Trang

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

210. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 84.


CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).


06-02-2013 07:05 AM#80
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012.
Bài viết. 72
ĐẠO PHÁP HIỆN HỮU (tt)

3.2- Minh lý 02 câu đối chiếu.
PCT chú giải: chớ không chịu giao nền Chánh Giáo của Thầy cho tay phàm nữa.
Câu trong thiên thơ xác định: Ngọc Hư định cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo.
Đối chứng ta thấy:

Thầy là chủ BQĐ nắm chánh giáo ĐĐTKPĐ nên là giáo chủ vô vi.
Ngọc Hư Cung giao cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo.
Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài vậy hẳn nhiên là đủ tư cách để cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo.
Cần phân biệt rằng CẦM CHÁNH GIÁO khác với LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO.
Chánh giáo phát xuất từ BQĐ. Thầy là chủ BQĐ nên THẦY CẦM CHÁNH GIÁO là cầm hồn đạo, nên có toàn quyền.
Ngọc Hư Cung giao HTĐ cầm số mạng nhơn sanh LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO là giao cho đủ quyền xoay trở, hành biến để xây dựng CHÁNH GIÁO CỦA THẦY thành hiện thực.
LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO là phải tuân y theo lệnh Thầy, phải làm trong khuôn khổ chánh giáo Thầy dạy.
Cầm chánh giáo là gốc. (Thầy cầm chánh giáo là Thầy dùng cơ bút để tạo ra văn bản hướng dẫn về giáo lý, pháp luật, thành lập các cơ quan, vẽ mẫu Đạo phục hay vẽ sơ đồ kiến trúc…đó là phát hoạ chương trình hay kế hoạch)
Lập thành chánh giáo là cấp thừa hành. (HTĐ lập thành chánh giáo là làm cho những lời Thầy dạy thành hiện thực trước mắt nhơn sanh).
Lập xong rồi thì giao lại cho Cửu Trùng Đài.
Đó là bằng chứng của sự trở pháp.
Vậy khi HTĐ cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo thì ai cầm? Phải có một người cụ thể cầm chớ lẽ nào lời Thầy dạy chỉ là ảo ảnh.
Một xí nghiệp, một công ty của nhiều người đồng sở hữu nhưng cũng phải có một người đứng đầu chớ lẽ nào tất cả cùng đứng đầu.
Một tôn giáo giữa thế gian cũng phải có người đứng đầu chớ chẳng lẽ nói ông Trời đứng đầu với XÃ HỘI ĐỜI hay với những người chưa có đức tin về tôn giáo.
Nhỡ như họ nói rắn còn có đầu mà các vị là một tôn giáo lại không có một người đứng đầu mình mới trả lời sao? Dụng yếu tố từ cõi hư linh để trả lời (là Trời lập) thì họ hỏi: hữu hư vô thiệt là gì mình làm sao trả lời.
Cơ tận độ của Thầy làm sao đến với họ nếu họ hỏi mà mình không trả lời được.
Người cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo là cầm quyền Chí Tôn tại thế. Là quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài hiệp một.
Người được cả Hội Thánh bầu ra và sau đó 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh tín nhiệm mà chả nhẽ sai?
Nên Châu tri 21 mới viết rõ:
ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.
Vậy khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên thì Đức Hộ Pháp nắm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài là đúng với thiên thơ tiền định.
Đức Hộ Pháp nắm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng thì là nắm quyền Chí Tôn tại thế.
Nắm quyền Chí Tôn tại thế là giáo chủ ĐĐTKPĐ tại thế (hữu hình) có gì trái với thiên thơ xin các vị chỉ ra dùm.
Chơn truyền của Chí Tôn đại kỵ những điều mê tín, dị đoan.
Ngày 01-10-Đinh Mão (1927) Thầy có dạy:
Thầy chẳng dùng sự chi mà thế gian gọi là tà quái dị đoan, mà nếu có xãy ra một ít dị đoan trong Đạo đã lỡ dùng, thì ấy là tại nơi tâm của vài môn đệ đó, nếu chẳng giử theo lẽ chánh mà hành đạo, và bày biện nhiều sự vô lối, thì trong ít năm sau đây, sẽ trở nên một mối tả đạo mà các con đã từng thấy. (TNHT Q2 trang 42 dòng 23...bản in 1963)
Nên ĐĐTKPĐ không bao giờ đưa người đạo vào ảo ảnh liêu trai.
Ngay như Bạch Ngọc Kinh mà còn có Bạch Ngọc Kinh hữu hình  (là Đền Thánh) và Bạch Ngọc Kinh vô vi (bố trí ngay trước Đền Thánh) thì giáo chủ ĐĐTKPĐ có vô vi, có hữu hình mới tương liên tương hiệp nhau mà đủ sức tạo thời cải thế mà LẬP THÀNH CHÁNH PHÁP cho ĐĐTKPĐ.
Xin xem câu trong PCT chú giải:
Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là chúa các việc vô hình, Thầy lại ban cho người đủ khôn ngoan trí thức Thiêng Liêng, đặng làm chúa của sự hữu hình, nghĩa là chúa cả của vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu hình được tương đắc, thì cả hai ông chúa phải liên hiệp nhau mới đặng, người có sức sửa cơ Tạo Hóa, song Tạo Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiên, tận mỹ.
(chú giải PCT HTĐ phần Thầy cầm chánh giáo) 
Đức Chí Tôn là một khối khổ vô biên.
Đức Hộ Pháp nắm quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài cũng gánh cái khổ vô biên. Nào là bị dèm pha, bị bắt đi đày… rồi cuối đời phải đi Nam Vang để tránh cho Việt Tộc khỏi cái hoạ của người Isarel giết Chúa.
Xem thư của Ông Nguyễn Thế Phương (ký giả Nam Đình) gởi cho Ngài ta mới thấy cái hùng tâm tráng khí của bậc nam nhi xữ thế trung trinh với lý tưởng của đạo như thế nào. Thà ở Toà Thánh cho Pháp bắt giam và cam chịu lưu đày để làm gương cho đoàn hậu tấn….
Thời gian Đức Ngài nắm quyền giáo chủ Đạo mới định hình xong những điều cơ bản trong nền chánh giáo của Đức Chí Tôn.
Nếu Ngài không nắm quyền Giáo chủ làm sao đủ quyền, đủ sức xoay trở trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn ngay thời điểm 1934.
Nếu Ngài làm sai sao Thiêng Liêng lại chỉ dẩn cho Ngài tạo lập được Đền Thánh uy nghi như thế?
Ngài không nắm quyền giáo chủ hữu hình thì chắc gì đã có ngôi Đền Thánh hiện nay.
Nếu Ngài sai thì lẽ nào các Đấng Thiêng Liêng lại vùa giúp cho Ngài làm nên sự nghiệp vĩ đại trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn như vậy.
Người có thể lầm chớ các Đấng Thiêng Liêng cầm quyền trong ĐĐTKPĐ đâu thể lầm.
Nếu Ngài sai thì làm sao mà cả khối nhơn sanh ĐĐTKPĐ tùng phục, kính yêu, tin tưởng Ngài đến vậy?
Nhơn sanh yêu mến và tôn kính nên tự nguyện đem hết tâm trí và sức lực làm theo sự chì dẫn của Ngai.
Đại Từ Phụ và các Đấng Thiêng liêng đến chỉ dẩn cho Ngài từng chút để việc lập thành chánh giáo được kết quả như đã thấy.
Đó là 02 chứng cứ xác định việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là hoàn toàn đúng.
Nhân tâm như vậy, thiên ý như thế; tất cả đều hiển nhiên bằng công nghiệp nhìn thấy sờ đụng, mà nhiều người vẫn không chấp nhận thì cũng là quyền tự do của các vị, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng.
Chúng tôi chỉ đề nghị rằng:
Đã không chấp nhận thì nên cư xữ cho đúng nguyên tắc không chấp nhận đến cùng là: đừng có nhìn nhận Đền Thánh, đừng có nhìn nhận Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, đừng có nhìn thể pháp và bí pháp.. đừng có dùng các bài kinh của Ngài viết...
Bởi vì nó đều hoàn thành hay được lập ra khi Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Còn như dùng những thành quả trên mà không chấp nhận danh phận giáo chủ của Ngài thì rõ ràng là không dám trung thành với nguyên tắc của chính mình đề ra, không dám đi cho đến tận cùng con đường mình chọn là chưa cầu chứng được với chính mình.
&&&

 [[[ GƯƠNG TRUNG THỰC CỦA TIỀN BỐI.
Nhìn vào Đạo Sử thiễn nghĩ Đức Cao Đài đã mở 02 nhánh:
+ Pháp Môn dạy cho Ngài Ngô Văn Chiêu.
+ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dạy cho số môn đệ: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang....
Đức Cao Đài muốn 02 nhánh nầy hiệp một qua danh hiệu:  Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ nhưng Ngài Ngô Văn Chiêu không chịu.
Ngài quyết chí theo Pháp Môn được Thầy dạy.
Do đó không nhận phẩm tước chi của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, không can dự vào tiến trình khai đạo, lập thành chánh giáo....
Cách sống của Ngài thể hiện Ngài cầu chứng được giá trị Pháp Môn với chính mình và sống hết mình với đó.
Các vị bên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng cầu chứng được với chính mình nên dù người môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài chỉ cộng tác ít lâu rồi trở về (với pháp môn), không hiệp nhập các vị vẫn tiếp tục...
Cả hai đều tôn trọng nhau.
Nhìn vào gương sống rất thành thật, và biết tôn trọng lẫn nhau của quí vị tiền bối thì các vị hậu bối cũng nên theo đó mà sống.
Ai không nhìn nhận Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng thì cứ giử đường lối của mình không ai có quyền ép buộc chi mà phải phủ nhận thế nầy thế kia. Đã cầu chứng được với chính mình thì đừng có dùng đến cái chi của Ngài tạo ra với danh phận trên mới đáng.
Ai nhìn nhận thì cứ cầu chứng với chính mình rồi hành sự theo Đức Hộ Pháp.
Cả hai nên tôn trọng nhau; tôn trọng quyền chọn lựa của người khác, đừng có xúc phạm nhau, tạo cớ cho người ngoài nhìn vào mà biếm nhẽ và dạy khôn cho mình thì kỳ lắm...]]]

&&&

(CÒN TIẾP:
SỐ 4- Trở pháp thể hiện: Nội luật Thượng Hội.)

&&&