Trang

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

212. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 84.


08-02-2013 08:41 AM#82
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 72
ĐẠO PHÁP HIỆN HỮU (tt)

5/- ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG XÁC NHẬN: ĐÚNG.
Đức Lý Giáo Tông xác nhận việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên Cửu Trùng là đúng với thiên thơ.
5.1- Nguyên văn Thánh Ngôn:
Ngày 18-10- Ất Hợi (13-11-1935) Đức Lý Giáo Tông có dạy:

…. Hộ-Pháp, hèn lâu Lão không đến chuyện vãng cùng nhau đặng, một là vì không cơ-bút, hai là vì Thiên-thơ biến-chuyển, Lão có đến cũng chẳng ích gì.
…. Lão để lời cám ơn Hộ-Pháp đã chịu lắm phen nhọc-nhằn khổ-não làm cho Đạo ngày nay đặng ra thiệt tướng. Lão chỉnh thẹn có một điều là Lão chưa giúp hay vào đó. Lão đa tạ, đa tạ.
…. May thay! Thiên-thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.
        (Hộ-Pháp bạch: Thiên-thơ đã đổi, đệ-tử xin giao quyền hành của Quyền-Giáo-Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên-thơ vững chặt).
        - Cuời, Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại, hai là hành-pháp thì dễ, hành-hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ-Pháp có thế nào điều hành Hội-Thánh cho đặng. Ấy vậy cứ để y.
&&&
5.2- Đoạn Thánh Ngôn trên có mấy ý liên quan:
a-                 Xác định Thiên-thơ biến-chuyển,
b-                Xác định Đức Hộ Pháp làm đúng: Lão để lời cám ơn Hộ-Pháp đã chịu lắm phen nhọc-nhằn khổ-não làm cho Đạo ngày nay đặng ra thiệt tướng.
c-                 Xác định từ đây Lý Giáo Tông có phương nắm quyền trị thế: May thay! Thiên-thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.
d-                Xác định tiếp tục giao quyền Giáo Tông phần xác cho Đức Hộ Pháp:  không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ-Pháp có thế nào điều hành Hội-Thánh cho đặng. Ấy vậy cứ để y
&&&
5.3- Tìm hiểu sơ lượt cách lập pháp của Thầy.
Thầy có dạy ngày 15-4-1928 (Mậu Thìn): …ai là đạo đức, đọc đến cách lập pháp của Thầy mà chẳng mừng dùm cho nhân loại… (TNHT Q2 trang 51 bản in 1963).
Vậy cách lập pháp của Thầy như thế nào?
Có 02 điều cần tìm hiểu: Cách tiến hành khi lập pháp và nội dung trong văn bản lập pháp. [Nói đơn giản là cách lập văn bản và nội dung văn bản]
Đạo pháp vô biên. Chúng tôi xin không đi vào nội dung (là phần vô biên) chỉ trình ra vài điều cụ thể.
Do vậy chúng tôi chỉ đề cập đến cách tiến hành khi lập pháp.
CÁCH LẬP PHÁP CỦA THẦY:
Tìm hiểu từ Đạo Sử và Thánh Ngôn ta thấy:
a- Liên quan đến nguồn máy hành chánh.
- Khai ĐĐTKPĐ Thầy phong phẩm tước cho môn đệ (theo PCT) trước khi có PCT.
- Thầy dạy thi hành một số điều trong Tân Luật trước rồi mới dạy lập Tân Luật.
Qua hai thực tế trên chúng ta thấy rằng buổi khởi đầu có những nhu cầu cấp bách mà Thầy dạy cho môn sinh thi hành việc cần yếu trước rồi sau đó mới lập thành cho đầy đủ và hoàn chỉnh.
b.- Liên quan đến Chánh Trị Đạo.
Trước khi Thầy dạy về 03 HLQVL Đức Lý Đại Tiên đã dạy cho Hội Thánh thực hành về 03 Hội: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội qua 06 Sáu Đạo Nghị Định do Đức Lý Giáo Tông lập năm 1930.
Như vậy cách thức Thầy lập ra Chánh Trị Đạo cũng giống như khi Thầy lập nguồn máy hành chánh tôn giáo.
a-                 Nhận xét nhỏ:
Qua hai phần ghi nhận từ thực tế trên đây ta nhận Thấy.
+ Thầy đã nắm chương trình chung trước rồi mới lập một số bộ phận, sau đó Thầy mới dạy cho ráp các bộ phận đó lại thành tổng thể theo ý Thầy định cho từng chương trình và cho toàn bộ chương trình.
+ Từng chương trình là Nguồn Máy Hành Chánh Tôn Giáo và Chánh Trị Đạo, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Thể pháp và Bí pháp.
+ Toàn bộ chương trình là cả nền chánh giáo (còn gọi là chơn giáo hay Pháp Chơn Truyền) của Thầy.
+ Hội Thánh ĐĐTKPĐ trọn tin nơi Thầy nên Thầy dạy sao thì cứ y vậy mà làm.
Chúng tôi đã căn cứ vào sự chỉ dẫn của Châu Tri 21 để tìm trong thiên thơ những đoạn cần thiết để chứng minh việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng nếu có gì sơ sót hay biện luận không đúng xin quí vị chỉ ra để chúng tôi học hỏi thêm.
@@@@


(CÒN TIẾP. PHẦN BA.
“Công nghiệp thực tế hay 
Sở hành của Đức Hộ Pháp khi cầm quyền Chí Tôn tại thế”.)