Trang

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

207: CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 83.

CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).




Hôm nay 10:49 AM#77 (31-01-2013)
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 55
(BÀI MỞ RỘNG tt)

PHẦN MỘT.
“Pháp lý trong hành chánh”.

Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên (13-10-Giáp Tuất- “19-11-1934”) là một sự kiện quan trọng trong ĐĐTKPĐ; nên xin lấy đó làm mốc.
Ngay khi Đức Quyền Giáo Tông còn tại thế Ngài đã từng giao quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài lại cho Đức Hộ Pháp.

Gần một tháng sau đó Đức Hộ Pháp trả lại quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài cho Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
+ Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt triều thiên Hội Thánh công cử Đức Hộ Pháp cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
+ Châu tri 21 ngày 10-11- Giáp Tuất (16-12-1934) của Hội Thánh ĐĐTKPĐ.
@@@

1-                TRƯỚC NGÀY ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG ĐĂNG TIÊN.
1.1-         Ngày 29-01-1934. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt có làm Tờ Giao Quyền Giáo Tông cho Đức Hộ Pháp (nguyên văn như sau).
số 24                                             Toà Thánh, le 29 Janvier 1934.
TỜ GIAO QUYỀN.
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
Kính cùng Đức Hộ Pháp.
Kính Hiền Hữu.
Vì có sự hiểu lầm mạng lịnh của tôi ký ngày 27-12-1933 nên tôi tưởng cần phải giải thich rõ cách thi hành mạng lịnh ấy như sau nầy, xin Hiền Hữu truyền lại cho 03 vị Quyền Đầu Sư và Nữ Chánh Phối Sư biết:
1-                Tôi đã nhứt định an dưỡng một ít lâu thì cả trách nhiệm Quyền Giáo Tông của Tôi đều tạm giao cho Hiền Hữu. Vậy từ đây Hiền Hữu đã cầm trọn hai quyền Đạo nơi tay, thì việc chi cũng do Hiền Hữu tự quyền định liệu rồi ban mạng lịnh cho toàn đạo tuân cứ.
2- Tôi vui lòng để cho nhị vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh tái thủ phận sự, nghĩa là được trở vào địa vị Quyền Đầu Sư mà hành chánh y theo luật đạo.
Về việc tùng quyền thì tức nhiên từ đây duy có tùng lịnh của hiền hữu mà thôi.
Nay kính.
Quyền Giáo Tông.
Ký tên Thượng Trung Nhựt.
1.2-         Ngày 09-01-Giáp Tuất (22-2-1934). Nhằm lễ vía Đức Chí Tôn Đức Hộ Pháp tuyên bố tại Đền Thánh: Không kham trách nhiệm chấp chưởng cả hai Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nên giao trả quyền hành Giáo Tông lại cho Ngài Thượng Trung Nhựt.
2- SAU NGÀY ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG ĐĂNG TIÊN.
2.1- Ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934) Đức Quyền Giáo Tông đăng tiên.
Liên Đài nhập bửu tháp sáng ngày 26-10- Giáp Tuất (02-12-1934).
Ngay chiều ngày đó (26-10- Giáp Tuất “02-12-1934” )Hội Thánh có mở phiên họp quyết định giao cho Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. (1)
2.2- Ngày 10-11- Giáp Tuất (16-12-1934) Văn Phòng Nội Chánh ra Châu Tri 21.
2.3- Ngày 06-11- Giáp Tuất (12-12-1934) Đức Hộ Pháp ký  Đạo Nghị Định thứ 28 bổ nhiệm Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh cầm quyền Đầu Sư.
Bên dưới chi rõ:
Hộ Pháp
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
Ấn Ký
Phạm Công Tắc.
2.4- Ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12-1934). Đức Hộ Pháp ký và ban hành: Luật Lệ Chung Các Hội; Nội Luật Hội Nhơn Sanh; Nội Luật Hội Thánh.
[Diễn văn ngày  08-4-Giáp Tuất “1934” của Đức Quyền Giáo Tông cho biết Nội Luật Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đã được các vị Chánh Phối Sư lập ra. (Nhưng chưa ban hành…nên cũng không rõ nội dung như thế nào).
Đến khi Đức Hộ Pháp được công cử cầm luôn quyền Giáo Tông của Cửu Trùng Đài.
Đức Hộ Pháp đã ký ban hành 03 luật kể trên.].
@@@
Đức Hộ Pháp có quyền Chí Tôn tại thế Ngài mới đủ thẩm quyền ban hành 03 luật trên.
Đó khúc dạo đầu việc thực thi mạng lịnh Ngọc Hư Cung: Giao cho Hiệp Thiên Đài cầm số mạng nhơn sanh để lập thành chánh giáo.
@@@

(1): Trong một vài bài trước Tôi có viết ngày Đức Hộ Pháp được công cử cầm quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài sau ngày nầy ít lâu.
Đó là do nơi tra cứu từ nguồn không chính xác; mình tin vào đó nên phải cùng sai.
Nay xin chỉnh lại và thành thật xin lỗi bạn đọc.
Nay Kính.
(còn tiếp phần 2: THIÊN THƠ LƯU DẤU)


@@@