Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

194. BNS THÔNG LIÊN (tt).

CHUYÊN ĐỀ 01. (tt).


10-01-2013 08:56 PM#61
Trung ngônThành Viên Ưu Tú
Thông tin Tham gia ngày Oct 2007
Bài viết 1.156

A- TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI.
I- Thời gian lập thành và thứ tự trong in ấn.
1- Thời gian lập thành.
- Thượng Hội Nội Luật.
Do Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt [A] và Hộ Pháp Phạm Công Tắc [B] cùng ký và ban hành ngày 22-01- Nhâm Thân (1932) [C]. 
- Luật lệ chung các Hội, Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Hội Thánh Nội Luật.
Cả ba luật nầy do Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Ðài Hiệp Thiên và Cửu Trùng [D], ký và ban hành ngày 16- 11- Giáp Tuất. (1934).

[Theo diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934” của Đức Quyền Giáo Tông thì ngoài nội luật Thượng Hội ra còn có Nội Luật Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh của các vị Chánh Phối Sư lập ra [E]. 
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên ngày 13-10- Giáp Tuất (19- 11-1934). Ngày 06-11- Giáp Tuất Đức Hộ Pháp được công cử [F] cầm luôn quyền Giáo Tông của Cửu Trùng Đài. Ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12- 1934) Đức Hộ Pháp đã ký ban hành 03 luật kể trên.[G].
-----------------------------------------------------------------
(tiếp theo)
3. Trao đổi nội dung tại [C]:
Đọc lại Pháp chánh truyền (kể cả bản chú giải) hoặc Tân luật thì không có quy định nào cho thấy Giáo tông ban hành văn bản mà có Hộ pháp cùng ký trên văn bản đó. 
Đọc kỹ hơn tại Tân luật thì thấy rằng: Một văn bản có giá trị thi hành khi có đủ ấn của ba Vị đầu sư. Xem ra, một lần nữa thấy được rằng việc cả 02 phẩm Giáo tông và Hộ pháp cùng ký trên cùng một văn bản là không phù hợp Pháp chánh truyền và Tân luật.
Đề nghị xem lại Tân luật, Phần đạo pháp, Chương I, điều thứ 3, như sau: “mỗi tờ giấy chi chi phải có đủ ba ấn mới thi hành”.
4. Trao đổi nội dung tại [D]:
Theo Thánh ngôn được ghi nhận tại Thánh ngôn hiệp tuyển do Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh ban hành (bất kỳ bản in nào) thì thấy:
- Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình) (i).
- Trong trường hợp một người đã nắm phẩm Hộ pháp nay lại giữ thêm phẩm Giáo tông thì đã thành “Thượng đế” rồi thì mâu thuẩn với ý trên [tại (i)]. 
- Trong trường hợp này thì chủ thể hữu hình sẽ làm gì để cho toàn đạo biết rằng khi nào phẩm Giáo tông làm việc, khi nào thì phẩm Hộ pháp “bảo tồn luật pháp”???
Các ý trên được đưa ra nhằm làm rõ ý: Văn bản đã dẫn không được lập đúng quy định của Pháp chánh truyền và Tân luật nên khó thuyết phục rằng nó có hiệu lực thi hành.
Muốn cho văn bản này có hiệu lực thi hành thì phẩm bổ sung thẩm quyền cho các giáo phẩm Hộ pháp và Giáo tông; hoặc sửa đổi Pháp chánh truyền và Tân luật theo hướng không cần Chưởng pháp xét nét hoặc 03 Đầu sư đồng ý; hoặc sửa đổi Pháp chánh truyền và Tân luật theo hướng phẩm Hộ pháp được bổ sung thẩm quyền của phẩm Giáo tông, Chưởng pháp và Đầu sư (được hiểu theo nghĩa là 3 trong 1).
Kính lời học hỏi.
(còn một kỳ nữa)
Trung ngôn.
@@@


10-01-2013 10:42 PM#62
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42
TRẢ LỜI CÂU HỎI
HÔM NAY HỒI 8g56PM.
Kính chào hiền TN.
Hiền đã viết là chấp nhận PCT chú giải.
Tôi đã nhắc hiền câu:
...lại muốn tỏ ra rằng: Chức Sắc Hiệp Thiên Đài thật trọng quyền, Ngài mới ban dây sắc lịnh, buộc cả Tín Đồ và cả Chức Sắc Thiên Phong, hễ mỗi Chức Sắc Hiệp Thiên Đài mang dây sắc lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào, thì phải tuân mạng, dầu lỗi quấy cũng phải chìu theo, chỉ để cho Hội Thánh có quyền định tội,
&&&
Mà hiền vẫn không hiểu nên Tôi XIN PHÉP nói rõ lần nữa.
Binh pháp xưa nay đều viết tướng giữa trận tiền khi khẩn cấp không cần chờ đến mệnh vua.
Giáo lý ĐĐTKPĐ dạy rõ: 
Người được Thầy chọn để chấp cơ là Tướng Soái của Đức Cao Đài để lập ĐĐTKPĐ.
Do vậy mà 15 phẩm trên mới được ban dây sắc lịnh. 
Đó là 15 tướng soái của Thầy nên ĐƯỢC BAN QUYỀN UY TỐI THƯỢNG. 
Đó chìa khóa mở ra mọi cánh cửa quyền lực. Là bảo kiếm tiền trãm hậu tấu thời phong kiến.
Mà Hộ Pháp thì có dây sắc lịnh. 
Theo nghĩa câu trên mà luận thì Ngài có toàn quyền hành động không cần chờ một thủ tục nào hết. 
Thí dụ như lập Phước Thiện…lập Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung…làm gì có trong PCT. 
Ngài mang dây sắc lịnh mà hành chánh thì không ai có quyền cãi lại.
Miễn sao Hội Thánh chấp nhận là xong.
Buổi khai sơn phá thạch Chí Tôn chỉ trao dây sắc lịnh cho người xứng đáng.
Chỉ có Hội Thánh ĐĐTKPĐ mới có quyền nói Ngài làm đúng hay sai.
Hiền chú ý mấy chữ: DÙ CHO LỖI QUẤY CŨNG PHẢI CHÌU….
mà HỘI THÁNH ĐÃ XEM LẠI RỒI….
Và Hội Thánh đã chấp nhận.
Vậy chiếu theo PCT cái lý và sự đã tỏ rõ.
&&&
PHẦN MINH HỌA.
[[[[[ Một thí dụ rất thời sự là Ngài Hồ Bảo Đạo cũng có dây sắc lịnh nên ký tên trên Đạo Lịnh 01 thì chỉ có Hội Thánh mới có quyền nhận định đúng sai. Hội Thánh ký tên ban hành thì đã đủ pháp lý]]]]]
Kính.

@@@