Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

200. CHUYÊN ĐÈ 01 (tt): BNS THÔNG LIÊN 83.

CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).
15-01-2013 10:08 AM#72
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42

BÌNH LUẬN.
Một số văn bút lưu hành liên quan đến ĐĐTKPĐ viết:
Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình).
Câu nầy đúng hay sai?

Tôi xin làm rõ như sau.
@@@
I-                  GIẢI THÍCH SAI VỚI PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
1- Xuất xứ đoạn văn.
Thánh ngôn ngày 13-2-1927 (12-01-Đinh Mão) Thầy có dạy:
…Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Chánh Giáo, mà lập ra Phàm Giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy, đặng dạy dỗ các con mà thôi; chớ không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa…. (TNHT Q1 tr 99 dòng 01-05. Bản in 1973).
Hội Thánh ĐĐTKPĐ lấy cả bài đó làm PCT của Hiệp Thiên Đài.
2- Đức Hộ Pháp đã chú giải:
Nguyên văn như sau (theo bản trên internet):
CHÚ GIẢI: Câu nầy Thầy đã nói rõ nghĩa, duy Thầy chỉ than rằng: Khi trước Thầy lỡ giao Chánh Giáo cho tay phàm, hễ càng lâu chừng nào thì Thánh Đức lại càng hao mòn mà phàm tâm lại tái phục, nhơn loại sửa cải Chánh Giáo, cho vừa theo thế lực của nhơn tình mà lần lần làm cho Thánh Giáo phải trở nên Phàm Giáo. (Hay)
Nay Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ nhơn sanh mà thôi, chớ không chịu giao nền Chánh Giáo của Thầy cho tay phàm nữa.
Thảng như có kẻ hỏi: Như đã nói vậy, sao Thầy lại giao Thánh Giáo cho phàm là Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài, là ý nghĩa gì? Trong bài diễn văn của Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh ngày 14 tháng hai năm Mậu Thìn, có giải rõ rằng: Thầy đến qui các lương sanh của Thầy đã sai đến trước lại làm một đặng lập Hội Thánh mà làm hình thể của Thầy, hầu tránh khỏi hạ trần trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy. (Hay) Hội Thánh ấy, có hai phần tại thế: Phần hữu hình là Cửu Trùng Đài, tức là Đời nghĩa là xác; một phần bán hữu hình là Hiệp Thiên Đài nghĩa là: Nửa Đời nửa Đạo, ấy là chơn thần; còn phần vô vi là Bát Quái Đài tức là hồn, ấy là Đạo.
Đã nói rằng: Thầy là Chúa tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Đài thì Thầy là chủ, mà chủ Bát Quái Đài là chủ của hồn Đạo, hồn hiệp với xác bởi chơn thần, ấy vậy chơn thần là trung gian của hồn và xác; xác nhờ hồn mà nên, thì Cửu Trùng Đài cũng phải nhờ Hiệp Thiên Đài mới mong thành Đạo. (Hay)
Như có kẻ hỏi nữa: Thầy là Chí Tôn, huyền diệu vô biên, mà lại nói Thầy không giao Thánh Giáo cho tay phàm nữa, sao lại cũng còn phải nhờ Hiệp Thiên Đài, cũng là phàm vậy? Nếu không Hiệp Thiên Đài, thì Thầy không thể lập Đạo sao?
Ta lại nói: Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là chúa các việc vô hình, Thầy lại ban cho người đủ khôn ngoan trí thức Thiêng Liêng, đặng làm chúa của sự hữu hình, nghĩa là chúa cả của vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu hình được tương đắc, thì cả hai ông chúa phải liên hiệp nhau mới đặng, người có sức sửa cơ Tạo Hóa, song Tạo Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiên, tận mỹ.
Chịu dưới quyền Thiêng Liêng của Tạo Hóa, sanh sanh tử tử, luật lệ ấy vốn nơi Trời, số số căn căn Thiên Điều đã định; người chỉ đặng có một quyền tự lập, là mình làm chủ lấy mình, luân luân chuyển chuyển, giồi cho đẹp đẽ Thánh Đức căn sanh, đặng lên tột phẩm vị Thiêng Liêng mới nhập vào cửa vô vi đồng thể cùng Trời Đất. (Hay lắm, Lão khen đó)
Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định trước làm cho cả nhơn sanh vui theo cơ Tấn Hóa, thì dầu cho Thầy cũng không cải qua đặng; vì hễ sửa cải thì là mất lẽ công bình Thiêng Liêng đã định, làm chinh nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng tội trừng thì phải để rộng quyền cho người tự chủ.
Thiên cơ đã lập có Điạ Ngục với Thiên Đàng, ấy cảnh thăng cảnh đọa.
Địa Ngục dành để cho kẻ bạo tàn, Thiên Đàng cho người đạo đức, thì cân công bình Thiêng Liêng đã sẵn. Ấy vậy chẳng buộc ai vào Địa Ngục, mà cũng chẳng nâng đỡ ai đến Thiên Đàng. Đôi đường hiển hiện, tự quyền người lựa chọn, siêu đọa tại nơi mình, các Đấng Thiêng Liêng duy có thương mà chỉ dẫn.
Thầy đến, nếu dùng cả quyền Thiêng Liêng làm cho chúng sanh thấy đặng đủ đức tin, theo đường siêu mà bỏ nẻo đọa, thì cả nhơn loại ắt xu hướng vào đường đạo đức, thì là Thầy nâng đỡ các chơn hồn vào Thiên Đàng, không cho vào Địa Ngục, (Hay) thì sự công bình Thiêng Liêng bởi nơi nào bền vững. Thưởng phạt ra bất minh, ắt phải truất bỏ cơ luân hồi chuyển kiếp.
Thầy cùng các Đấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng cả chúng sanh, lại còn cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương sanh giúp công gầy đạo đức. Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài là người giúp công cho Thầy và các Đấng Thiêng Liêng gầy Đạo.
Luân hồi chuyển kiếp là cơ mầu nhiệm để cho các chơn hồn đặng cứu chuộc và tấn hóa, nếu truất bỏ cơ mầu nhiệm ấy đi, thì Đạo nơi nào mà bền chặt?
Nhơn loại có hóa nhân, quỉ nhân và nguyên nhân, ấy là có phân đẳng cấp, nếu Thầy dùng huyền diệu Thiêng Liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ mầu nhiệm của Đạo, đồng đặng đắc kiếp, thì phẩm vị Thiêng Liêng cũng không còn trật tự.
Trước đã nói Hiệp Thiên Đài là chơn thần, Cửu Trùng Đài là xác thịt, Bát Quái Đài là linh hồn. Hồn đặng tương hiệp cùng xác phải nhờ chơn thần, chơn thần lại là bán hữu hình, tiếp vô vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Đạo tiếp Thánh Đức của các Đấng Thiêng Liêng mà rưới chan cho nhơn loại. (Hay) Nhơn loại đặng liên hiệp cùng Trời thể nào, thì Cửu Trùng Đài phải liên hiệp cùng Bát Quái Đài thể ấy.
Bát Quái Đài là hồn của Đạo mà Thầy đã nắm chặt phần hồn thì xác phải nương theo hồn, mới mong giữ bền sanh hoạt, hồn Đạo Thầy đã nắm chặt rồi; thì Đạo chẳng hề khi nào còn chịu dưới tay phàm nữa (1) Ấy vậy Thầy nói không chịu giao Thánh Giáo cho tay phàm là tại vậy.
(1)             Hay lắm! hay lắm!.
PCT chú giải đã được Hội Thánh ĐĐTKPĐ nhìn nhận.
&&&
3- Câu viết:
- Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình).
4- Đối chiếu, làm rõ vấn đề và kết luận.
a- Đối chiếu:
PCT chú giải nói rõ ý nghĩa rằng:  Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm có nghĩa là Thầy làm chủ Bát Quái Đài, vì BQĐ là hồn đạo còn Cửu Trùng Đài (xác) và Hiệp Thiên Đài (chơn thần) giao cho người nắm mà xác và chơn thần thì phải theo sự điều động của hồn.
Xin đọc 03 trích đoạn sau:
 -  (Hội Thánh ấy, có hai phần tại thế: Phần hữu hình là Cửu Trùng Đài, tức là Đời nghĩa là xác; một phần bán hữu hình là Hiệp Thiên Đài nghĩa là: Nửa Đời nửa Đạo, ấy là chơn thần; còn phần vô vi là Bát Quái Đài tức là hồn, ấy là Đạo.
Đã nói rằng: Thầy là Chúa tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Đài thì Thầy là chủ, mà chủ Bát Quái Đài là chủ của hồn Đạo,…)
- (Thầy cùng các Đấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng cả chúng sanh, lại còn cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương sanh giúp công gầy đạo đức. Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài là người giúp công cho Thầy và các Đấng Thiêng Liêng gầy Đạo.)
- (Bát Quái Đài là hồn của Đạo mà Thầy đã nắm chặt phần hồn thì xác phải nương theo hồn, mới mong giữ bền sanh hoạt, hồn Đạo Thầy đã nắm chặt rồi; thì Đạo chẳng hề khi nào còn chịu dưới tay phàm nữa (1) Ấy vậy Thầy nói không chịu giao Thánh Giáo cho tay phàm là tại vậy.)
Đối chiếu PCT chú giải và câu viết không thấy có khoản nào dạy hiểu câu không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa….. theo cách suy luận:  Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình).
b- Làm rõ vấn đề.
Đoạn chú giải nằm ngay ở mấy trang đầu phần chú giải PCT Hiệp Thiên Đài mà người giải thích câu trên lại không nhận thấy cũng lạ thật?
Câu không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa…. là Thầy nói về CHÁNH GIÁO.
Chánh giáo phát xuất từ Bát Quái Đài (là hồn của Đạo). Mà Thầy là chủ của Bát Quái Đài (nên không có giao chánh giáo cho tay phàm là theo nghĩa đó). Bát Quái Đài là ngự của các Đấng Thiêng Liêng.
Còn Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài là chơn thần và thể xác của Đạo. Nhân sự ở Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài phần hữu hình (NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI) không phải là người ở cõi thế thì ở đâu?
Xin đọc Đạo Nghị Định thứ sáu để biết rằng ĐĐTKPĐ có 03 Hội Thánh là Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài.
Hội Thánh BQĐ là các Đấng Thiêng Liêng (không có mang xác phàm).
Hội Thánh Hiệp Thiên Đài (chơn thần) có mang xác phàm không phân chia theo Nam phái và Nữ phái mà phân ra 03 chi: Pháp, Đạo, Thế.
Hội Thánh Cửu Trùng Đài (xác đạo) cũng có mang xác phàm. Phân chia Nam phái và Nữ Phái. Trong Nam Phái Cửu Trùng Đài lại chia ra làm 03 phái: Thái, Thượng, Ngọc.
Câu Thầy không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa….là dùng cho Hội Thánh Bát Quái Đài.
Đem câu dùng cho BQĐ để áp dụng vào việc khác là không phù hợp với giáo pháp ĐĐTKPĐ.
c- Kết luận:
Người viết đã tự tiện giải thích câu có trong PCT: không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa…. theo ý của họ chớ không theo PCT chú giải là điều rất không nên.
PCT mà ai muốn giải thích thế nào cũng được thì còn gì là giá trị của Thánh Luật.

@@@

(còn tiếp phần II: Chánh giáo, chánh trị đạo và hành chánh đạo)


BBT: (câu trên là của hiền Trung Ngôn viết khi thảo luận về Nội Luật Thượng Hội mà TN lại cáo từ không thảo luận nữa ....
Nên nó vẫn trong chuyên đề một)