CHUYÊN ĐỀ 01. (tt).
08-01-2013 11:17 AM#59
Thông tin. Tham gia ngày Oct 2007
Bài viết 1.156
A-
TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI.
I-
Thời gian lập thành và thứ tự trong in ấn.
1-
Thời gian lập thành.
-
Thượng Hội Nội Luật.
Do
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt [A] và Hộ Pháp Phạm Công Tắc [B] cùng ký và
ban hành ngày 22-01- Nhâm Thân (1932) [C].
-
Luật lệ chung các Hội, Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Hội Thánh Nội Luật.
Cả
ba luật nầy do Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Ðài Hiệp Thiên và Cửu
Trùng [D], ký và ban hành ngày 16- 11- Giáp Tuất. (1934).
[Theo
diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934” của Đức Quyền Giáo Tông thì ngoài nội luật
Thượng Hội ra còn có Nội Luật Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh của các vị Chánh Phối
Sư lập ra [E].
Đức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên ngày 13-10- Giáp Tuất (19-
11-1934). Ngày 06-11- Giáp Tuất Đức Hộ Pháp được công cử [F] cầm luôn quyền
Giáo Tông của Cửu Trùng Đài. Ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12- 1934) Đức Hộ Pháp đã
ký ban hành 03 luật kể trên.[G].
--------------------------------------------------------
Kính
gửi Hiền huynh Trần Văn Chí,
Kính
Huynh tỷ đệ muội (HTDM),
Xin
mời Quý HTDM tham gia cùng Trung ngôn trao đổi về các vấn đề đã nêu, trong phạm
vi bài viết hôm nay, chi xin trao đổi sâu hơn vấn đề của Huynh Chí – được trích
dẫn nguyên văn và đánh dấu bằng ký tự để tiện theo dõi.
Thưa
Huynh Chí,
1.
Trao đổi nội dung tại [A]
Chúng
ta cùng nhau xem lại quyền của Ngài Lê Văn Trung tại thời điểm này một chút
(xem tại [A] như đã dẫn ở trên, sau đây gọi tắt là xem tại []):
Chữ
“quyền” cho thấy Ngài Trung chưa chính vị ở ngôi Giáo tông.
Tìm
lại trong Pháp chánh truyền (PCT) ở phần nguyên văn cũng như chú giải thì không
tim thấy quy định này cho phép phẩm “quyền” được tham gia công việc như đã quy
định tại PCT.
Nếu không tìm thấy như đã nêu thì việc có tên trên văn bản này khó thuyết phục được 3 vị Đầu sư và càng không thể lọt qua sự “xét nét ” của 3 vị Chưởng pháp.
Nếu không tìm thấy như đã nêu thì việc có tên trên văn bản này khó thuyết phục được 3 vị Đầu sư và càng không thể lọt qua sự “xét nét ” của 3 vị Chưởng pháp.
Cần
xem lại và bổ sung thêm thẩm quyền của người ký để cho văn bản này có hiệu lực
thi hành!!!
2.
Trao đổi nội dung tại [B]
Xem
lại một lần và nhiều lần hơn nữa để biết rằng trong PCT không có khoản nào quy
định phẩm Hộ pháp có thẩm quyền ban hành luật.
Theo
PCT thì chỉ thấy Giáo tông và Đầu sư là 02 phẩm được “dâng luật”.
Cần
xem lại và bổ sung thêm thẩm quyền của người ký để cho văn bản này có hiệu lực
thi hành!!!
Sẽ
tiếp tục trao đổi cùng Huynh.
Trung
ngôn.
@@@
08-01-2013 07:54 PM#60
Thông tin Tham gia ngày
Dec 2012
Bài viết 42
XIN TRẢ LỜI HIỀN TRUNG NGÔN.
Xin
cảm ơn hiền TN đã gởi câu hỏi.
Trước
khi trả lời xin phép hiền TN cho Tôi có đôi lời.
Thưa
hiền TN, người trước có câu: Văn tức là người.
Trên
các trang web liên quan đến Đạo Cao Đài người tham gia thiên về giáo lý là
nhiều mà đặc vấn đề hay phân tích về pháp luật đạo rất ít.
Tôi
đã đọc nhiều bài của hiền trên trang web nầy, qua đó Tôi nhận thấy hiền là một
trong các cây bút nêu ra nhiều vấn đề về pháp và luật tôn giáo. Cũng qua đó Tôi
nhận thấy được mối ưu tư dẫn đến bức xúc của hiền với tiền đồ của đạo.
Dù
rằng chúng ta chưa từng biết mặt nhau để tay bắt mặt mừng nhưng tự trong thâm
tâm tôi thấy đã gặp một tình thân và quí trọng với hiền (dĩ nhiên trên trang
web cũng còn rất nhiều người rất đáng mến và rất đáng nễ phục khác mà Tôi không
sao kể hết nơi đây).
PHẦN TRẢ LỜI.
Khai
ĐĐTKPĐ thầy cho tự do quyền.
Cho
nên PCT chú giải đã được Hội Thánh ĐĐTKPĐ để lời nhìn nhận từ năm 1931. Nhưng
sau nầy chúng tôi nhận thấy có mấy diện:
-
Một số nơi không nhìn PCT chú giải. Diện nầy công bố rõ nên cũng có cách thảo
luận.
-
Một số nơi chỉ nhìn có một phần, mà cũng không chịu công bố rõ nhìn phần nào và
không nhìn phần nào. Diện nầy chỉ có cách kiếu chào vì mình không biết căn cứ
vào đâu mà thảo luận.
-
Nhìn PCT chú giải có giá trị pháp lý đầy đủ. Diện nầy xin được có lời kính
phục.
Xin
hoan nghinh là hiền TN nhìn nhận đầy đủ PCT chú giải. (TÔI MUỐN GHI BIỂU TƯỢNG
VUI CHỔ NẦY MÀ KHÔNG BIẾT LÀM SAO GHI... hi hi đừng cười Tôi dốt nhé)...
Đây
là cơ sở để chúng ta cùng đi đến tận cùng mọi vấn đề.
Xin
phép hiền TN cho tôi chia câu hỏi ra để trả lời cho minh bạch.
CÂU HỎI 01:
Hiền
TN viết:
Chữ
“quyền” cho thấy Ngài Trung chưa chính vị ở ngôi Giáo tông.
Tìm
lại trong Pháp chánh truyền (PCT) ở phần nguyên văn cũng như chú giải thì không
tim thấy quy định này cho phép phẩm “quyền” được tham gia công việc như đã quy
định tại PCT.
Nếu
không tìm thấy như đã nêu thì việc có tên trên văn bản này khó thuyết phục được
3 vị Đầu sư và càng không thể lọt qua sự “xét nét ” của 3 vị Chưởng pháp.
Cần
xem lại và bổ sung thêm thẩm quyền của người ký để cho văn bản này có hiệu lực
thi hành!!!
TRẢ LỜI.
1-
“Quyền” và chánh vị.
PCT
nguyên văn lẫn chú giải đều không có chữ “quyền” theo nghĩa là chưa chánh
vị.
Nhưng
PCT là luật mở (ĐỂ PHỤNG SỰ), nên trong ĐĐTKPĐ Đức Lý Giáo Tông vẫn phong nhiều
vị cầm quyền mà chưa chánh vị. Đó là pháp lý của chữ “quyền”.
Một
vị được phong “Quyền” (chưa chánh vị) trong hành chánh tôn giáo vẫn có đầy đủ
quyền như chánh vị.
Chánh
vị có quyền thế nào thì vị được phong “quyền” có quyền như thế ấy. Cách phân
quyền trong ĐĐTKPĐ là như thế.
Hiền
TN có thể kiểm tra lại.
Phần còn lại xin phép trả lời chung với câu kế đây.(CÒN TIẾP...).