sắp đặt lễ phẫm CHỈ tượng hình chữ VƯƠNG, nếu thêm Thiên Nhãn để thành chữ CHỦ thì:
- Thiên Nhãn không là lễ phẩm mà chỉ là biểu tượng (symbol) cho đức Cao Đài trong Tam kỳ phổ độ.
- Cứ cho là Thiên Nhãn cũng là lễ phẩm để tựong hình chữ Chủ, thì nơi Đền Thánh Thiên Nhãn nằm trên bề mặt quả Càn Khôn còn ngọn đèn Thái Cực ở bên trong giữa quả Càn Khôn. Vậy thì nếu xét theo vị trí trong không gian, đèn Thái Cực có vị trí nằm trên cao sau Thiên Nhãn.
TRẢ LỜI.
Văn Chí hiểu 12 lễ phẩm trên thiên bàn tại tư gia nó vừa là thể pháp và có bí pháp trong đó.
Văn Chí chỉ thảo luận (theo mức độ giới thiệu) cách bố trí theo Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo để phục vụ bài viết.
Mà thể pháp và bí pháp nói một câu cũng đủ; nói cả đời cũng chưa hết. Văn Chí gượng gạo trình bày mấy câu may mà không có sai.
Còn như đi xa hơn nữa thì Văn Chí phải học thêm và viết trong bài khác.
17-02-2013. 09:20 AM#85
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 77.
CÂU 3:
Hiền dong tam viết:
3. Có vẽ là huynh Văn Chí nhầm lẫn giữa "bản đồ" là các Long Vị tượng trưng cho Ngũ Chi Đại Đạo là thể pháp chỉ 5 cấp tu tiến với các lễ phẩm tượng trưng cho "bí pháp" Tiên gia luyện đạo của Cao Đài. Vì thế việc "Cắt ngắn đường (5-9), kéo dài đường (10, 12)" chẳng ảnh hưởng chi đến ý nghĩa về mặt đạo pháp vì hình tượng chữ Vương chẳng hề thay đổi.
Xin đựoc học hỏi thêm.

TRẢ LỜI.
Văn Chí trình bày về Thiên Bàn thờ tại tư gia từ khi có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo theo cách của Hội Thánh chỉ dạy. Không hề có sự nhầm lẫn nào hết.
Văn Chí bảo đảm chính xác 100% còn cái chi ngoài nữa (như Long Vị chi chi) thì Văn Chí không có đề cập (bởi không nằm trong đề tài).
Việc thay đổi đường (5,9) và kéo dài (10,12) là có thật.
Đó là đã thay đổi thể pháp của tôn giáo.
Thay đổi thể pháp tôn giáo rồi bàn luận là điều Văn Chí rất kỵ.
Còn  hiền cho là thay đổi như thế chẳng ảnh hưởng chi cũng là một cách hiểu. Thôi thì chờ khi có hội nhơn sanh thì nhơn sanh định quyết xem theo cách của giáo chủ bố trí hay theo cách các vị trí thức chỉnh sửa.
Khai mở ĐĐTKPĐ Thầy đã xác định dùng TIẾNG AN NAM làm chánh tự.
Tiếng An Nam ngày nay được thể hiện bằng chữ quốc ngữ. Văn Chí không hiểu chi về chữ CHỦ hay chữ VƯƠNG
Văn Chí cũng có bạn đạo là bậc túc nho (viết chữ Nho như lặt rau) giảng hoài chữ Vương chữ Chủ nầy mà cái cục đất sét trong đầu không vỡ ra nên Văn Chí không hiểu chi trong đó đành chịu yếu kém nên không bàn.
Văn Chí nói vui mình ăn chay, học đạo mà sao nở KÉO CHÂN CON VỊT, THÚC GIÒ CON HẠC cho nó đau khổ vậy?
Các vị hỏi sao?
Văn Chí đáp thì kéo đường (10,12) và thúc đường (5,9) chẳng phải là kéo ra nó khổ, thúc vào nó đau như Nam Hoa Kinh của Trang Châu viết đó sao?
Các vị ném cho câu:
Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
Thoại bất tương đồng bán cú đa.
(Uống rượu với bạn hiểu nhau ngàn chung còn ít,
Nói chuyện mà không hợp thì nữa câu cũng nhiều).
Văn Chí cười khì nói rằng mình không ở vào diện nào hết...mình ngon lành hơn nhiều; mình là bạn đạo nên cứ thương và quí nhau làm chính.
Văn Chí và hiền dong tam là bạn đạo nên rất vui khi được câu hỏi của hiền.
Thành thật cảm ơn hiền đã gởi câu hỏi. 
Văn Chí mong rằng hiền tiếp tục thảo luận để cùng nhau minh lý.
Nay Kính

&&&

17-02-2013. 04:36 PM#3 Thông Báo Nội Dung Xấu  
Đại ĐồngThành Viên Ưu Tú
Thông tin Tham gia ngày Dec 2006
Bài viết 716

Kính thưa quý huynh tỷ đệ muội,

BĐH diễn đàn Tuổi Trẻ Đại Đạo vừa di chuyển 3 chủ đề vào phòng Họp BQT để xin ý kiến chung về những chủ đề này. Nếu thành viên BQT đồng thuận để chủ đề được tiếp tục thì BĐH sẽ mở lại chủ đề và quý huynh tỷ sẽ tiếp tục thảo luận. 

Kính mong quý huynh tỷ đang có bài viết trong 3 chủ đề thông cảm vì việc di chuyển này gây gián đoạn việc thảo luận của quý huynh tỷ.

Kính mong quý huynh tỷ cùng quý thành viên hoan hỷ cùng BQT.

Ba chủ đề vừa được di chuyển:
1. Sự phân chia Chi phái trong Cao Đài
2. Đạo luật Mậu Dần - 4 CQ Hành chánh đạo
3. Đạo quy Hội thánh Truyền Giáo và Pháp chánh truyền, Tân luật


Trân trọng!
Đại Đồng