Trang

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

205. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 83).

CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).

Hôm nay 06:54 AM#75
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42
Ngày 10-01-2013 hiền TN viết:
- Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa. Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình) (i).
- Trong trường hợp một người đã nắm phẩm Hộ pháp nay lại giữ thêm phẩm Giáo tông thì đã thành “Thượng đế” rồi thì mâu thuẩn với ý trên [tại (i)].
@@@
Tôi đã chứng minh: 

Câu: Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa.
Được hiền TN giải thích rằng: Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình) (i).
Là sai với PCT chú giải.
@@@
Áp dụng luận lý Tân Toán học:
Từ điều ĐÚNG suy ra điều SAI là SAI.
[[[ĐÚNG:(Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm nữa).
Suy ra điều SAI: Việc này hiểu rằng phẩm Giáo tông và Hộ pháp không giao vào tay một người (hữu hình) (i).
SAI: về luận lý]]]
@@@

Bây giờ xin BÌNH LUẬN CÂU:
Trong trường hợp một người đã nắm phẩm Hộ pháp nay lại giữ thêm phẩm Giáo tông thì đã thành “Thượng đế” rồi thì mâu thuẩn với ý trên [tại (i)].

TRẢ LỜI TRỰC TIẾP.

Chữ “Thượng đế” hiền TN để trong dấu ngoặc kép nhỏ.
Trong phép hành văn khi viết như thế là có ý gia giảm, hay gia trọng….
Tôi không xác định được hiền TN dùng theo ý nào.
Mà hiền TN đã xác định là ngưng trao đổi với Tôi về mọi đề tài.
Do vậy chỉ trình bày:
Thượng Đế nắm quyền gì trong ĐĐTKPĐ.
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài nắm quyền gì trong ĐĐTKPĐ.
Để chư vị tự kết luận.
@@@


ĐĐTKPĐ có 03 Đài:
Bát Quái Đài: là Hồn Đạo.
Đức Chí Tôn làm chủ cả Hội Thánh BQĐ. Cả giáo pháp của ĐĐTKPĐ đều phát xuất từ BQĐ. BQĐ cầm quyền siêu rỗi.
Hiệp Thiên Đài: là chơn thần của Đạo.
HTĐ có 02 sở dụng: thiêng liêng và phàm trần.
Đức Chí Tôn Chủ Quản, Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản HTĐ.
Cửu Trùng Đài: là xác Đạo.
Là cơ quan Hành Pháp của Đạo. Có quyền lập luật và tư pháp.
Giáo Tông là chủ CTĐ. CTĐ cầm quyền độ rỗi.
Giáo Tông Vô Vi giao phần hữu hình cho Giáo Tông hữu hình làm chủ phần xác.
@@@
Ngày 29-01-1934. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt làm Tờ Giao Quyền Giáo Tông cho Đức Hộ Pháp. (Tờ số 24  TỜ GIAO QUYỀN.
Ngài giao quyền gì?
Giao quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài cho Đức Hộ Pháp.
Nên Đức Hộ Pháp Kiêm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài ngay khi Đức Quyền Giáo Tôn còn tại thế.
+ Ngày 22-2-1934 (09-01-Giáp Tuất) (lễ vía Đức Chí Tôn) Đức Hộ Pháp tuyên bố: Không kham trách nhiệm chấp chưởng cả hai Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nên giao trả quyền hành Giáo Tông lại cho Ngài Thượng Trung Nhựt.
+ Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt triều thiên ngày 13-10- Giáp Tuất (1934).
Liên Đài nhập bửu tháp sáng ngày 26-10- Giáp Tuất (02-12-1934).
Ngay chiều ngày đó Hội Thánh có mở phiên họp quyết định giao cho Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.
+ Trong văn bản Ngài viết rõ: Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.
(Ấn Ký)
Phạm Công Tắc.
@@@
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên, Cửu Trùng là quyền Chí Tôn tại thế. (Phần hữu hình).
Thượng Đế là chủ Bát Quái Đài. Là Chủ cả nền Đạo. (Cả vô vi và hữu hình)
Như vậy hiểu Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là “Thượng Đế” (chữ THƯỢNG ĐẾ VIẾT TRONG NGOẶC KÉP NHỎ) như thế nào là tuỳ ý quí vị.
Phần Tôi xác định:
Đức Chí Tôn cầm chánh giáo.
Đức Hộ Pháp được Ngọc Hư Cung giao cho quyền cầm số mạng nhơn sanh để lập thành chánh giáo.
Đại Từ Phụ trở pháp giao quyền ấy lại cho Cửu Trùng Đài.
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng không phải là Thượng Đế trong cả nghĩa gia giảm hay gia trọng.
@@@
KẾT LUẬN:
Câu: Trong trường hợp một người đã nắm phẩm Hộ pháp nay lại giữ thêm phẩm Giáo tông thì đã thành “Thượng đế” rồi thì mâu thuẩn với ý trên [tại (i)].
Hiểu như thế nào là câu tuỳ vào nhận thức, quan điểm mổi người.
Riêng Tôi không chia xẽ tí nào trong đó.
@@@

Nhưng trang web là nơi chúng ta trao đổi mọi vấn đề trong phạm vi đạo đức, từ đối thoại sẽ tránh được việc đối đầu và đi đến hoà bình chung sống với nhau.
Do vậy Tôi xin phép TRẢ LỜI THÊM riêng với hiền Trung Ngôn và chung với tất cả chư vị không hài lòng (không tâm phục khẩu phục)  việc Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng trong phần kế tiếp theo đây.
Nay kính.
@@@



 (CÒN TIẾP PHẦN MỞ RỘNG)