Trang

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

3022: CƠ TRỜI NGẠT KHÍ CÓ HAY THÔI?

Trong một lần xướng họa thi văn giữa Bà Bát Nương Diêu Trì Cung và Đức Hộ Pháp vào thập niên 40 của thế kỷ 20. Bà Bát Nương có nêu một câu hỏi:
Cơ Trời ngạt khí có hay thôi?
Chữ ngạt khí có nhiều cách hiểu, một trong những cách hiểu đó là ô nhiễm không khí dân đến tử vong. Trung bình một ngày Việt Nam có 137 người chết vì "ngạt khí".
RFA đưa tin ngày 25/12/2019:

Hơn 50.000 người chết vì ô nhiễm không khí ở Việt Nam trong 1 năm.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2019

3021. CƠ BÚT CÓ 04 CỬA.

Thì té ra 4 cửa đánh mà ta chỉ trúng có một thì biết đâu là thiệt đâu là giả.
.... 
 Như chi phái họ đã thất bại, họ làm cho thiên hạ mê tín trong một thời gian rồi hết vì thiên hạ không tin cơ bút nữa. Niêm luật cơ bút là huyền bí vì đó mà thiên hạ đã bị lầm lạc, bị mê hoặc. Khi thiên hạ biết đặng mình bị mê hoặc thì họ bỏ không theo nữa nên các chi phái bị tan rã cũng vì lẽ ấy.
ĐỨC HỘ PHÁP.

HỘ PHÁP ĐƯỜNG.
VĂN PHÒNG
Số: 26/ HP.HN.
        CHÁNH SÁCH HÒA BÌNH CHUNG SỐNG.
 Do Dân- Phục Vụ Dân- Lập Quyền Dân.
Gởi cho em Chơn Kim Trưởng ban Vận Động HBCS miền Nam. Nữ phái.

3020. TRÍCH VĂN VỀ QUỐC ĐẠO.

TRÍCH VĂN VỀ QUỐC ĐẠO.

MỘT:
Đức Chí Tôn dạy về QUỐC ĐẠO lần đầu vào ngày 13-8- Bính Dần (1926).
Từ đây trong nước Nam duy có một Đạo chơn thật là Đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là “QUỐC ĐẠO” hiểu à!
Thầy buộc các con hiệp chung trí mà lo vào đó, nghe à!”
 BBT ghi nhận:

3019. QUỐC TỊCH CAO ĐÀI.




QUỐC TỊCH CAO ĐÀI.
BBT Blog.
Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài là lập QUỐC ĐẠO. Người nhập môn cầu đạo được cấp SỚ CẦU ĐẠO. Sớ Cầu Đạo là công nhận người nhập môn có QUỐC TỊCH CAO ĐÀI.
ĐĐTKPĐ: Quốc đạo, Quốc tịch & Pháp quyền.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2019

3018. VIDEO: ĐẠO CAO ĐÀI XÂY DỰNG NHÂN QUYỀN

Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền để thực thi nhân quyền. Đạo chủ trương làm cho DÂN MẠNH. 
Đạo có cơ chế thực hiện TỰ DO TRONG ĐẠO ĐỨC & DÂN CHỦ CÓ NHÂN QUYỀN.

Xin mời xem video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=LreHq_YE6oU&feature=youtu.be

3017. VĂN ĐÀI Ở ĐÂU?

TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.


Một số bạn đọc hỏi:
Xin cho biết Văn Đài ở đâu?
HỒI ĐÁP.
Theo lời phê của Đức Hộ Pháp thì Báo Ân Từ là Văn Đài của đạo.
Xin mời xem nguyên văn lời phê.

3016. TẠI SAO DÙNG CHỮ NHO THỜ PHẬT MẪU




TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.
Bạn Lê Thị Xuân.
Đức Chí Tôn dạy dùng Tiếng An Nam làm chánh tự, nhưng sao thờ Phật Mẫu tại các Điện Thờ toàn là chữ Nho?
HỒI ĐÁP.
Xin cảm ơn bạn Xuân đã gởi câu hỏi.
BBT xin phép chia câu hỏi ra làm 02 phần: Tại sao nơi Điện Thờ Phật Mẫu thờ bằng chữ? Và tại sao đó là chữ Nho?
Sau đó BBT thêm phần mở rộng để tạ lòng bạn đọc.
1/- Tại sao thờ bằng chữ?

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2019

3015. TRI KỲ HÙNG, THỦ KỲ THƯ.

TRẢ LỜI BẠN ĐỌC.


Bạn Văn Thế Trung (Tây Ninh).
VẤN:
Tri kỳ hùng, Thủ kỳ thư là gì?
HỒI ĐÁP.
Trước hết xin thứ lỗi là đã chậm trả lời. Bởi lẽ BBT chẳng có ai chuyên về Đạo Đức Kinh. Do vậy phải học hỏi và tự vấn với nhau cho tạm ổn rồi mới dám hồi đáp.
Về xuất xứ đây là hai câu từ Đạo Đức Kinh mà ra. Đó là 02 đầu của chương 28.
Cụ Nguyễn Duy Cần dịch là: Biết như con trống, Giữ như con mái. Chúng tôi xin OK với cụ.
Tiếp đây là phần nhận xét của chúng tôi để tạ lòng bạn đã gởi câu hỏi.

3014. CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO.

Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)




                                             LỜI THƯA TRƯỚC.  

Các bài phân tích có trong tập sách nhỏ nầy chúng tôi nghĩ là không đưa ra đề tài nào mới.
Có mới và thú vị chăng là ở chổ chúng ta đã quen với nếp nghĩ về Tôn giáo qua Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ nên không ngờ được là trong Tam Kỳ Phổ Độ (Tôn Giáo Cao Đài) có những công thức, những điều luật mà chứng nghiệm về mặt nguyên tăc nó đã đi trước thời đại để hướng dẫn thời đại xây dựng tình thương và công lý trong thời kỳ toàn cầu hoá.
Nghiã là có một cách tiếp cận mới, một nhãn quan mới với kinh điển, với những văn bút đã có từ lâu trên cơ sở thừa kế di sản của các vị tiền khai trong Tôn Giáo.

3013. CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO. (tt 1)


Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)



CẦU CHỨNG VÀ KHÔNG CẦU CHỨNG.

Bài 2.
Khi học giáo lý Cao Đài Giáo chúng Tôi nhận thấy:
* Đức Lý Đại Tiên dạy: …Chư Chưởng Pháp, Đầu Sư phải sắm ấn.
Chưởng Pháp thì mộc phải làm tròn như con dấu thường, đề chung quanh vòng ngoài chữ Lang Sa: Amnistie de Dieu en Orient, vòng trong đề chung quanh: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chữ Nho; Thoàn thì khắc giữa một Bình Bát Vu; Đạo thì Cây Phất Chủ; Nho thì Bộ Xuân Thu.
Ấn của Đầu Sư cũng vậy, song chính giữa đề chữ Thái; Thượng; Ngọc đem vào Toà Luật cầu chứng cho khỏi mạo nhận… (1).
* Đức Hộ Pháp dạy: …Cái đức tin của Đạo Cao Đài không cần cầu chứng nơi ai, nó chỉ cầu chứng với trí thức tinh thần của nó… (2)
Cái lý thú là:

3012. CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO.

Năm 2006 Tôi soạn quyển CÔNG THỨC DÂN CHỦ CAO ĐÀI GIÁO có đăng trên trang web chonphapcaodai.net, Nay xin đăng lại theo đề nghị bạn đọc. Hội Thánh chưa kiểm duyệt, khi đọc xin cẩn thận. Dương Xuân Lương (N.O.P)


VỊ TRÍ TOÀ THÁNH HIỆN NAY
ĐƯỢC CHỌN NHƯ THẾ NÀO?
BÀI 1.

Các sử liệu về việc mượn Chùa Phật Từ Lâm Tự để tổ chức Lễ Khai Đạo Cao Đài (15-10 Bính Dần- 1926) và mấy tháng sau đó Hội Thánh đi tìm rồi chọn địa điểm hiện nay để xây dựng Toà Thánh có thể tìm thấy từ các nguồn chính:
- Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
- Đạo Sử.

I- MƯỢN TỪ LÂM TỰ.
Theo Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu biên soạn được Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh nhìn nhận và ấn hành:
Năm 1925 Đức Chí Tôn đến dạy Đạo cho các vị tiền khai Đại Đạo thì chưa có Thánh Thất nên các Đấng Thiêng Liêng dạy tạm dùng nhà Đức Cao Thượng Phẩm (Đường Bourdais số nhà 134 Sài Gòn- Sau đổi thành Đường Calmette) để thờ Đức Chí Tôn và Phật Mẫu đặng có nơi dạy Đạo và dìu dắt nhơn sanh.

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

3011. BÁO ĐẢNG CA NGƠI CƠ BÚT.

BNS THÔNG LIÊN số 16 ra ngày 18/04/2010.
Cơ bút của chi phái cho dầu diễn ra ở cung đạo thì nó vẫn là của chi phái.

LỜI BÌNH.
Có thể chi phái 1997 sẽ được sử dụng cơ bút thay cho việc bắt banh. Vậy chúng ta có nên tin cơ bút của chi phái 1997 tại cung Đạo không? 

3.010. Cao Dân đã đoán đúng

Bài từ BNS Thông Liên số 20 ra ngày 16/06/2010


VẾT XƯA MAY CÓ CHÚT NẦY.
“Cao Dân đã đoán đúng”.

Thông Liên số 16 ngày 18-04-2010 có bài Xin Thưa Hương Hồn Cụ Nguyễn Hiến Lê liên quan đến quyển Hồi Ký của Cụ (in 1993).
Trong phần danh xưng Tòa Thánh Tây Ninh chớ không phải Thánh Thất Tây Ninh tác giả Dương Cao Dân đã đoán là có người sửa văn của Cụ Nguyễn Hiến Lê (từ chữ Tòa Thánh ra Thánh Thất chính-trang 19).
Tôi tự hỏi lời đoán của Cao Dân là do tình cảm đối với cụ Nguyễn Hiến Lệ hay căn cứ vào tính cách của Cụ Lê mà đoán?
Xin mời quí vị đọc đoạn sau từ tác phẩm BẢY NGÀY TRONG ĐỒNG THÁP MƯỜI của Cụ Nguyễn Hiến Lê viết năm 1954 như sau:

3009. CỤ NGUYỄN HIẾN LÊ CHƯA ÊM...

Bài từ BNS THÔNG LIÊN số 16 ra ngày 18/04/2010.

XIN THƯA HƯƠNG HỒN CỤ NGUYỄN HIẾN LÊ.
“Về  quyển Hồi Ký của cụ”

Lên internet vào google.vn gõ VN thu quan (Việt Nam thư quán) tìm theo thể loại hồi ký trong đó có quyển HỒI KÝ CỦA CỤ NGUYỄN HIẾN LÊ.
Sách do nhà xuất bản văn học in và phát hành năm 1993.
Sách có 05 phần. 33 chương và phụ lục. Trong đó có một vài chương bỏ trống không in. Vì bản chúng tôi đọc là bản trên internet nên không biết sách có bao nhiêu trang.

3008. DẤU CHÂN ĐỂ LẠI.

BNS Thông Liên số 16 ra ngày 18/04/2010 có bài viết về 05 phương án xây dựng vùng Châu Thành Thánh Địa. Về đạo học ấy là câu kinh 05 rồng đở nổi đầu thuyền.... Xin giới thiệu với bạn đọc & bổ sung 07 điều kiện cấp đất cho người đạo. BBT Blog.


DẤU CHÂN ĐỂ LẠI.
“Hành bất ngôn chi giáo”.
Quan sát cuộc sống của cư dân về vùng Thánh địa sinh sống và  văn bút của Tôn giáo để lại chúng ta có thể nhận thấy Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã lo cho nhơn sanh các việc sau:

3007. TRẢ LỜI BẠN ĐỌC: VỀ BÁT QUÁI ĐÀI.



VẤN:
Bát Quái Đài và bức diềm Bát Tiên là hai thể pháp khác nhau. Nếu căn cứ vào đó để hiểu vị trí của Bát Tiên ở Bát Quái Đài chúng tôi thấy chưa đáng tin.
Lê Nhật (Hà Nội).
HỒI ĐÁP.
Trước hết xin cảm ơn bạn Nhật đã quan tâm đến bài viết và có câu chất vấn để chúng tôi có dịp tìm hiểu và trình bày thêm.
Chúng tôi đã nhận xét rằng: Do nơi văn bút viết về Bát Tiên thời Nhị Kỳ Phổ Độ không giống với Bát Tiên thời Tam Kỳ Phổ Độ nên thiêng liêng đã chỉ dẫn cho Đức Hộ Pháp bố trí vị trí và các chi tiết liên hệ đến Bát Tiên cho hậu tấn tìm hiểu. (1). Chúng tôi xin trình thêm một vài cơ sở để cùng nhau tìm hiểu thêm:

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

3006. BÁT TIÊN TRẤN PHÁP TẠI BÁT QUÁI ĐÀI.



BÁT TIÊN TRẤN PHÁP  BÁT QUÁI ĐÀI.
Chúng tôi rất cảm ơn anh TVS đã gởi ảnh Bát Tiên và thảo luận để có kết quả nầy. 
Do anh đang bị tà quyền chiếu tướng nên tôi không tiện ghi đầy đủ danh tính để anh được an toàn. 
Rất thân mến.

Qua tìm hiểu thể pháp Bát Tiên trấn Bát Quái Đài chúng ta thấy rằng Đạo Cao Đài thừa kế tinh hoa đạo học của các thời kỳ trước, nhưng không bao giờ coppy đem về xài mà luôn luôn có sự bổ sung hay đưa ra cái mới. Bởi lẽ qua thời gian những tay buôn thần bán thánh thêm vào những điều dị đoan, làm cho nhân sinh nù mịt không nhìn ra con đường nào đã đưa các vị đến địa vị cao trọng như thế. Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng biết rõ hành trình và nhiệm vụ của Bát Tiên trong thời Tam Kỳ phổ độ nên chắc lọc cho phù hợp.
1/ Đại Tiên Hàn Tương Tử.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2019

3005. TÌM HIỂU CUNG ĐẠO.

Năm 2007 Tôi &Trần Thị Minh Thu có soạn bài nầy đăng trên trang web caodaivn.com 
Nay rút gọn và bổ sung hình ảnh.


TÌM HIỂU CUNG ĐẠO.
Dương Xuân Lương.
Đức Chí Tôn dạy rằng: Chi chi cũng tại Tây Ninh. Bởi vì Thầy đã bố trí thể pháp của Đạo Cao Đài đầy đủ tại Toà Thánh Tây Ninh. Do vậy mỗi một kiến trúc đều là thể pháp.
Cái vĩ đại của Đền Thánh không ở chỗ nguy nga lộng lẫy, không ở chỗ bề thế đồ sộ. Bởi lẽ nếu xét về nguy nga lộng lẫy hay sự đồ sộ ta phải nhìn nhận sự thật là Đền Thánh còn thua lâu đài của nhiều người giàu có… chứ chưa nói đến các công sở hay dinh thự của các quốc gia …
Cái vĩ đại của Đền Thánh chính là từ cát đá vô tri Thiêng liêng đã chỉ dẫn cho môn sinh tạo ra thể pháp, làm cho vật chất hồn toát ra những ý nghĩa rất thiêng liêng, tạo nên những công thức, mô hình vô song để cung ứng cho nhân loại.

3004. ĐỐI CHIẾU & PHÂN TÍCH ĐẠO CAO ĐÀI 1926 & CHI PHÁI 1997.

 ĐỐI CHIẾU & PHÂN TÍCH ĐẠO CAO ĐÀI 1926 & CHI PHÁI 1997.
(hết).

V/- Đường lối hành đạo.
Xin liệt kê ra các chứng cứ sau:
1/- Đối với Pháp Chánh Truyền
Đạo Cao Đài 1926.

Đạo Cao Đài 1926 tuân y theo Pháp Chánh Truyền nên có Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, Hội Thánh Cửu Trùng Đài.  Từ đó mới có đủ quyền để thành lập các cơ quan và tổ chức cầu phong, cầu thăng qua cơ bút. Có chức sắc thiên phong.
Chi phái 1997 không tuân y Pháp Chánh Truyền nên không có Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, không có Hội Thánh Cửu Trùng Đài. Chi phái 1997 dùng Pháp Chánh Truyền như một chiêu bài để che đậy những sai trái của họ. Chi phái 1997 có chức sắc banh phong.

2/- Cơ bút và mấy trái banh.

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2019

3003. CHẾ ĐỘ DÙNG BẠO LỰC SẼ CHẾT VÌ BẠO LỰC.

Ngày tàn của các chế độ độc tài giống nhau ở điểm: dùng vũ lực, bạo lực để đối phó với dân chúng. Chúng đã sai lầm trong việc dùng bạo tàn để cai trị xã hội, giờ lại dùng bạo lực để trấn áp dân. Bon nầy đem dầu chữa lửa. Một trăm lần 4000 người diễn tập nầy rồi cũng sẽ thúc thủ trước dân chúng. BBT Blog.

Công an TP. HCM diễn tập phá sóng di động, trấn áp biểu tình bạo động đốt xe

RFA
2019-12-15





Theo ông Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND, Phó ban chỉ đạo phòng chống khủng bố TPHCM cho biết, tình hình an ninh thế giới phức tạp, nhiều vụ biểu tình quy mô lớn, đòi hỏi quyền lợi về dân sinh, dân chủ, môi trường, chính trị tại Hồng Kông, Pháp, Iran, Venezuela,…

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

3002. ĐẠO HỌC LUẬN LÀ GÌ?



ĐẠO-HỌC-LUẬN.
“Thiên hạ vi công”
Chép lại từ văn bút khuyết danh.
Đăng trên chonphapcaodai. 2008.
Dương Xuân Lương.

1- Đạo học luận là gì?
Đạo-học-luận là một phương án giáo-huấn, là một sử-chương hiện-hữu rút tỉa tinh-hoa về mọi phương diện để phổ thông cho nhân-thế hiểu rõ-ràng để từ đó chững-chạc bước đi trên con đường mới mẻ.
Những lý-luận này rất mới đối với một xã-hội. Nhưng nếu không nhìn thấy được, không hiểu được những công-thức hay phương-án hiện-dụng và biết thời-gian hiện-dụng để chuẩn bị cho một mô-hình mới và trường-cửu thì không thể có một xã-hội tân-dân.
Muốn có một thế giới mới phải có những nhân tố thấu rõ được những luận-lý của giáo-lý để từ đó con đường hành thiện được tỏ rõ.

3001. Cái giá của sự sùng bái


Cái giá của sự sùng bái

14/12/2019.
VOA. BLOG. 
Mặc Lâm.

... Bạo động tại bang Rakhine là một loạt các cuộc xung đột diễn ra chủ yếu giữa những người Phật tử Rakhine và những người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine phía bắc Miến Điện, đến tháng 10 năm 2012 thì người Hồi giáo thuộc tất cả các dân tộc khác ở quốc gia này đã bắt đầu trở thành mục tiêu bị tấn công....

3000: Về vụ xử “tội ác diệt chủng”



Về vụ xử “tội ác diệt chủng” Gambia-Miến Điện trước tòa Công lý quốc tế

14-12-2019
Về trách nhiệm lương tâm, các khôi nguyên Nobel hòa bình lên án bà Suu Kyi như một tên tội phạm vô đạo.

2999. Thứ nhất là đưa Việt Nam vào danh sách CPC.


Dân biểu Hoa Kỳ sẵn sàng bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa

Thanh Trúc
2019-12-13

Thứ nhất là đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Thứ hai là đạo luật Nhân quyền Việt Nam mà tôi đồng ủng hộ cùng Dân biểu Chris Smith. Sau đó chúng ta có thể áp dụng Đạo luật Magnitsky (Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal)




2998. ĐỈNH CAO & VỰC SÂU:


Vụ Rohingya: Aung San Suu Kyi trông như "bị ma ám" trước tòa án LHQ

  • 14 tháng 12 2019


Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

2997. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 16)

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 16)
Lược ghi theo bài của Hòa Cao. Đăng trong Bán Nguyệt San Thông Liên số 67 ra ngày 20-04 Nhuận- Nhâm Thìn (09-06-2012)

(tt và hết)

PHỤ LỤC 02.
LÝ THƯỜNG KIỆT VÀ VƯƠNG AN THẠCH.
“Họ Lý kết thúc sự nghiệp tể tướng họ Vương”.
@@@
Lý Thường Kiệt (10191105) là một danh tướng đời nhà Lý có công đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075-1077. Họ Lý của ông là do vua ban cho. Lý Thường Kiệt sinh 1019 lớn hơn họ Vương 02 tuổi.
Chiến công phá Tống của anh hùng Lý thường Kiệt gắn liền với thời kỳ Vương An Thạch làm tể tướng. Ông đã góp phần kết thúc sự nghiệp tể tướng họ Vương. Sử Trung Quốc chép tên ông là Lý Thường Cát hoặc Lý Thượng Cát. Tướng thời Thái Tông và Thánh Tông.

Chiến tranh với Tống: Tiên phát chế nhân

2996. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 15)


ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 15)


PHỤ LỤC 01.
ĐỨC HỘ PHÁP BẮT ẤN KHI CÚNG ĐẠI ĐÀN.

Đây là phần chúng tôi kết hợp từ BÀI THUYẾT ĐẠO đêm 14-02-Mậu Tý (24-03-1948) của Đức Hộ Pháp (Lời Thuyết Đạo Q2) với một số ảnh trên trang web caodaibanchinhdao.org
Do đâu mà trang web có số ảnh nầy?
Gốc của số ảnh nầy từ tạp chí Life.
Điều chúng tôi thấy liên hệ với phần bắt Ấn Tý trong phần nầy là ẤN HẠ NGƯƠN của Hộ Pháp về thứ tự tay tả và tay hữu: ... tay tả thuộc dương để trên, tay hữu thuộc âm để dưới,...

2995. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 14)





6/- KẾT LUẬN.
Chúng tôi xin trả lời câu chất vấn: Đức Chí Tôn và Đức Hộ Pháp dạy như vậy cớ sao Hội Thánh không đem thi hành???
Xin thưa rằng không riêng gì lời dạy về Ấn Tý không được đem ra thi hành ĐÚNG mà có một vài điều RẤT QUAN TRỌNG chính Hội Thánh đã quyết định cũng KHÔNG được thi hành.
Nói có sách, mách có chứng xin trình ra sự việc sau:

2994. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 13)

ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 13)

5.3/- Khi nào thì bắt Ấn Tý?
Khi còn bé Mẹ có dạy chúng tôi rằng khi lạy ông bà các con không bắt Ấn Tý mà để hai ngón cái song song nhau. Mẹ không biết chữ nhưng biết Đạo và tin Đạo nên dạy chúng tôi cúng lạy từ khi còn thơ bé như vậy. Thời đó không có đèn điện, nhà đốt đèn bằng dầu hôi. Tối tối có khi Mẹ lấy quần áo ra kết lại nút áo, hay vá chiếc quần mà chúng tôi làm rách. Thời thơ ấu chúng tôi thường phải mặc quần áo đến khi rách mới được thay quần áo mới. 

2993. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 12)


ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 12)

5.2/- Bắt Ấn Tý khi cầu siêu.
Năm 1980 Vị Q Tiếp Lễ Nhạc Quân có thỉnh giáo về cách bắt Ấn Tý như thế nào về cầu siêu...
Nguyên văn như sau:
HĐCQ.
VP. TLNQ.
SỐ:87/TLNQ.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
(Ngũ Thập Ngũ Niên).
Tòa Thánh Tây Ninh.
THỈNH GIÁO.
Q.  Tiếp Lễ Nhạc Quân
Hội Viên HĐCQ phụ trách nghi lễ.
Kính dâng Hội Đồng Chưởng Quản.
Theo thông lệ mỗi khi có cầu siêu nơi Đền Thánh thì toàn thể Chức Sắc và Đạo Hữu đều bắt Ấn Tý.
Riêng tại Báo Ân Từ và Khách Đình toàn thể đều khoanh tay đọc kinh. Đến khi dứt kinh niệm câu chú của Thầy cả thảy mới bắt Ấn Tý.
Hai trường hợp trên có được đúng hết hay không?

2992. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 11)


ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 11)
5/- Các văn bản khác của Hội Thánh.
5.1/- Thông Tri số 05 của Văn Phòng Ngọc Chánh Phối Sư ngày 06-02-Tân Hợi (02-03-1971).
...Phần bắt Ấn Tý cúng Thầy phải giử đúng theo lời dạy của Đức Chí Tôn và Hội Thánh. Nghĩa là ngón tay cái trái bấm vào ấn Tý rồi nắm lại, tay mặt áp ngoài, ngón cái tay mặt bấm vào ấn Dần chớ không được gác ngan, qua ngón trỏ bàn tay trái, hoặc thọc sâu bên trong lòng bàn tay trái, là trái pháp. Bởi Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần đó là “bí pháp” của Đức Chí Tôn vậy.

2991. ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 10)


ẤN TÝ BIÊN NIÊN (2013) (tt 10)


4/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.
Chấp hai tay lại như dưới đây:
Tay trái bắt Ấn-Tý (Bắt ấn tý nghĩa là: bấm đầu ngón tay cái vào gốc ngón tay áp út) rồi nắm lại. Kế đó, bàn tay mặt áp ngoài, rồi ngón cái (tay mặt) xỏ vô giữa ngón cái và ngón trỏ bên tay trái.
Để hai tay như vậy mà đưa lên trán, xá sâu ba xá rồi quì xuống đưa hai tay lên trán như trước mà niệm ''Nam-mô Phật''; đưa qua bên trái niệm ''Nam-mô Pháp''; đưa qua bên mặt niệm ''Nam-mô Tăng'', rồi để ngay ngực mà niệm: