Trang

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

215. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt). BNS TL 84: QUAN SÁT VỀ THIÊN BÀN.


QUAN SÁT VỀ THIÊN BÀN.

14-02-2013. 08:08 AM#85
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 72.
3/- Hoàn thành Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Trong TỰA của KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO Hội Thánh đã nói sự thành hình và ý nghĩa.
Chúng Tôi nhắc rằng Hội Thánh ban hành trong thời Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng.

Nếu Đức Hộ Pháp không có tư cách giáo chủ thì làm sao có đủ quyền viết bài KINH GIẢI OAN ở phần Thiên Đạo.
Không có tư cách Giáo Chủ thì lấy quyền gì là viết 10 bài Kinh ở phần Thế Đạo.
Không có tư cách giáo chủ thì làm sao quyết định nội dung và kết cấu Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo để tạo ra thể pháp như đã có trong kinh?
Không có tư cách giáo chủ thì lấy quyền gì mà ban hành kinh?
Không có tư cách giáo chủ thì ngày nay những người căn cứ vào PCT chú giải lý luận rằng Hộ Pháp không có quyền lập ra KINH THIÊN ĐẠO VÀ THẾ ĐẠO rồi đòi thay vào đó bằng những bài kinh khác thì hậu tấn mới trả lời sao để bảo vệ KINH THIÊN ĐẠO và THẾ ĐẠO đồng thời chỉ ra bản sắc trong lành của Đạo với họ. (*1)
Trả lời không được với trong nội bộ Cao Đài thì người có tôn giáo khác, người lương chê cười thì danh giá của Đạo mới làm sao? 
Phủ nhận quyền giáo chủ của Đức Hộ Pháp thì kinh điển của ĐĐTKPĐ còn cái gì? Các vị muốn đưa ĐĐTKPĐ trở lại với thời kỳ dùng kinh Tứ Thời Nhật Tụng buổi ban sơ chăng?
Những bài kinh trong Tứ Thời Nhật Tụng đã đủ cho một tôn giáo khai cơ tận độ và độ tận hay chưa? Đã đủ cho Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của một tôn giáo chủ trương xây dựng một thế giới Đại Đồng trên nần tảng Bác Ái- Công Bằng hay chưa?
Thầy mở ĐĐTKPĐ là cái nhánh do chính mình Thầy làm chủ mà Thầy để cho môn đệ tự tung tự tác tạo nên việc sai trái lớn lao dường ấy xãy ra hay sao?
Nếu Đức Hộ Pháp làm giáo chủ mà sai thì sao thiêng liêng còn dùng Ngài để ban kinh cho chúng sanh?
Đọc Đạo Sử ta thấy một người thất lễ mà Đức Lý Giáo Tông còn cảnh cáo... phải sửa kẻo Ngài cho chư thần vật chết; thì việc Đức Hộ Pháp làm Giáo Chủ mà sai thì Lý Giáo Tông để yên hay sao?
@@@

Một thí dụ cụ thể:
Nhờ có tư cách Giáo Chủ của Đức Hộ Pháp nên sau nầy người Đạo sẽ căn cứ vào KINH THIÊN ĐẠO và THẾ ĐẠO bảo tồn KIM TỰ THÁP mà Ngài được lịnh bố trí trên thiên bàn.
Một số người đã thay đổi KIM TỰ THÁP trên thiên bàn thờ tại tư gia để giải thích là chữ chủ hay chi chi đó cho vừa ý họ hiểu....
Nói có sách mách có chứng.
Văn Chí xin trưng ra các bằng cớ sau:
3.1/- Hội Thánh.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo từ 1936 đến 1975 đều bố trí:
1

3                           2                           4

5                       6                  7                8                         9

10               11              12
@@@
1 - Thánh Tượng Thiên-nhãn
2 - Đèn Thái-Cực
3 - Trái cây
4 - Bông
5 - Nước trà (để bên hữu ấy là Âm)
6 - 7 và 8 - Ba ly rượu
9 - Nước trắng (để bên tả ấy là Dương)
10 - và 12 - Hai cây đèn
11 - Lư hương.
Đức Hộ Pháp đã bố trí Thiên Bàn như trên là tạo nên hình tam giác như KIM TỰ THÁP.
Nếu hiểu rằng thiên bàn có người quì cúng thì nó tạo nên 02 tam giác có cạnh chung là đường (5-9).
Người quì cúng là đã đầy đủ 02 tam giác chính có cạnh đáy chung là cạnh (5-9). Mà người thì ở trong 12 con giáp (nên số 12 là số sau cùng trên thiên bàn). (*2).
Văn Chí xin phép dừng ở đây không đi sâu vào ý nghĩa mà chỉ trưng ra bằng chứng rằng thiên bàn của Giáo Chủ bố trí đã bị sửa.
(Các vị trí thức thu ngắn cạnh (5-9) lại cho bằng với (3-4) và kéo cạnh (10-12) dài ra cho bằng nhau.
Sau đến Hội Đồng thu ngắn cạnh (1-9) cho nó ngắn nhất.
Sau đến ông Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng thu ngắn như Hội Đồng và đổi vị trí các số).
 (Xin lưu ý rằng quyển KINH THIÊN ĐẠO và THẾ ĐẠO in năm 1975 có 02 bản khác nhau.
Chúng tôi tìm hiểu thì biết rằng bản của Hội Thánh in phần thiên bàn được bố trí y như các lần in trước.
Sau năm 1975 một số vị hữu trách ở Thánh Thất 891 Trần Hưng Đạo liên hệ với nơi in bản kinh năm 1975 cho Hội Thánh để in lại và sửa cách bố trí thiên bàn theo kiểu của Hội Đồng “bản in 1992 sau nầy”.
Cái nguy hiểm là họ vẫn để ngoài bìa là in năm 1975 mà bên trong lại sửa cách bố trí trên thiên bàn.
Chính gia đình Tôi cũng bị lầm vụ các vị ở Thánh Thất 891 mạo nhận nầy!!!
Gạt nhau đến thế thì thôi,
Khiến người lầm lạc, tu hành thế a...
Ôi cái hạnh chơn thật của người tu hành thể hiện như thế mới thiệt là khó nghĩ. ]]]
&&&
3.2/- Giáo Hữu Thượng Lý Thanh. Thiên Bàn Thờ Tại Tư Gia (theo bản trên internet- TỦ SÁCH CAO ĐÀI).
Trưởng Ban Kiểm Duyệt Kinh Sách Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài kiểm duyệt: 10-7-Canh Tuất (dl. 11-8-1970). In 01-8-Canh Tuất (1970).

* Nhận xét:  Ông Giáo Hữu đã thay đổi vị trí các lễ phẩm (sắp xếp cho 03 hàng bằng nhau; giử nguyên số thứ tự) và giải thích đó là chữ CHỦ…
Cách bố trí khác với Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo nhưng vẫn được Hội Thánh kiểm duyệt.
Vậy sau nầy hậu tấn sẽ đem ra Đại Hội Nhơn Sanh để trình và phải chọn một trong hai cách chớ không thể để tồn tại 02 cách bố trí khác nhau. Xin quyết định cho rõ là theo cách của Giáo Chủ bố trí hay theo cách của Ông Giáo Hữu đã được Hội Thánh duyệt?
3.3/ -  Cách của Hội Đồng Chưởng Quản từ năm 1992. (và sau nầy Chi Phái 1997 cũng dùng).
1
3                                 2                                 4
5        6      7       8       9
10                               11                               12

 (HĐCQ thay đổi vị trí “sắp xếp hàng thứ nhì và thứ tư bằng nhau. Thu ngắn hàng thứ 3. Còn số thứ tự thì giử nguyên).
3.4/- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng  (BƯỚC ĐẦU HỌC ĐẠO trên internet-TỦ SÁCH CAO ĐÀI- Viết sau ngày giải thể Hành Chánh Đạo).
Cách bài trí trên Thiên bàn tại tư gia :


1.  Thánh tượng Thiên nhãn.
4.- Dĩa trái cây. -----  2. - Đèn Thái Cực. ---------   3.- Bình bông.
6 - Tách nước trà. ------ 8, 7, 9 - ba ly rượu. --------   5.- Tách nước trắng.
10 và 11 :  cặp đèn Lưỡng Nghi.
12 :  Lư hương.


Tác giả xác định lần 2: THAY ĐỔI SỐ & VỊ TRÍ:
1
4-------2-------3
6-8-7-9-5
10------12------11
Ông Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng đã tùy tiện thay đổi số thứ tự và vị trí của lễ phẩm và ra sức giải thích theo ý mình.
Vậy mà có nhiều người cũng xưng danh là nhân sự ĐĐTKPĐ, bảo vệ chơn truyền tự nguyện công quả ấn tống và phổ biến những điều nghịch với chơn truyền nầy và hết lòng bảo vệ nó khi có người phê bình mới lạ.
Nếu không có mẫu mực của giáo chủ để lại thì những bực trí thức thượng lưu mà thiếu tinh thần đạo đức sẽ tùy ý họ mà đưa ra những văn bút sửa đổi hay trái nghịch với đạo lý một cách tinh vi thì số nhơn sanh ít học dốt nát, số môn đệ thiệt thà, chơn chất của Đức Chí Tôn ắt bị họ lừa phỉnh dắt đi mất.

&&&
Tóm lại:
Ai chỉ ra được chổ giáo chủ sai lầm thì đệ trình văn bản chỉ chổ sai ra và có quyền bảo vệ đề tài trước đại hội.
Còn như không có văn bản chỉ chổ sai mà tự tung tự tác sửa đổi để giải thích theo ý mình thì vui lòng chỉnh đốn.
Như không tự nguyện, tự giác sửa cái sai của mình thì quyền Vạn Linh sẽ sai họ phải sửa cái sai của họ. Sai sửa cái sai mà không khứng thì cũng phải đi tới nước cuối cùng là trục xuất chớ chẳng lẽ để cho họ loạn pháp.
ĐĐTKPĐ nhờ có cái mẫu mực của giáo chủ để lại mà bảo tồn chánh giáo. Bảo tồn chánh giáo cũng phải hiểu cho đúng theo nguyên lý đạo pháp chứ không thể lý luận rằng khi xưa đốt đèn Thái Cực bằng dầu ngày nay ai đốt bằng đèn điện thì sai pháp...
Bảo tồn đâu thể dễ duôi,
Bảo tồn như thế khác nào phá tan.
Do đâu mà cảnh giác nhau như vậy?
Xin thưa PCT chú giải có dự liệu ngày kia đạo xuất dương ra ngoại quốc thì việc thờ phượng cũng không thể y như ta đặng....
Nhờ có tư cách giáo chủ của Đức Hộ Pháp nên công việc bảo tồn đạo pháp (trong trường hợp nầy và nhiều trường hợp khác) của hậu tấn chắc chắn sẽ được dễ dàng rất nhiều.
Nội bộ không bị rối loạn (bởi những vị có quyền chức mà quyết định sai với mẫu mực giáo chủ để lại hay những văn bút vô thừa nhận) thì con thuyền phổ độ mới nhẹ nhàng tuông pha nơi khổ hải, ngọn cờ cứu thế mới tung bay.
Đó là chỉnh lý và chấn hưng đi liền nhau trong đạo pháp.
&&&
(*1): Chỉ riêng cách Hội Thánh tựa đề TÂN LUẬT, PHÁP CHÁNH TRUYỀN thôi thì đã có nhiều người phê bình cả Hội Thánh và Tín Đồ ĐĐTKPĐ (06 bài). Điều đáng lưu ý là họ chưa chỉ ra được Hội Thánh sai chổ nào? Sai đến đâu mà đã phê phán như thế.
[[[xem số bài của hiền Đạt Tường, Dang Võ và Trung Ngôn nơi đề tài: TÌM HIỂU TÂN LUẬT PHẦN ĐẠO PHÁP trên trang web nầy]]]
a- Rồi biết đâu tương lai có người đọc đến tựa bài:
KINH KHAI CỬU
Đại Tường và Tiểu Tường.
Lại tiếp tục phê bình là Hội Thánh để sai trật tự (Đại Tường làm sau mà lại để trước còn Tiểu Tường làm trước lại để sau- rõ ràng là sai 100%) nội cái tựa thôi đã gây lầm lạc.....đòi sửa tựa là:
KINH KHAI CỬU
Tiểu Tường và Đại  Tường.
Cho phù hợp với thứ tự hành đám.
Họ đâu hiểu rằng Tiếng An Nam là Chánh Tự của ĐĐTKPĐ mà tiếng An Nam được ghi bằng chữ Quốc Ngữ theo mẫu tự LaTinh là loại chữ ký âm. Nghĩa là cùng đọc một âm nhưng còn có nhiều nghĩa nữa.
Chỉ riêng cách đề tựa bài kinh (bằng cách để chữ Đại Trường và Tiểu Tường) thôi chúng tôi tin rằng Hội Thánh đã tạo một thể pháp để những nhà nghiên cứu sau nầy trình ra nhiều luận án tiến sĩ trong cái tựa nầy.
b- Biết đâu tới đây có người lại nhận xét rằng:
Đức Hộ Pháp viết các bài Kinh Thế Đạo:
-                     Có Kinh Nhập Hội, Kinh Xuất Hội.
-                     Có Kinh Ra Đường, Kinh Khi Về.
-                     Có Kinh Khi Đi Ngủ, Kinh Khi Thức Dậy.
-                     Có Kinh Vào Ăn Cơm, Kinh Khi Ăn Cơm Rồi.
Như vậy:
Ngài viết Kinh Thuyết Pháp mà thiếu Kinh Thuyết Pháp Xong.
Ngài viết Kinh Vào Học mà thiếu Kinh Khi Học Xong.
Phải bổ xung 02 bài nữa cho đủ số 12 là số của Thầy....
Chà lý luận như thế cũng cứng lý chớ chẳng phải thường.
Chừng ấy người đạo mới trả lời sao?
Xin thưa rằng thuyết pháp và học vấn là hai việc không bao giờ xong nên Giáo Chủ viết vậy.
Mở rộng hơn nữa thì Bàn Thờ Hộ Pháp có 11 lễ phẩm. Nên Ngài viết 11 bài kinh là ứng hợp với số 11.
Cảm phiền các vị để yên vậy dùm...
(*2)-
[[[*2.1/- Tam giác có thiên thượng là đỉnh.
a- Tam giác cân (1,3,4). Tam giác cạnh đáy (1-4) có 03 lễ phẩm. Kết số cạnh đáy là (3+2+4=9).
Ba thời kỳ, hai nguyên lý, bốn nền văn minh ngày nay kết tinh lại ở Cửu Trùng Đài.
b- Tam giác cân (1,5,9). Tam giác (1,5,9) cạnh đáy có 05 lễ phẩm. Kết số cạnh đáy là (5+6+7+8+9=35). Từ 1-9 là đường dài nhất trên thiên bàn.
Số 5 là ngũ hành, ngũ trung cung, ngũ tạng...
Số 6 là 6 nẽo luân hồi, là lục dục,
Số 7 là số của địa cầu 1 tuần có 7 ngày, ánh sáng có 7 màu, người có thất tình.
Số 8 là số của bát hồn vận chuyển, số của bát quái vô cùng vô tận...
Số 9 số của cửu phẩm thần tiên...
Kết số 35 thể hiện tam giáo ngũ chi....
Cạnh 5,9 còn là cạnh đáy chung cho tứ giác có góc (5, 9, 12, 10).
Còn nhiều tam giác nhỏ khác và tứ giác (6, 8, 10, 12)....
*2.2/- Tam giác có đỉnh là thiên hạ.
Tạm gọi thiên hạ là số 13 và lấy đó làm đỉnh ta sẽ được tam giác (13, 5, 9).
Và tam giác (13, 10, 12).
1-                Nếu lấy 04 số: 1, 5, 13, 9 ta được một tứ giác.
Tứ giác nầy có đường chéo như cây thập tự.
2-                Bát Quái Đài bố trí.
Trên là Tam Thế Phật.
Kế là vạch quẻ (chưa có văn tự).
Đến văn tự. (tên các quẻ).
Đến các bữu pháp.
Điều đó cho thấy:
Đạo là vô tự.
Tôn giáo là văn tự.
Từ vô tự đến văn tự nhân loại phải qua bước đệm là dùng hình ảnh để thể hiện ý tưởng. Nên ngày xưa chữ của Thánh hiền là chữ tượng hình. Rồi sau đó mới đến chữ ký âm.
Tượng hình thì cố định không tải được hết ý nghĩa trong thời năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà nên Thầy bố trí các Đấng xuống thế trước lập ra chữ ký âm (chữ quốc ngữ) ở Đại Nam Việt Quốc cho Thầy chọn đó làm chánh tự cho ĐĐTKPĐ.
Nguồn gốc phát sinh chữ quốc ngữ là do các vị giáo sĩ Thiên chúa giáo muốn truyền bá tin mừng mà ra.
Nay Thầy dụng tiếng AN NAM là chánh tự cho ĐĐTKPĐ để truyền bá chân lý, truyền bá Bác Ái- Công Bằng cho toàn nhân loại đó là dùng chữ quốc ngữ đúng với mục đích của những giáo sĩ đã tạo ra chữ quốc ngữ vậy. (Văn Chí sẽ có một bài riêng về chữ Quốc Ngữ sau khi hoàn thành bài viết nầy).
Chẳng phải là: Khai đạo muôn năm trước định giờ đó hay sao?
*2.3/- Nếu hiểu thiên bàn là bản đồ thì phải theo nguyên tắc của bản đồ:
+ Bản đồ là hình ảnh là nét vẽ, còn chữ chỉ là phần chú thích cho rõ các phần có trên bản đồ.
Cắt ngắn đường (5-9), kéo dài đường (10,12) để giải thích nó có dạng chữ là không phù hợp với nguyên tắc của bản đồ]]]

&&&