Trang

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

201. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt): BNS THÔNG LIÊN 83.


CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).

16-01-2013 07:47 AM#73
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012. Bài viết  42
II- Chánh Giáo, Chánh Trị Đạo và Hành Chánh Đạo.
1-                Khái niệm về chánh giáo.
Theo đạo sử của bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu:
+  Ngày 12-10- Bính Dần (1926) thầy dạy việc chuẩn bị cho Lễ Khai Đạo tại Chùa Gò Kén có đoạn:

….Thầy dặn, hành lễ rồi thì biểu Lễ Sanh xướng "Thiên Phong Phò Loan" đặng Thầy lập "Phật truyền Chánh pháp".
+ Ngày 13-10- Bính Dần (1926).
-                     Vào lập vị hành Ðại Lễ như buổi Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch à ... là đã hết một đêm đầu rồi.
-                     Kế đêm sau, thì là đêm Thiên Phong cho cả chư Môn đệ và là đêm các con phải thành tâm trai giới cho Thầy lập Pháp Chánh Truyền.
-                     Ðêm thứ ba, các con cũng lập vị cúng thường ngày, xong hai đứa nhỏ mặc Thiên phục vào Nghi Án cho Thầy giáng rồi việc lễ.
Như vậy hiểu Phật truyền Chánh Pháp là đàn cơ lập PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái và qui định Luật công cử chắc cũng an toàn.
+ Sau đó Đức Lý Giáo Tông lập PCT Cửu Trùng Đài Nữ Phái.
+ Ngày 13-2-1927 (12-01-Đinh Mão) Thầy lập PCT Hiệp Thiên Đài. Trong đó có đoạn:
…Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Chánh Giáo, mà lập ra Phàm Giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy, đặng dạy dỗ các con mà thôi; chớ không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa…. (TNHT Q1 tr 99 dòng 01-05. Bản in 1973).
Như vậy có thể hiểu thành tố của chánh giáo là:
-                     Chính Thầy chỉ dạy, lập ra hay điều động.
-                     Các Đấng Thiêng Liêng có sứ mạng trong ĐĐTKPĐ chỉ dạy.
-                     Nội dung Thầy và các Đấng dạy là lập ra cơ chế tôn giáo, giáo lý, pháp luật, kinh điển dạy xây dựng thể pháp và bí pháp…
Như vậy:
Chánh giáo là tất cả giáo pháp của Thầy (và các Đấng Thiêng Liêng do nơi lịnh Thầy) dạy cho ĐĐTKPĐ lập ra nguồn máy tôn giáo (Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài) hay pháp luật, giáo lý, lễ nghi, kinh điển, thể pháp và bí pháp, …. để xây dựng nên ĐĐTKPĐ.
Chánh giáo phát xuất từ Bát Quái Đài. Chữ phát xuất hiểu theo nghĩa rộng là phải có lịnh của Hội Thánh BQĐ.
Thầy là chủ BQĐ mà ĐĐTKPĐ là cái nhánh do chính Thầy làm chủ nên hiểu Thầy là chủ của Hội Thánh BQĐ là phù hợp.
Hội Thánh hữu hình đã đúc kết “chánh giáo” lại tạo thành thiên thơ của ĐĐTKPĐ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển- quyển một và hai).
Về thể pháp thiên thơ được bố trí nơi Cung Khảm (hướng Nam) do đại tiên Lữ Đồng Tân trấn.
Cái gì của cõi hữu hình tạo ra cũng đều có giới hạn thì thiên thơ cũng không là ngoại lệ. Thiên thơ gói trọn nguồn máy tôn giáo nhưng cũng không chứa hết chánh giáo từ BQĐ truyền dạy nên chánh giáo còn ẩn tàng trong kinh điển, thể pháp và bí pháp….
2-                Chánh Trị Đạo.
Chánh trị đạo bao gồm 02 phần:
+ Đường lối, kế hoạch, quyết sách đề ra để thực thi chánh giáo từ Bát Quái Đài truyền dạy. Tôn chỉ, mục đích, phương án xây dựng cá nhân, tôn giáo và xã hội đều nằm trong chánh trị đạo. Chánh trị đạo là thiệt tướng của đạo.
+ Bộ máy nhân sự của chính trị đạo bao gồm toàn thể người đạo. Từ người Đạo Hữu cho đến Giáo Tông đều nằm trong chánh trị đạo, đều có quyền tham gia xây dựng chánh trị đạo. Đây là điều mà các tôn giáo xưa nay không có.
Cơ chế 03 Hội Lập Quyền vạn linh thể hiện cho chánh trị đạo.
3-                Hành Chánh Đạo.
Là đặc nhiệm của Cửu Trùng Đài.
Phước Thiện, Phổ Tế, Toà Đạo (hành chánh) đều do Hành Chánh thống quản. (xem Đạo Luật Mậu Dần-1938)
Thiệt tướng của đạo (chánh trị đạo) vuông, tròn, sáng láng hay u ám cũng do nơi hành chánh đạo thể hiện mà có.
Quyền hành chánh nằm ở Cửu Trùng Đài do vậy mà nhân sự Cửu Trùng Đài được Thầy bố trí rất kỷ lưỡng trong PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái và Nữ Phái.
Nhân sự Cửu Trùng Đài từ phẩm Lễ Sanh phải qua sự công cử của quyền vạn linh.
Ai có đạo chúng sanh nâng lên, ai thất đạo chúng sanh xô xuống… (lời Đức Hộ Pháp-1937).
Còn chức việc địa phương nào thì do địa phương đó bầu ra theo luật định.
Tóm lại:
Chánh giáo ví như tài nguyên và môi trường để tạo nên kịch bản.
Chánh trị đạo ví như giai đoạn soạn nên kịch bản.
Hành chánh đạo ví như lúc đem kịch bản công diễn.
Nhơn sanh (công chúng) ví như giám khảo.

&&&
Qua các phần trình bày trên ta thấy:
Chánh giáo là do thiêng liêng dạy.
Chánh trị đạo và hành chánh đạo là do người còn mang xác phàm tuân lịnh thiêng liêng mà thực thi.
Hội Thánh hữu hình của ĐĐTKPĐ chịu trách nhiệm về chánh trị đạo và hành chánh đạo.

(CÒN TIẾP: III- ĐỐI CHIẾU VỚI CHÂU TRI 21).