Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

196. BNS THÔNG LIÊN 82 (tt).


CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).

11-01-2013 11:46 AM#66
Trung ngônThành Viên Ưu Tú
Thông tin. Tham gia ngày Oct 2007
Bài viết 1.156
A- TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI.
I- Thời gian lập thành và thứ tự trong in ấn.
1- Thời gian lập thành.
- Thượng Hội Nội Luật.
Do Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt [A] và Hộ Pháp Phạm Công Tắc [B] cùng ký và ban hành ngày 22-01- Nhâm Thân (1932) [C]. 
- Luật lệ chung các Hội, Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Hội Thánh Nội Luật.
Cả ba luật nầy do Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Ðài Hiệp Thiên và Cửu Trùng [D], ký và ban hành ngày 16- 11- Giáp Tuất. (1934).

[Theo diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934” của Đức Quyền Giáo Tông thì ngoài nội luật Thượng Hội ra còn có Nội Luật Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh của các vị Chánh Phối Sư lập ra [E]. 
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên ngày 13-10- Giáp Tuất (19- 11-1934). Ngày 06-11- Giáp Tuất Đức Hộ Pháp được công cử [F] cầm luôn quyền Giáo Tông của Cửu Trùng Đài. Ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12- 1934) Đức Hộ Pháp đã ký ban hành 03 luật kể trên.[G].
---------------------------------------------------------
(tiếp theo)
4. Trao đổi nội dung tại [E]:
Nguyên văn viết như sau: "Theo diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934” của Đức Quyền Giáo Tông thì ngoài nội luật Thượng Hội ra còn có Nội Luật Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh của các vị Chánh Phối Sư lập ra [E]". 
TN viết: Xem lại Pháp chánh truyền (bất chấp là nguyên văn hay chú giải) và Tân luật thì nhận thấy tại các văn bản quy phạm pháp luật này không có điều khoản nào cho phép "các vị Chánh phối sư lập ra" văn bản quy phạm pháp luật.
Nếu muốn văn bản này có hiệu lực thi hành (tức là cả 03 luật kể trên - sau đây gọi tắt là "văn bản luật") thì cần bổ sung thẩm quyền cho 03 vị Chánh phối sư được phép lập luật, sửa đổi bổ sung Pháp chánh truyền (kể cả phần chú giải) và Tân luật để Đầu sư được phép ban hành (có 03 con dấu trên văn bản này) "văn bản luật"; và phẩm Chưởng pháp thêm thẩm quyền được xét nét thêm "văn bản luật" do phẩm Chánh phối sư lập ra. 
5. Trao đổi nội dung tại [F]:
Nguyên văn viết như sau: Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên ngày 13-10- Giáp Tuất (19- 11-1934). Ngày 06-11- Giáp Tuất Đức Hộ Pháp được công cử [F].
TN viết: Xem lại Pháp chánh truyền (bất chấp là nguyên văn hay chú giải) và Tân luật thì nhận thấy tại các văn bản quy phạm pháp luật này không có điều khoản nào cho phép Công cử chức sắc Hiệp thiên đài nhận nhiệm vụ tại Cửu trùng đài.
Phẩm giáo tông chỉ có phẩm Chưởng pháp và phẩm Đầu sư "tranh đặng".
Tìm kiếm hoài vẫn không ra điều khoản này cho phép Hộ pháp tranh cử Phẩm giáo tông.
Kèm theo đó, vẫn chưa thấy tài liệu nào cho thấy "toàn thể tín đồ bỏ phiếu" như đã quy định.
Nếu muốn thực hiện việc này thì cần sửa đổi, bổ sung Pháp chánh truyền (kể cả phần chú giải) và Tân luật để phẩm Chưởng pháp và Đầu sư không được tranh cử cùng với phẩm Hộ pháp cho vị trí Giáo tông, cũng theo đó sửa đổi, bổ sung Pháp chánh truyền (kể cả phần chú giải) và Tân luật để phẩm Giáo tông được phép "thông công cùng Thầy" mà không cần sự giúp đỡ của chức sắc Hiệp thiên đài - phần thông công.
6. Trao đổi nội dung tại [G]:
Nguyên văn viết như sau: Ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12- 1934) Đức Hộ Pháp đã ký ban hành 03 luật kể trên [G].
TN viết: Xem lại Pháp chánh truyền (bất chấp là nguyên văn hay chú giải) và Tân luật thì nhận thấy tại các văn bản quy phạm pháp luật này không có điều khoản nào cho phép giáo phẩm Hiệp thiên đài ký và ban hành "văn bản luật".
Nếu muốn văn bản này có hiệu lực thi hành (tức là cả 03 luật kể trên - sau đây gọi tắt là "văn bản luật") thì cần sửa đổi bổ sung thẩm quyền tại Pháp chánh truyền (kể cả phần chú giải) và Tân luật cho phẩm Chưởng pháp không cần xét nét văn bản luật do phẩm Hộ pháp ký, ban hành; và sửa đổi bổ sung Pháp chánh truyền (kể cả phần chú giải) và Tân luật để Đầu sư không cần đóng dấu trên văn bản luật do phẩm Hộ pháp ký, ban hành.
Qua 06 phần trình bày ở trên (chỉ dựa trên nội dung của 16 dòng đã đăng) cho thấy sự thiếu logic của một vấn đề đã được đặt ra.
Sự hiểu biết của Trung ngôn hạn chế nên chỉ trình bày đến đây, không dám lạm bàn.
Xin cho phép Trung ngôn dừng cuộc trao đổi với Hiền huynh Trần Văn Chí.
Xin huynh hoan hỷ chấp nhận.
Kính lời cùng Quý HTDM.
thay đổi nội dung bởi: Trung ngôn, 11-01-2013 lúc 05:36 PM
Trung ngôn.

13-01-2013 07:28 AM#67
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42

TRẢ LỜI CHỚ KHÔNG CÓ CẦU CHỨNG.
(Trả lời bài viết ngày 11-01-2013
 lúc 11g 46 AM)
Kính chào hiền TN.
Kính quí vị quan tâm đến đề tài.
Ngày mùng một nghĩ ngơi thư giãn đã xong giờ xin tiếp tục hành trình.
Qua nội dung 09 câu hỏi của hiền VỀ THƯỢNG HỘI đã thể hiện:
1-                Hiền không phân biệt được chính trị đạo và hành chánh đạo.
2-                Không phân biệt được quyền hạn của Chưởng Pháp trong hành chánh đạo và trong chánh trị đạo.
3-                Không biết là Giáo Tông và Hộ Pháp không có bỏ phiếu trong Thượng Hội (nên viết Thượng Hội có 11 phiếu).
4-                Không hiểu được phân quyền của Nam và Nữ trong hành chánh đạo và trong chánh trị đạo. (trong PCT và 03 HLQVL).
5-                Không hiểu được nguyên tắc phân quyền giữa Hiệp Thiên và Cửu Trùng Đài trong PCT và trong 03 HLQVL.
Tôi tin rằng từ các câu trả lời của Tôi đã giúp cho hiền từ đây về sau khắc phục được những điều trên.
Tôi cũng chỉ ra rằng theo Chánh Trị Đạo thì Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là quyền Chí Tôn tại thế. Đã là quyền Chí Tôn tại thế thì có toàn quyền hành động.
Còn trong hành chánh thì khi Hộ Pháp mang dây sắc lịnh hành sự thì PCT chú giải viết rõ: DÙ CHO LỖI QUẤY CŨNG PHẢI CHÌU.
Sau đó Hội Thánh có quyền định phải hay quấy. Hội Thánh đã chấp nhận và không thay đổi.
Đức Hộ Pháp có dạy: Cái chân lý của Đạo nó không cần cầu chứng với ai, nó chỉ cầu chứng với trí thức tinh thần của chính nó.
Chúng Tôi đã cầu chứng các điều trên với chính mình và biện luận với bằng hữu thấy nó đúng nên trình ra.
Tôi căn cứ vào Pháp và Luật ĐĐTKPĐ để chứng minh là hiền TN hiểu chưa tới hay không đúng là xong bổn phận của Tôi. 
Quyền chấp nhận hay không là của hiền.
Tôi trả lời với hiền TN chớ không cầu chứng nơi hiền là vậy.
&&&


(CÒN TIẾP VỀ LOGIC HỌC)