Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

199. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt): BNS THÔNG LIÊN SỐ 83.


BNS THÔNG LIÊN 83 (Chuyên đề 01 tiếp theo)...
Như đã trình bày rằng Blog KNS sẽ đặng số bài viết của hiền huynh Trần Văn Chí với trang web caodaivn.com theo chuyên đề nên xin đăng số bài tiếp theo tại BNS TL số 83.

Khi hết chuyên đề 01 Blog sẽ đăng chuyên đề 02... và số bài của hiền Trần Văn Chí với 02 trang web của chi phái bắt banh...

@@@
CHUYÊN ĐỀ MỘT (tt).
15-01-2013 09:38 AM#71
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42
VÀO VÒNG HUYNH ĐỆ KHÁ THƯƠNG NHAU.
Kính Ban Quản Trị Trang web caodaivn.com.
Kính quí thành viên trang web.
Xin phép quí vị cho Tôi được tâm tình riêng với hiền Trung Ngôn.
Kính hiền Trung Ngôn.
Chúng ta sanh ra nơi cõi thế thì đã là bạn đồng sanh, sanh ra trên mãnh đất hình chữ S là nghĩa đồng bào. Cùng nhau trong cửa Đạo Cao Đài nên có tình đồng đạo. Thầy có dạy:
Vào vòng huynh đệ khá thương nhau,
Một đức trỗi hơn một phẩm cao.
Quyết chí thiên đường men bước tới,
Phải nhiều máu thịt mới đồng bào.
Thầy biết môn đệ đã bị và sẽ bị vô số sản phẩm dạy phân chia, dạy ghét lẫn của nhiều người gieo rắc.  Cho nên Thầy cũng dạy thêm:
Không thương được thì cấm ghét nghe à.
Cùng là môn đệ Đức Cao Đài nhưng đôi lúc chúng ta có khác ý kiến nhau nên trao đổi nhau cũng là chuyện thường tình. Tôi tin rằng chúng ta không bao giờ tệ hại đến nỗi làm trái lời Thầy: ghét nhau.
Hiền đã tham gia trang web và dụng công viết hơn một ngàn bài thể hiện tâm huyết với việc đạo. Đó là điều Tôi rất kính nễ và quí trọng.
Đạo của Thầy đã qua nhiều biến động, cuộc sống đạo của quí vị tiền bối đã trãi qua nhiều khó khăn và rất đau lòng.
Một thực tế còn lưu lại là nhiều bậc tiền bối đã lâm vào cảnh phải làm nhiều việc mà trước đó các vị đã phê phán là sai. Đó chẳng phải là cảnh đoạn trường đó sao? Chúng ta không xót xa cho tiền nhân để cảm thương cho chính mình ư?
Một thường nhân như chúng ta lâm vào cảnh phải làm điều trước đây mình từ chối, chê bai còn đau lòng huống chi các vị là người đã nhận trọng trách với Đức Cao Đài còn đau lòng đến bực nào nữa.
Lớp môn đệ Cao Đài trước ngày 30-4-1975 đã nhìn thấy nổi buồn đau đó nên đã ra công sức tìm cách qui hợp nhau. Công việc đang tiến hành thì cơ Đời, Đạo thay đổi nên phải tạm ngưng.
Hậu nhân sau đó ra nhiều văn bút trái nghịch hẳn với công việc người trước. Họ có tài nhưng không hiền nên ra sức giải thích thánh ngôn, pháp luật đạo theo ý của họ thì bảo sao không có người lầm lạc.
Như việc ngưng cơ bút phổ độ thì họ lờ đi vế sau hô lớn lên là đã ngưng cơ bút nên không nhìn nhận Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển hai.
PCT chú giải được cả Hội Thánh ĐĐTKPĐ nhìn nhận từ 1931 thì họ lại bảo không nhìn nhận hay nhìn nhận một phần.
Câu Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm đã được giải thích rõ trong PCT chú giải mà họ cũng đem ra giải thích theo ý họ.
Hiền Trung Ngôn đã hiểu câu: Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm theo hướng họ khai triễn.
Hiền Trung Ngôn đã xoá bỏ câu đó khi kiểm lại bài.
Đó là điều rất đáng kính nễ.
Tôi đã không lầm lẫn khi để trong lòng tình thân ái và quí trọng với hiền Trung Ngôn.
Hiền Trung Ngôn đã có lời quyết định và Tôi tôn trọng quyết định của hiền.
Tôi hiểu quyết định của hiền Trung Ngôn không phải là đoạn tuyệt như Thế Lữ viết tặng Nhất Linh tác giả của ĐOẠN TUỴÊT.
Anh đường anh Tôi đường Tôi.
Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sum họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi.
Tự lòng Thế Lữ đã dự phóng: QUYẾT KHÔNG SUM HỌP nên nên không bận lòng. Đó là điều chỉ có trên lý thuyết khô khan, không thực tế trong cuộc sống, chỉ bộc phát qua tình ý nhà thơ TRONG GIÂY PHÚT. Tiếc thay nhiều người sau đó lại không hiểu sự thật ĐÓ CHỈ LÀ GIÂY PHÚT CHẠNH LÒNG rồi đem ra truyền bá như vĩnh cửu.
Cuộc sống mạnh hơn tất cả. Thực tế cuộc sống thể hiện rằng: Sinh ly tử biệt…xé nát cõi lòng thế nhân…làm gì có chuyện không bận lòng. Không bận lòng trước sinh ly tử biệt chỉ có Phật hay ác quỷ.
Phật chánh đẳng chánh giác nên không bận lòng.
Ác quỷ thì lòng trí khác nhân loại.
Phật hay ác quỷ đều mang chung hình hài nhân loại nhưng tâm tình, khác nhau. Phật thì Đại Hùng, Đại Lực, ĐẠI TỪ BI. Ác quỷ thì Đại Hùng, Đại Lực, ĐẠI ÁC.
Còn như hiểu rằng đoạn tuyệt giữa cũ và mới như thế cũng là phiếm diện, là sai lầm vì không thể hiện tính kế thừa tất nhiên phải có.
Chúng ta là môn đệ Đức Cao Đài. Là huynh đệ với nhau…quyết tâm sum họp trong mái nhà chung của Đấng Cao Đài. Trong ngôi nhà Cao Đài phải có đủ cột, kèo, rui, mè… mới thành ngôi nhà. Chủ nhà là Đấng Cao Đài và chúng ta đều dự phóng cùng về đó nên chúng ta NHẤT ĐỊNH SUM HỌP.
Chúng ta kế thừa và chắc lọc tâm huyết của tiền nhân để hoà hiệp nhau, để sum vầy trong ngôi nhà Cao Đài là lễ hiến làm cho Thầy vui lòng hơn hết và tiền nhân cũng vui vì thấy hậu nhân đã hiểu và trân trọng cái khổ tâm của họ.
Phải là Tử Kỳ mới hiểu tiếng đàn Bá Nha, phải là Bá Nha mới yêu quí Tử Kỳ chúng ta không dám ví mình với các bậc kỳ tài ấy nhưng cùng là người có tìm hiểu về pháp luật đạo Tôi kính cẩn mời hiền Trung Ngôn nhận xét hay góp ý về các bài viết của Tôi bất cứ lúc nào để giúp cho Tôi điều chỉnh sai sót kịp thời.
Đó là giúp nhau nên đạo.
Đó là hiền Trung Ngôn đã ban cho Tôi thêm nguồn vui, thêm tinh tấn khi tham gia trang web. Tôi sẽ chờ nhận xét, góp ý của hiền Trung Ngôn như nắng hạn trông mưa.
Kính bút.

@@@

LỜI XIN LỖI.
Tôi đã kiểm tra lại là hiền TN không có rút câu:
- Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình) (i).  Trong bài ngày 11-01-2013 (08g56PM)
DO VẬY XIN CHỈNH ĐOẠN:
Hiền Trung Ngôn đã xoá bỏ câu đó khi kiểm lại bài.
Đó là điều rất đáng kính nễ.
Tôi đã không lầm lẫn khi để trong lòng tình thân ái và quí trọng với hiền Trung Ngôn.
THÀNH CÂU:
Nhưng Tôi vẫn để trong lòng tình thân ái và quí trọng với hiền Trung Ngôn.
Các bài bên dưới không đổi nội dung chỉ xin quí vị đọc bài hiểu rằng hiền Trung Ngôn là tác giả câu:
- Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình).
Xin thành thật chịu lỗi cùng hiền Trung Ngôn và quí bạn đọc.
NAY KÍNH

thay đổi nội dung bởi: trần văn chí, 16-01-2013 lúc 12:46 PM Lý do: THÊM PHẦN LỜI XIN LỖI.