Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

197. BNS THÔNG LIÊN 82 (tt).

CHUYÊN ĐỀ 01. (tt).


13-01-2013 07:38 AM#68
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42

VỀ LOGIC HỌC.
(tt câu trên).

Kính quí thành viên trang web.
Tôi nhận thấy trang web có nhiều bài viết rất giá trị, có nhiều kiến giải sâu xa, thể hiện sự uyên thâm về đạo học. Nói theo kiếm hiệp đó là những kỳ nhân, dị sĩ.
Có những người khiêm cung đúng mực.
Có những người viết sơ sót được thành viên khác chỉ ra đã cám ơn và chỉnh ngay. Đó là cung cách nhân văn rất đáng khâm phục.
Do vậy mà khi trước khi tham gia trang web bằng hữu có tặng đôi câu:
-                      CHỚ CÓ KHOE BÙA TRƯỚC CỬA LỖ BAN. (tục ngữ)
-                     Khiêm cung là hạnh yêu dấu của Thầy. (TNHT)
-                     Nói năng minh chánh lời ra phải nhìn. (Kinh)
&&&
Nay thấy hiền TN viết về logic học nhiều lần như.
+ ….Thực sự đây là điểm yếu chung khi mà các giáo phẩm hiện tại được phép “lập luật” đều ở tuổi “cổ lai hy” và thêm nữa là chưa ai “qua” khóa về logic học nên việc xây dựng các điều khoản đều nằm trong vòng lẩn quẩn dẫn đến mâu thuẩn nội tại lẫn mâu thuẩn với luật cơ bản là Pháp chánh truyền;….
+  ….(các cử nhân luật năm thứ nhất điều được học, nhất là môn logic học)….
+… cho thấy sự thiếu logic của một vấn đề đã được đặt ra…
&&&
Qua 03 trích dẫn trên từ hiền TN làm cho Tôi cũng ngưỡng mộ logic học.
Hiền TN không cho biết đã học về logic học như thế nào. Nhưng chắc chắn là hiền TN có quan tâm và tìm hiểu về logic học.
Do vậy Tôi xin kính nhờ hiền TN vui lòng giúp đở cho Tôi rõ là vận dụng logic học để giải thích đoạn văn sau đây như thế nào?
&&&
Hiền TN viết:
8 câu hỏi ở trên được đặt ra trên cơ sở Pháp chánh truyền và các giáo phẩm ở vị trí độc lập. Nay các giáo phẩm được đặt chung trong một cơ cấu tổ chức là Thượng hội. Mới đọc qua, xem xét không kỹ thì sẽ thấy ngay là mâu thuẩn Pháp chánh truyền.
Song, có lối ra nào cho cơ cấu tổ chức Hội này không phạm Pháp chánh truyền khi hội và họp?
Đây là câu hỏi thứ 9.
Câu trả lời sẽ được đưa ra sau 1 năm nữa và dĩ nhiên là chỉ ở góc độ cá nhân mà thôi.
&&&

Câu một:
Kính nhờ hiền TN chỉ dẫn cho Tôi biết cách vận dụng phép logic học như thế nào để giải thích câu:
Câu trả lời sẽ được đưa ra sau 1 năm nữa và dĩ nhiên là chỉ ở góc độ cá nhân mà thôi.
mà đến hẹn hiền TN không trả lời cũng không có một lời thanh minh?.

Câu hai:
Kính nhờ hiền TN chỉ cho cách vận dụng phép logic học để giải thích câu của hiền TN viết ở câu hỏi số 9:
Mới đọc qua, xem xét không kỹ thì sẽ thấy ngay là mâu thuẩn Pháp chánh truyền.
Song, có lối ra nào cho cơ cấu tổ chức Hội này không phạm Pháp chánh truyền khi hội và họp?
Tôi hiểu đây là trường hợp trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Nhưng không biết logic học có cách giải thích đoạn trên thế nào.

Câu ba: về cung cách giao tiếp.
Hiền TN viết:
(đã phân tích trong một Hiến chương tại diễn đàn này)
Mà Tôi đã thỉnh ý hiền rằng: HIỀN MUỐN NÓI HIẾN CHƯƠNG NÀO.
Tôi thỉnh ý đã 04 lần hiền không trả lời.
Vậy hiền vận dụng logic học để giải thích cung cách giao tiếp hỏi 04 lần mà chưa trả lời như thế nào cho Tôi có thêm kiến thức.
Nếu được thì hiền TN giúp cho Tôi biết luôn logic học của ai viết có chỉ cách giao tiếp như thế.

*** GIỜ TÔI NHẮC HIỀN LẦN THỨ NĂM LÀ TÔI VẪN CHỜ HIỀN NÓI RÕ HIẾN CHƯONG ĐÃ ĐEM RA PHÂN TÍCH LÀ HIẾN CHƯƠNG NÀO?

&&&&


(còn tiếp VÊ VIỆC NGƯNG TRAO ĐỔI)