Trang

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

213. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 84.


Hôm nay 06:19 AM#83 (12-02-2013)
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012.
Bài viết. 72

LỜI CHÚC TẾT.
Năm mới Văn Chí xin kính chúc Quí Thành Viên và Ban Quản Trị trang web caodaivn.com an khang thịnh vượng và thực hiện được nhiều công quả.
Cầu xin ơn trên ban bố phước lành cho nhân loại dụng lẽ công bằng, bác ái đối đãi nhau trong cuộc sống.
Nay kính.

&&&

Hôm nay 06:27 AM#84 (12-02-2013)
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết. 72

XIN PHÉP ĐỔI TỰA BÀI.
Khi viết bài nầy Văn Chí chỉ hiểu rằng đây là BÀI MỞ RỘNG để làm rõ việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là đúng với chánh giáo của Thầy.
Đến khi viết phần công nghiệp thực tế của Đức Hộ Pháp Văn Chí thấm thía câu (ở Trí Giác Cung): ĐẠO PHÁP VÔ BIÊN.
Với Phật Pháp: Đạo Pháp Trường Lưu.
Với Tiên Giáo: Đạo Pháp Bao La.
Vô biên thì VÔ BIÊN THẾ GIỚI ĐỊA CỬU THIÊN TRƯỜNG (kệ U MINH CHUNG câu 14).
Đến Trí Huệ Cung thì:
Trí Định Thiên Lương Qui Nhứt Bổn.
Huệ Khai Đạo Pháp Độ Quần Sanh.
Đạo pháp từ cõi vô biên được Thầy và Các Đấng Thiêng Liêng trao cho ĐĐTKPĐ để truyền bá đến nhân loại thì nó là hiện hữu.
Đạo pháp hiện hữu xuất phát từ Đạo Pháp vô biên. (hữu sanh ư vô)
Nhưng khi đạo pháp đã hiện hữu thì (hữu vô tương sanh)
Cái hiện hữu vừa là giới hạn vừa là vô giới hạn.
Cái vô biên thì vô giới hạn mà cũng là giới hạn.
Giới hạn trong một đời người (một kiếp sinh) nhưng lại là vô giới hạn trong vô lượng kiếp để tấn hóa theo Luật Luân Hồi, Nhân Quả.
Vô giới hạn với nhân quần xã hội nhưng lại là giới hạn theo tài nguyên và môi trường nhân loại sống qua từng thời kỳ.
Dù giới hạn hay vô giới hạn thì Đạo Pháp vẫn có chủ của nó: TRỜI. (1).
 ĐẠO PHÁP HIỆN HỮU là phần mà Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng ban bố xuống cho nhân loại.
Hiệp Thiên Đài (Đức Hộ Pháp) là người vâng lệnh Thầy chuyển đạo pháp đến tay nhân loại (LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO)
Do vậy lấy tựa là: ĐẠO PHÁP HIỆN HỮU sẽ thích hợp hơn.
Văn Chí thành thật chịu lỗi là chưa độ chín khi đề tựa trước đây.
Giờ xin nhận lỗi và xin đổi tựa bài.
Nay kính
@@@@@
(1): Trời nắm chủ quyền từng con người qua từng kiếp sinh hay khi trãi bước trong vô lượng kiếp.
Trời nắm chủ quyền cả càn khôn thế giới từ khi tạo lập đến lúc con người hiện sinh và trãi qua các thời kỳ từ ăn lông ở lổ đến buổi tạo lập các nền văn minh.
-                     Thành lập nền Văn Minh Nông Nghiệp.
-                     Thành lập nền Văn Minh Công Nghiệp.
-                     Thành lập nền Văn Minh Điện và Điện Tử.
-                     Thành lập nền Văn Minh Cao Đài Giáo.
Vậy phần của con người (nhân loại) thế nào?
Con người được Trời tạo hóa:
Đại Từ Phụ từ bi tạo hóa,
Tượng mảnh thân giống cả Càn Khôn.
Vẹn toàn đủ xác đủ hồn,
Xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh.
(Kinh Tắm Thánh câu 5-8)
Nhân loại đặng phép mượn quyền pháp của Thầy và được nắm chủ quyền trong phần tạo hóa giao cho.
Dìu đời với sức không kham,
Mượn quyền thuyết pháp đặng làm cơ quan.
(Kinh Thuyết Pháp- câu 3-4)
Con người nắm vững chủ quyền,
Thay Trời tạo thế giử giềng nhơn luân.
(Kinh Hôn Phối- Câu 03-04).
Dù ở vào diện mượn hay được giao chủ quyền thì cũng do chính mình quyết định:
Luật nhơn quả để răn Thánh đức,
Cửa Luân hồi nhắc bực cao siêu.
Dù chăng phải mực thiên điều,
Cũng quyền tự chủ dắt dìu thiên lương.
(Kinh Giải Oan câu 5-8).

(LÝ DO ĐỔI TỰA BÀI BBT BLOG ĐÃ TRÌNH TRƯỚC).


Hôm nay 06:38 AM#85 (12-02-2013)
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 72
ĐẠO PHÁP HIỆN HỮU (tt)
PHẦN BA.
“Công nghiệp thực tế hay
Sở hành của Đức Hộ Pháp khi cầm quyền Chí Tôn tại thế”.

Xin phép kể một vài công nghiệp điển hình để phục vụ cho bài nầy.
1/- Xây dựng Đền Thánh.
Các giai đoạn xây dụng Đến Thánh tạm từ năm 1927 và những lần khởi công sau đó của quí vị tiền bối khai đạo xin phép miễn nêu ra vì không phải là chủ ý của bài nầy.
Đây chỉ nói ngay giai đoạn Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng bắt tay vào việc xây dựng Đền Thánh.
Ngày 09-4-Ất Hợi 1935 Hội Thánh mở phiên họp bàn việc tu bổ Hội Thánh. Hội Thánh bố cáo trước một năm để nhơn sanh chuẩn bị (châu tri số 06 ngày 08-5-Ất Hợi “12-7-1935”) .
 Đầu năm 1936 quyết định tiến hành xây dựng Đền Thánh.
Kinh tế, xã hội năm 1936 là cực kỳ khó khăn. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã nổ ra và đẩy thế giới vào Đệ nhị thế chiến 1939-1945.
Trong tủ của Hội Thánh chỉ có 1$46….(Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp ngày 08-4-Nhâm Thìn “1952”)
Ngày 01-11-Bính Tý 1946 (14-12-1936) khởi công xây dựng.
Các sử liệu đều nhìn nhận rằng: Đền Thánh không có họa đồ thiết kế hay bản vẽ trước. Hằng đêm Đức Hộ Pháp được Đức Lý Giáo Tông chỉ dẫn.
Cứ mổi sáng Đức Hộ Pháp chỉ dẫn cho công quả làm công việc, làm xong phần đó là nghĩ. Có xin làm thêm Đức Hộ Pháp trả lời: Qua được dạy có bấy nhiêu.
Người làm công quả phát nguyện chay lạc 100% và thủ trinh trong suốt thời gian xây dựng.
Những người có tham gia công quả đều cảm nhận một bầu khí linh thiêng, hào hứng, hăng sai bao trùm khiến mọi người quên bẳng đi mọi thứ khó khăn trên đời để dồn hết sự thành khẩn và tâm trí vào công việc.
Đội ngũ thi công không có chuyên môn cao, mà chỉ toàn là công quả, Đức Hộ Pháp quan sát năng lực rồi giao công việc…
Nếu cần hướng dẫn chi tiết Ngài lấy cây làm bút, lấy đất làm giấy vẽ kiểu vở rồi công quả coi đó mà làm. Cứ thế Hội Thánh xong dần từng bước, từng bước.
Những người mới chạy về Thánh Địa còn nghèo khó không có tiền của, hằng ngày đi làm thuê kiếm sống tranh thủ giờ nghĩ trưa vào rừng bức rau chi ăn được đem rữa sạch rồi khi về đem hiến cho Lương Viện.
Cường quyền đâu để yên cho Đức Hộ Pháp hoàn thành Đền Thánh nên năm 1941 thực dân Pháp bắt Đức Hộ Pháp và một số chức sắc khác đày di Madagascar (Phi Châu). Công việc xây dựng Đền Thánh hẳn nhiên phải đình lại.
Năm 1946 tình hình biến chuyển Pháp phải đưa đoàn tù nhân biệt xứ từ Madagascar về lại Toà Thánh.
Con hạc tù đày trở lại quê xưa bồi hồi không nhớ tổ nhưng vẫn nhớ công việc được Đức Chí Tôn giao phó: Ghánh cả hai ghánh Đời và Đạo.
Hai công việc lớn cùng tiến hành song song là:
-                     Lo cứu vớt con cái Đức Chí Tôn trong lằn tên mủi đạn, trong khói lửa chiến tranh kinh hoàng và khốc liêt
-                     Lo xây dựng lại cơ ngơi tôn giáo: Đền Thánh và nguồn máy hành chánh ĐĐTKPĐ.
Đồng bào và người đạo bị ngọn lửa chiến tranh nên tìm về Thánh Địa để an cư và làm công quả.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Người đạo nghèo Hội Thánh cũng nghèo nên Hội Thánh kêu gọi người công quả làm buổi tối (lấp hầm hố do quân đội Nhựt và Pháp đào ở Đông Lang, Tây Lang, Đại Đồng Xã...) chừng 02 hay 03 giờ đồng hồ (cơm nước tự túc) Hội Thánh tính một này công quả.
Giai đoạn nầy Đạo rất nghèo lấy cơm cháy nấu với nước muối làm nước tương. Lấy chuối cây xắc mỏng nấu làm canh...
Người làm công quả nặng như vào rừng lấy cây, đẽo rìu, hay cưa xẽ…mới được một miếng cơm cháy cở 3 hay 4 ngón tay với một ít muối cục hay ăn cháo buổi sáng.
Nồi cháo để trên cao (khuất tầm mắt) tới phiên ai thì cứ đến lấy cái vá mà múc một vá cho vào tô rồi tới người khác.
Vì sao phải để nồi cháo trên cao?
Bởi vì Hội Thánh không đủ gạo nên nấu lỏng, để bên dưới mấy vị phàm ăn lựa phần cái múc trước người sau chỉ còn nước.
Người hỉ hiến vật thực cho công quả dùng như rau, củ, gạo… Hội Thánh qui ra tiền rồi ghi vào miếng giấy chừng 3cm x 5cm
Mãi sau Hội Thánh mới kêu gọi đem giấy đó ra đổi lấy giấy ban khen làm kỷ niệm. Có người góp lại đem đổi có người không.
Ba Mẹ Tôi còn lưu lại một số tờ giấy nhỏ có ghi đồ hiến giá mấy xu, mấy cắc ấy.
Tôi để trong tủ mà kẻ gian vào nhà cạy tủ lấy mất, bây giờ nhớ tới việc để mất di vật của cha mẹ, mất sử liệu tôn giáo quí giá như thế lòng tôi còn ray rứt...nước mắt rơi trên bàn phím lúc nào không hay. Tôi nhớ Đấng sinh thành đã gieo nhân duyên cho Tôi được về sống trong Thánh Địa được hưởng ân sủng của Đạo từ khi còn thơ bé chưa biết gì để anh em chúng tôi thành người có học vấn, hấp thụ văn hóa Cao Đài và có Đạo Cao Đài.
Từ đó Tôi hiểu rằng hầu hết người Đạo Cao Đài về an cư lạc nghiệp ở Châu Thành Thánh Địa đều kính trọng Đức Hộ Pháp. Không có bàn tay, khối óc, lòng thương yêu vô bờ bến của Đức Ngài thì cuộc sống của những người vì ngọn lửa chiến tranh, bỏ cả tài sản nơi chôn nhao cắt rốn chạy về Thánh Địa với hai bàn tay trắng, bắt đầu đời sống mới từ cảnh khốn khó, cơ hàn sẽ sống ra sao? Trẻ thơ từ những gia đình nghèo khó có được cắp sách đến trường hay không?
Chay lạc, vị tha, nghĩa hiệp và cống hiến là thể pháp tôn giáo. Thể pháp đó đã thâm nhập vào xã hội để xây dựng một nếp sống văn hoá mang bản sắc đặc trưng của ĐĐTKPĐ cho cư dân ở Châu Thành Thánh Địa là điều đã rõ ràng.
Nếu không có sự quan tâm và chỉ dẫn của Đức Hộ Pháp bằng những Thánh Lịnh (nhà nào cũng phải trồng mì hay lúa, trai phải có nghề nghiệp, gái phải học khoa sanh sản mới được lập gia đình….) liệu nó có hình thành được hay không? 
Như vậy những người chỉ biết căn cứ vào PCT rồi suy luận theo hiểu biết của mình không chấp nhận việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng xin trả lời dùm câu hỏi nầy:
- Nếu không đúng thì tại sao các Đấng lại chỉ dẫn cho Ngài xây dựng được Đền Thánh?
Nếu Đức Hộ Pháp không hoàn thành được việc xây dựng Đền Thánh thì ai trên thế gian nầy có khả năng hoàn thành???
Nhiều người đọc Nam Hoa Kinh rất rành chuyện KHÚC SĨ và KHÁCH ĐẠI PHƯƠNG, kể chuyện THỦY THẦN ra biển lớn vanh vách nhưng đến khi chính mình nhập vai Khúc Sĩ hay Thủy Thần mà không hay khiến cho họ lâm vào cảnh tình trớ trêu đã đành, còn lôi kéo người khác tin theo mới là éo le và bế tắc. (Nên Văn Chí hay nhớ vậy để tự nhắc mình).
Khúc sĩ là sao? Khúc sĩ là người có cái nhìn phiến diện, chỉ hiểu được một khía cạnh (mà chưa chắc đã hiểu đúng) lại biện luận để bài bác những người đã làm nên công nghiệp vĩ đại, chánh đáng và hiển nhiên trước nhân quần xã hội (đời).
Thủy Thần là Hà Bá ở sông nhỏ. Trời vào thu, một hôm mưa to đẩy Thủy Thần ra biển cả. Thủy Thần vốn chỉ biết có khung trời quen thuộc, quen với nước ngọt giờ thấy đại dương mênh mông, lại gặp nước mặn nên thẩn thờ, than thở, chê sao không giống khúc sông xưa.
&&&
(CÒN TIẾP: 2- Xây dựng những thể pháp khác).

thay đổi nội dung bởi: trần văn chí, Hôm nay lúc 06:43 AM Lý do: thêm câu: (Nên Văn Chí hay nhớ vậy để tự nhắc mình) ....//// để tránh hiểu lầm...