CHUYÊN ĐỀ 01 (tt)..
07-02-2013 08:19 AM#81
trần
văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin Tham gia ngày Dec 2012.
Bài viết. 72
ĐẠO
PHÁP HIỆN HỮU (tt).
4/-
Trở pháp thể hiện: Nội luật Thượng Hội.
Đại-Từ-Phụ lại
trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài như thế nào?
Xem trong nội
Luật Thượng Hội:
4.1-
Điều
thứ nhất:
Ðiều Thứ Nhất:
Thượng hội thì có.
1- Giáo Tông ….
Hội Trưởng.
2- Hộ Pháp ..
Phó Hội Trưởng.
3- Thượng Phẩm
.. Nghị viên.
4- Thượng Sanh
…. Nghị viên.
5- Ba vị Chưởng
Pháp. .. Nghị viên.
6- Ba vị Ðầu Sư
Nam Phái. … Nghị viên.
7- Ðầu Sư Nữ
Phái. ….. Nghị viên.
Trong Thượng Hội
có 03 phẩm của Hiệp Thiên Đài là: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh.
Mà PCT và Hiến
Pháp Hiệp Thiên Đài không có qui định
con đường công cử chức sắc Hiệp Thiên Đài lên 03 phẩm nầy.
Như vậy trên
thực tế vào hội chỉ còn có 08 vị bên Cửu Trùng Đài.
Bát Tiên có
nhiệm vụ trấn giử Bát Quái Đài. Trong Bát Tiên có 01 vị nữ: Hà Tiên Cô.
08 bức tranh ở
Bao Lơn Đài có một vị nữ: Tây Thi. (Riêng bức tranh Vua Vũ trị thủy không vẽ rõ
Nam Nữ nhưng thiễn nghĩ thời đó chắc là Phụ Nữ không tham gia vào việc công
nặng nhọc như thế).
So với 08 vị trong Cửu Trùng Đài vào dự
Thượng Hội (trên thực tế) có 01 vị Nữ: Nữ Đầu Sư...
Ba thể pháp nầy
có thể kiên kết lại để liên hệ và đào sâu hơn một chút có gượng gạo gọi là tìm
hiểu đến bí pháp chắc các vị cũng không nỡ trách là lố.
08 vị bên Cửu
Trùng Đài vào Hội Thượng Hội xong rồi thì Giáo Tông vào Đại Điện có một mình và
cũng có một mình trở ra và công bố những điều Ngài quyết định.
Như vậy sự
nghiệp của ĐĐTKPĐ có diện mạo hay giá trị thế nào trước nhân loại là do Cửu
Trùng Đài quyết định.
+ Giá trị của
Bát Quái Đài do Cửu Trùng Đài thể hiện trước nhân loại mà có.
Nói BQĐ do Trời
làm chủ mà nhân sự hành đạo không thể hiện phẩm chất thiên phong thế thiên hành
hóa; thì có đem yếu tố thần bí ra biện bạch nó cũng chỉ gạt được người mê tín
chớ chánh tín họ chẳng tin. Người hiểu biết họ còn nói rõ Đức Hộ Pháp dạy: Đó
là những người lăng mạ Thánh Thể Đức Chí Tôn.
Thời đại ngày
nay không thể cậy vào yếu tố thần linh hay huyền bí mà tạo nên sự phi thường
hay để che lấp yếu kém. Phi thường phải theo qui luật là cùng sống và vươn lên
rồi qua công nghiệp tạo được mà nhân loại nhìn nhận là phi thường. Mà cái giá trị chi do nhân loại tự nguyện
nhìn nhận được thử thách qua thời gian thì Chí Tôn nhìn nhận. Đó là nguyên tắc
dâng công đổi vị thời Tam Kỳ Phổ Độ.
Bằng chứng đâu
mà nói thế?
Xin thưa xem lại
các vị được tôn vinh là Giáo chủ của các tôn giáo thời Nhị Kỳ ta thấy ngay từ
lúc mới sinh các vị đã mang yếu tố thần linh. Phật mới sanh ra đi bảy bước, Lão
Tử ở trong thai bào mấy chục năm mới nhảy trong nách ra, Đức Chúa được thụ thai
bởi Đức Mẹ Đồng Trinh Maria...
Cho nên giáo chủ
của ĐĐTKPĐ sanh ra rất bình thường, là con của dòng thứ, ăn học, đi làm việc
kiếm tiền, xây dựng gia đình có con cái đều bình thường như bao nhiêu người
khác. Từ cái bình thường đó nhìn vào người đời, nhìn vào xã hội rồi không ngừng
suy nghĩ về ý nghĩa đời người về cá nhân và xã ước về thế giới vô hình....rồi
gặp được duyên lành (là gặp đạo) và quả quyết phế bỏ tất cả công danh phú quí
giả tạo, phù du để theo đuổi lý tưởng mà mình ngộ được cho đến hơi thở cuối
cùng.
Ngài phi thường
ở chổ: Khi đã ngộ đạo thì quyết chí làm theo (cẩn nhi hành chi). Người bình
thường thì ngộ đạo rồi để đó hay lúc làm lúc nghỉ (nhược tồn nhược vong).
+ Cái giá trị
của việc xây dựng cá nhân và tôn giáo, xã hội của ĐĐTKPĐ được thể hiện ở đâu?
Thiễn nghĩ đó là
08 bức tranh ở Bao Lơn Đài trước Đền Thánh. 08 bức tranh chia làm 02 chương
trình và 08 công thức.
02 chương trình:
xây dựng cá nhân (bên ông Thiện) và xây dựng xã hội (bên ông Ác).
08 công thức
chia đều cho 02 chương trình.
Xây dựng cá nhân
có 04 công thức:
+ Lý Mật chăn
trâu ham học nên đem sách cột trên sừng trâu để rãnh thì lấy ra học. Cái tên
của Ông (lý kín, sự mật) và công việc thể hiện công thức: Học vấn và cần mẫn.
+ Hứa Do và Sào
Phủ: công thức thanh liêm.
+ Bá Nha và Tử
kỳ: từ tri âm thành tri kỷ và cách cư xữ của Bá Nha thể hiện cho Tín Nghĩa.
+ Khương Thượng
và Võ Kiết nói lên rằng từ già đến trẻ, từ Thầy đến trò, từ trí thức đến lao
động chân tay đều phải có chữ nhẫn và đi đến Chí nhẫn.
Xây dựng xã hội
có 04 công thức:
+ Vua Vũ trị
thủy: xây dựng hạ tầng phải làm trước.
+ Vua Nghiêu tìm
ông Thuấn: Chương trình canh nông để tạo cuộc sống ấm no.
+ Thợ rèn và đục
bản gỗ: Có câu đối:
Hổn độn sơ khai
tòng tiên giác.
Văn minh thành
lập khải hậu sinh.
Thể hiện chương
trình giáo dục và khoa học kỷ thuật.
+ Phạm Lãi và
Tây Thi.
Hai người ngồi
trên hai đầu của một chiếc thuyền tượng cho quan bình âm dương trong mọi lãnh
vực. Trong xã hội nó là đầu ra và đầu
vào của nền kinh tế, của tài chánh trong một công ty... thể hiện cho kinh tế và
thương mại: Kinh Thương.
Đi sâu vào thì
còn phải tính đến việc tại sao 08 bức tranh bố trí tại đó (tiếp giáp với Bát
Quái Đài vô vi hay hướng về Đại Đồng Xã)? Đối xứng với BQĐ thế nào? Tại sao nó
lại nhô ra? Bên dưới của 08 bức tranh có gì cố định, có gì di động (luân chuyển
mà vẫn cố định), bên trên có gì....
02 chương trình
và 08 công thức của Đức Chí Tôn dạy được thể hiện qua kiến trúc (thể pháp).
Trong suốt chu kỳ của ĐĐTKPĐ không ai có quyền thay đổi. Còn bí pháp thực thi
thì thay đổi không ngừng tùy vào tài nguyên và môi trường sống của Đạo và xã
hội (nhân loại).
Đây là điều mà
chỉ có Tam Kỳ Phổ Độ mới có. Nó ứng khớp với nguyên lý Tam Kỳ: Đạo đi từ hữu
hình trở lại vô vi.
Nên khi khai Đạo
Đức Chí Tôn dạy mở thể pháp trước. Thể pháp là cố định thì ai phá nổi thể pháp
của Thầy?
Thể pháp không
phải đơn giản là công trình kiến trúc cho nên nếu cường quyền có chiếm Đền
Thánh, có phá hủy Đền Thánh đi nữa thể pháp vẫn tồn tại trong lòng người
đạo.
Qua 02 sự trình
bày ngắn gọn trên đây thiết tưởng phần nào thể hiện được ý nghĩa của 08 nhân sự
Cửu Trùng Đài trong Thượng Hội và Bát Tiên trấn Bát Quái Đài qua thể pháp.
4.2-
Ðiều
Thứ Mười Bốn:
Sau khi hội
Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15 phút đồng hồ đặng hai
người vào Ðại Ðiện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng Hội hay những điều của
hai đàng nhứt tâm quyết định.
&&&
4.3-
Một mình Giáo Tông quyết về chánh trị đạo.
Hộ
Pháp đã về thiêng liêng vị thì Giáo Tông vào đại điện có một mình. Giáo Tông
vào đó tự quyết xong rồi trở ra công bố quyết định của Ngài (cũng có một mình).
Về hữu hình Giáo
Tông trọn quyền quyết định chánh trị đạo.
Giáo Tông đã nắm
quyền hành chánh đạo (theo PCT), giờ trọn quyền quyết định chính trị đạo.
Đó
chính là thể hiện câu:
Đại-Từ-Phụ lại
trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài.
Quyền ấy là
quyền gì?
Đó là quyền CẦM
SỐ MẠNG NHƠN SANH.
CẦM SỐ MẠNG NHƠN
SANH khi đã lập thành chánh giáo nặng về thực thi (hành chánh) đã được lập
thành.
LẬP THÀNH CHÁNH
GIÁO (thiên về chánh trị đạo) là rất khó nên phải cầm quyền giáo chủ mới lập
được.
Không có quyền
Giáo Chủ thì lấy chi để bảo đảm là những điều khi lập thành chánh giáo sẽ bị
đời sau sửa đổi.
Thí dụ như có
một vị Giáo Tông nào đó ra một Đạo Luật nghịch với sự sinh hoạt của Nhơn Sanh
(theo ý trong PC chú giải) thì nhơn sanh làm sao bảo vệ mình?
Phải chờ các vị
Chưởng Pháp.... can thiệp theo hành chánh....
Nhưng còn một lẽ
trực tiếp: Nhơn sanh sẽ căn cứ vào lời dạy của Giáo Chủ mà thẳng tay bác bỏ.
...Nhơn
sanh thấy thất đạo thì xô xuống... (theo lời Đức Hộ Pháp- 1937) thì
ai dám cản họ? Ai dám cản đầu xe lửa?
Chánh giáo của
Thầy được bảo đảm trong thất ức niên chính là nhờ có Giáo Chủ Hữu Hình đứng ra
làm mẫu mực.
Những người muốn
biến cải chánh giáo của Thầy hoàn toàn bế tắc trước trận địa của Giáo Chủ Hữu
Hình bài bố.
Chức sắc A chống
chức sắc B hay C thì có thắng có thua.
Nhưng chưa có
một ai chống lại nhơn sanh mà khỏi thua. Mà Nhơn Sanh thì họ tin vào Đức Hộ
Pháp, tin vào Giáo Chủ Hộ Pháp Phạm Công Tắc.
Nói ví dụ cho dễ
hiểu thì:
Đức Chí Tôn ví
như ông chủ muốn lập nhà máy nên trù tính sẽ cung ứng sản phẩm chi, rồi định
qui mô, chương trình, ra bản vẽ….(CẦM CHÁNH GIÁO).
Hiệp Thiên Đài
được giao cho nhiệm vụ coi bản vẽ…. mà xây dựng. Khi thực hành nhiệm vụ thì
được giao đủ quyền chọn nhân công, mua vật liệu… cho đến khi hoàn thành. (LẬP
THÀNH CHÁNH GIÁO).
Cửu Trùng Đài có
trách nhiệm vận hành nhà máy để cung ứng sản phẩm cho xã hội (nhơn sanh). Xã
hội tốt xấu, no đói chi chi cũng do nơi Cửu Trùng Đài. Ấy là CẦM SỐ MẠNG NHƠN
SANH đó vậy.
Theo thiễn ý
hiểu vậy là phù hợp với câu: khi Ngọc-Hư
định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì
Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài.
Nhân sự Toà
Thánh Tây Ninh vẫn truyền miệng câu nói của Đức Hộ Pháp: Khi xây dựng xong Toà
Thánh Bần Đạo sẽ rút dàn trò ra.
Câu nói rất đơn
giản và thực tế. Đơn giản vì ai cũng hiểu, thực tế vì chẳng có ai xây xong căn
nhà lại để dàn trò ngỗn ngang chình ình ra đó.
Nhưng ngẫm nghĩ
thì nó rất đúng với việc Đức Chí Tôn giao cho Ngài được toàn quyền (giáo chủ
hữu hình) để LẬP THÀNH CHÁNH GIÁO. Lập xong thì
cả êkip rút lui giao lại cho Cửu Trùng Đài.
***: Kết luận
nhỏ.
+ Văn bút qua 03
giai đoạn.
-
Đức
Chí Tôn không giao chánh giáo cho tay phàm.
-
Ngọc-Hư
Cung định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo,
-
Đại-Từ-Phụ
lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài.
+ Đối chiếu với Châu Tri 21.
+ Đối chiếu với
Nội luật Thượng Hội.
Thì ta thấy tất
cả đều đúng với thiên thơ.
&&&
(CÒN
TIẾP
SỐ
5: ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG XÁC NHẬN: ĐÚNG).