CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).
(1bbt): Chủ đề nầy nằm trong số bài về THƯỢNG HỘI.
Sau Tết Nguyên Đán Quí Tỵ (12-02-2013) hiền huynh Trần Văn Chí đã có bài xin đổi tựa: ĐẠO PHÁP HIỆN HỮU do đó BBT Thông Liên đề tựa như trên.
03-02-2013 07:55 AM#78
trần
văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012. Bài
viết. 72
(tt
BNS TL 83 tr 20).
ĐẠO
PHÁP HIỆN HỮU.(1bbt)
PHẦN HAI.
“Thiên Thơ còn lưu
dấu”
Đức
Hộ Pháp có dạy trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống:…chơn truyền của Chí Tôn đại kỵ
những điều ảo ảnh…
Do
vậy chúng tôi sẽ cố gắng để cùng nhau soi sáng vấn đề một cách thực tế nhìn
thấy, sờ đụng và nói có sách mách có chứng; nếu có chi sai sót xin quí vị chỉ
giáo.
1-
Định hướng.
Châu
tri 21 ngày
10-11- Giáp Tuất (16-12- 1934) có đoạn:
Chiếu theo tờ vi
bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày 26-10- Giáp
Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài đều giao cho
Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền
hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ
Pháp khi Hộ Pháp qui vị.
….Sự xây trở
trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua là vì Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí
Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu
thì cũng không chi lạ.
&&&
Châu
tri đã chỉ rõ muốn kiếm hiểu thì phải vào thiên thơ mà kiếm chớ không phải tìm kiếm trong PCT.
Mà
bài dạy trong thiên thơ liên quan đến việc nầy phải có trước ngày nhóm
26-10-Giáp Tuất (02-12-1934) ghi trong Châu Tri 21 mới có đầy đủ sức thuyết
phục. Bài dạy trước đó càng lâu càng tăng độ tin cậy.
&&&
2-
Văn bút từ thiên thơ.
2.1-
TNHT Q2 trang 124 bản in 1963 có bài thi dạy về việc Ngọc Hư Cung giao nhiệm vụ
cho HTĐ rất sát nghĩa mà do không biết rõ ngày giờ nên chúng tôi không dùng để
làm chứng cứ.
Do
vậy xin đưa vào để tham khảo mà thôi.
Bắt ấn trừ yêu
đã tới kỳ,
Ngọc-Hư định sửa mối Thiên-thi.
Cửu-Trùng không kế an thiên-hạ,
Phải để Hiệp-Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền-hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.
Ngọc-Hư định sửa mối Thiên-thi.
Cửu-Trùng không kế an thiên-hạ,
Phải để Hiệp-Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền-hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.
Căn
cứ vào nội dung thì bài nầy phải trước bài ngày 12-2-1933 (29-2- Quí Dậu) là
bài có câu:
Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm
số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp,
giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài.
Bây giờ xin
trích những bài có ngày giờ trong điều kiện đã nêu.
2.2-
Ngày 23-12-1931 Thầy
dạy về 03 HLQVL.
Thầy nói rõ:
quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực
Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. Thầy
đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông
cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông
cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền lực Vạn-linh.
Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh đối-phó mà thôi.
(So ra bài nầy
có trước phiên họp công cử Đức Hộ Pháp cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài
03 năm: “23-12-1931/// so với/// 02-12-1934”).
&&&
2.3-
Ngày 12-2-1933 (29-2- Quí Dậu) TNHT Q2 trang 86.
Bà
Bát Nương dạy:
Em an dạ, từ đây
đã quan-kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm
số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp,
giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều
ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày
sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.
(So ra bài nầy
có trước phiên họp công cử Đức Hộ Pháp cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài
22 tháng: “12-2-1933/// so với/// 02-12-1934”).
&&&
2.4-
Cùng
một đàn cơ trên, Bà Lục Nương dạy (trang 87):
Khi mơi nầy em
đặng tin lành: Ngọc-Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên-thơ hủy phá, sửa-cải pháp
chơn-truyền. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu-Trì Từ-Mẫu
đẹp dạ không cùng, nhưng vì cái mừng ấy mà làm cho Người đổ-lụy ngâm bài than
nầy:
Vú mẹ chưa lìa
đám trẻ con,
Độ sanh chưa rõ phận vuông tròn.
Quyền cao Ngự-Mã là vinh bấy,
Phận mỏng Hiệp-Thiên biết giữ còn.
Lợt điểm thánh tâm trần-tục khảo,
Vẻ tươi bợn thế nét dò-đon.
Thà xưa ví bẵng nay gìn vậy,
Lòng mẹ ngại-ngùng con hởi con!
Độ sanh chưa rõ phận vuông tròn.
Quyền cao Ngự-Mã là vinh bấy,
Phận mỏng Hiệp-Thiên biết giữ còn.
Lợt điểm thánh tâm trần-tục khảo,
Vẻ tươi bợn thế nét dò-đon.
Thà xưa ví bẵng nay gìn vậy,
Lòng mẹ ngại-ngùng con hởi con!
Nhị-Ca ôi! bài
thi làm cho cả cung Diêu-Trì đều đổ lụy. Mấy anh nên lấy nó làm phép hằng tâm,
thì bước vinh-diệu thiêng-liêng không lạc nẻo.
&&&
2.5-
Thiên thơ vốn phong
phú, đa dạng...có những bài đọc vào thì hiểu ngay nên con cái ít học, bình dân
của Đức Chí Ton đọc vào cũng hiểu và nhớ suốt đời.
Nhưng
cũng có những bài ẩn chưa trong đó biết bao điều sâu xa, có khi bài nầy cho một
vài chi tiết, rồi bài khác lại cho một vài chi tiết nữa, đem ráp nó lại thì
thấy ăn khớp nhau một cách lạ lùng. Có bài thì Đức Chí Tôn dạy còn nhiều lắm
nhưng nên biết bao nhiêu đó trước đã rồi sau mới tìm lý cao sâu... (ví dụ như
bài đầu tiên của TNHT Q2: Thầy dạy về phần Đạo là gì? Sao gọi Đạo?).
Đã
vậy mà Thầy còn trở pháp cả thiên thơ huỷ phá sửa cải pháp chơn truyền thì
người học đạo phải càng thận trọng.
Những
bậc nguyên căn như Ngài M NG mà Đức Thái Thượng Đạo Tổ còn dạy ngày 16-7-Giáp
Tuất (1934). TNHT
Q2 trang 95 bản in 1963:
Hiền-hữu chỉ biết hành-động của người, mà chưa biết đến
Thiên-thơ của Đức Chí-Tôn. Có biết thạnh-suy, mà chưa chịu biết để công-linh
đào-tạo thời-thế, đặng dìu-dắt chúng sanh cho kịp buổi.
(So ra bài nầy
có trước phiên họp công cử Đức Hộ Pháp cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài
hơn 03 tháng: “16-7- Giáp Tuất/// so với/// 26-10-Giáp Tuất”).
&&&