Trang

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

214. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 84.


13-02-2013 07:38 AM#85
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 72.

2/- Xây dựng những thể pháp khác.
Đền Thánh với vô vàn bí pháp ẩn tàng chắc chắn là đầu nguồn để chư hiền nhân quân tử tìm hiểu, nghiên cứu mà đưa ra những văn bút, giáo án, sử chương phụng sự nhân loại.
2.1- Nhưng Đức Hộ Pháp từng nói rằng xây dựng Đền Thánh là làm dùm thiên hạ còn xây dựng Trí Huệ Cung (Thiên Hỉ Động) mới là nhiệm vụ chính của Ngài. Trí Huệ Cung đơn sơ và khiêm nhượng nhưng lại là nơi đưa 92 ức nguyên nhân qui hồi cựu vị.

Ngoài ra còn Trí Giác Cung (Địa Linh Động) với nhiệm vụ:
Cung Trí Giác trụ tinh thần,
Hườn hư mầu nhiệm thoát trần đăng tiên.
(Kinh Đệ Cửu Cửu)
Định vị Vạn Pháp Cung (Nhơn Hoà Động) với nhiệm vụ:
Vào Cung Vạn Pháp xem qua,
Cho tường cựu nghiệp mấy Tòa thiên nhiên
(Kinh Đệ Lục Cửu).
2.2-  Địa điểm xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu chính thức nếu không phải Đức Hộ Pháp thì ai dám định vị trí xây dựng. Nếu có thì thiên hạ có nghe không hay họ sẽ trề nhún rồi bỏ đó.
2.3- Cực Lạc Thái Bình nếu không có quyền Giáo Chủ trong đó thì ai tôn trọng. May mà có quyền Giáo Chủ định như thế mà ngày nay còn biến tướng thành nguồn kinh doanh rất náo nhiệt.
2.4- Cả khuôn viên của Châu Thành Thánh Địa với thiết kế đường xá, phố chợ, khu dân cư…Rồi ai là người có tư cách để công bố thủ đô của ĐĐTKPĐ là 40 cây số vuông. Điều nầy bất cứ người làm công quả hay có quan tâm đến sự nghiệp đạo đều biết.
Rất nhiều người trong đạo không biết mặt mũi cái bản đồ 40 cây số đó có tứ cận như thế nào hình dáng ra sao. Nhưng tin vào Đức Hộ Pháp thì họ tin tất cả những gì từ Đức Hộ Pháp nói ra và trân trọng lưu truyền nó cho con cháu đời sau. Cứ tin và lưu truyền điều đó cái đã.
Ai nói chánh tín: xin thành thật cám ơn.
Ai nói mê tín: làm thinh chờ sự thật trả lời.
Ai để tâm cộng tác: kính thỉnh vào làm công quả.
Học giả Nguyễn Hiến Lê từng ca ngợi tinh thần người Isarel với tinh thần truyền lửa đời đời: VỀ MIỀN ĐẤT HỨA đã làm cho người Do Thái thất quốc gần hai ngàn năm rồi tái lập lại được (1947).
Thế thì địa điểm xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu chính thức, thủ đô ĐĐTKPĐ 40 cây số vuông…. chẳng phải đã được lưu truyền trong hằng triệu triệu con tim, khối óc của người đạo khắp bốn phương trời đó hay sao?
2.5-         Những người có đọc vi bằng Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần (1974) từ trang 125 hẳn thấy nhơn sanh trưng ra bản đồ Long Hoa Thị của Đức Hộ Pháp để chất vấn những vị có trách nhiệm trong Hội Thánh về việc tại sao có bản đồ Long Hoa Thị khác với bản của Đức Hộ Pháp mà lại có con dấu của Hội Thánh.
Tại trang 129 nhơn sanh suýt chút nữa đã bị chụp mũ là tiết lộ bí mật...(vì trưng ra bản đồ của giáo chủ giữa hội...)????
May là có Giáo Chủ đở đầu nên nhơn sanh đủ mạnh để hiên ngang qua ải uy quyền....
2.6-         Thánh Ngôn Hiệp Tuyển là thiên thơ của ĐĐTKPĐ Hội Thánh chia thành 02 quyển. Vậy mà có lắm nhà nghiên cứu đề nghị hiệp nhứt nó lại vì lý do..... Từ quốc nội đến hãi ngoại hưởng ứng quá chừng.
May thay có người chỉ ra rằng: Giáo Chủ có bố trí 02 quyển Thiên Thơ ở Bát Quái Đài rồi nay muốn sửa thì lên Bát Quái Đài sửa trước đi rồi hãy hiệp nhứt.
Còn như ai có thấy Thánh Ngôn Hiệp Tuyển chưa chính xác điều chi được quyền trình bày tại 03 HLQVL để tu chỉnh.
Ấy là việc mới qua.
Còn như hiện nay có một số chi phái tuyên bố không nhìn nhận Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển hai (vì các vị đã tách ra trước đó) đó là quyền tự do của các vị (người đạo nên ý thức mà tôn quyền tự do nầy) chớ Đạo không bao giờ phải sửa thể pháp ở BQĐ cho vừa ý các vị cả.
2.7-         Thánh Thất Trại Mát (Đà Lạt) chính tay Giáo Chủ ký khóa 03 phần: Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài, Bát Quái Đài với kích thước và phần nền Cửu Trùng Đài có cấp bực (thường gọi Thánh Thất theo mẫu số 2). Trước 1975 Thánh Thất xây được phần nền thì ngưng...sau đến thời của Hội Đồng Chưởng Quản xin pháp nhân 1997 thì họ sửa đổi tất tần tật để làm theo mẫu của họ đưa ra. Nhưng vẫn hô hào là làm theo mẫu Đức Hộ Pháp để lại.
Dầu rằng họ gạt được nhơn sanh trong một thời gian. Nhưng qua đó thì thấy nhơn sanh tín nhiệm Đức Hộ Pháp đến mức nào.
Ngày nay họ làm được như thế nhưng ngày sau hậu tấn trưng bản đồ của Giáo Chủ để lại rồi hỏi một câu:
Theo bản vẽ của Giáo Chủ hay theo cách của pháp nhân 1997?
Ngoài ra còn nhiều địa điểm, nhiều chương trình khác nữa cho thủ đô tôn giáo mà chúng tôi không thể liệt kê hết.
***: Tổ chức nào cũng có thượng tầng và hạ tầng.
Bộ máy thượng tầng hẳn nhiên là quyền uy hơn hạ tầng.
Do vậy Thượng Tầng thường hay ra những luật lệnh hay hành xữ sao cho thuận tiện cho họ mà bất chấp hạ tầng. Có quyền và lạm quyền chỉ là một bước rất ngắn. (Thầy dạy: Cao quyền khó kiếm đặng cao ngôi là vậy).
Xưa kia Đức Thích Ca bằng xương bằng thịt giảng dạy biết bao điều thiết thực. Ngài không muốn môn sinh chấp ở lời nói mà không mở mang sự hiểu biết để hướng dẫn nhơn sanh mới dạy: Ta thuyết pháp trong 40 năm mà chẳng nói lời nào. Những người có chức quyền đời sau vinh vào đó hô lên rằng Phật Giả Vô Ngôn, Phật Tông Vô Giáo để làm cho sai lạc chơn truyền...
Ngày nay văn bút còn đó, dấu vết còn đó mà một số vị trong tầng lớp thượng tầng của ĐĐTKPĐ chưa chi đã thay đổi kiểu mẫu của Đức Hộ Pháp để lại.
Nếu có quyền Vạn Linh mà không có điểm tựa (là quyền giử gìn chơn truyền của Giáo Chủ) thì làm sao cự đương với thượng tầng?
Nhà toán học Hy Lạp Archimedes (287 TCN- 212 TCN) khi phát minh công thức về đòn bẩy ông phát biểu rằng: hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ bẩy cả trái đất nầy đi.
Giáo chủ hữu hình chính là điểm tựa để hạ tầng (nhơn sanh) bẩy ý kiến hay đề xuất của các vị ở Thượng Tầng không theo khuôn mẫu của chánh giáo ra khỏi tôn giáo và xô họ xuống nếu cần. (Thầy dạy: Cao ngôi chưng đạo chẳng cao quyền phải chăng là đây?)
Ghi nhận đến đây chúng ta thấy rất rõ ràng là chỉ có thượng tầng mới muốn chỉnh sửa hay thay đổi mẫu mực của Đức Hộ Pháp để lại.
Tại sao như thế?
Bởi theo mẫu mực của Giáo Chủ để lại thì họ là đầy tớ của hạ tầng. Họ phải phục vụ cho hạ tầng. Họ phải CHẾT ĐỜI SỐNG ĐẠO mà họ muốn SỐNG CẢ HAI MỘT LÚC nên phải lách cho vừa mâm vừa bát.
Họ muốn chỉnh lại để họ làm ông chủ của hạ tầng. Hạ tầng phải phục vụ cho họ.
@@@
ĐĐTKPĐ dùng Nho Tông chuyển thế thì chưa ai dám phủ nhận. Mà chánh danh là một phần quan trọng không thể thiếu trong học thuyết của Nho Giáo.
Đem áp dụng tính chánh danh vào đây ta thấy nếu Đức Hộ Pháp không có tư cách giáo chủ thì ai nghe?
Và khi Vị Giáo Tông (là anh cả) hay một Hội Thánh khác muốn thay đổi thể pháp của Ngài để lại thì hậu tấn làm sao bảo tồn?
Không có tư cách giáo chủ thì người biết tự trọng cũng không thể công bố như thế chứ đừng nói là bậc tu hành.
Cái nguyên lý từ hữu hình đến vô vi mới giải thích thế nào trước nhân loại?
&&&
(Còn tiếp: Hoàn thành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo)