Đây là một trong những cột mốc để xác định: Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ chính là Tam Lập. BBT.
PHƯƠNG PHÁP LẬP THIÊN VỊ.
Đền Thánh ngày 19
tháng 4 năm Tân Mão (1951)
Đêm nay
Bần Đạo giảng phương pháp lập thiên vị của mình. Ngày Bần Đạo đến tại Trí Huệ
Cung, có đặng nhiều bức thơ của mấy bạn chúng ta cầu xin nhập vào Trí Huệ Cung
một lượt với Bần Đạo nhiều lắm.
Ngày giờ
ấy chính mình Bần Đạo cũng chưa biết thế nào tuyển chọn những chơn linh đem vào
cửa Thiêng liêng ấy đặng. Đang lo không biết giải quyết thế nào về phương pháp
nhập Trí Huệ Cung nên chưa quyết định. Nhứt là về mặt tuyển chọn không biết trả
lời làm sao. May duyên thay Đức Chí Tôn thấy không thể giải quyết đặng, mới cho
hội diện cùng các Đấng cầm quyền Thiêng liêng của Đạo. Khi đặng hiểu rõ rồi,
Bần Đạo lấy làm hân hạnh thấy rằng: "Cái nền Chơn Giáo của Đức Chí Tôn vẫn
là đường đường ngay chánh, nhứt định về thể pháp Chơn truyền, không hề mê hoặc
ai cả thảy". Và Bần Đạo cũng quả quyết rằng: "Những phương pháp mê
hoặc của thiên hạ về Đạo lý sẽ bị Chơn truyền của Đức Chí Tôn từ từ tiêu diệt
hết".
Muốn
định Thiên vị của mình, quyền Thiêng liêng đã buộc. Buộc hẳn mà chớ, phải có
tam lập của mình mới được, gọi là nhơn luân. Điều ấy Bần Đạo có truyền cho Chức
Sắc Hiệp Thiên Đài hay trước rồi và dường như Đức Trần Khai Pháp đã có thuyết
minh điều ấy rồi. Bần Đạo không cần luận thêm nữa. Bây giờ chỉ nói tại sao phải
có tam lập ấy mà thôi.
Nếu
người nào không có tam lập thì không có ở chung với ai được hết, chính mình đối
với cơ thể hữu vi của đời, tức nhiên thể pháp mà không có bằng cớ chi hết thì
ai tin rằng có Bí pháp để đạt pháp, đạt Đạo. Thể pháp mà không làm đặng, Bí
Pháp vẫn khó, làm sao cho rồi, nếu mà không rồi hành tàng của họ về Bí Pháp tức
nhiên mê hoặc chúng sanh mà thôi. Phải có hình mới có bóng, khi nào thấy bóng
tức nhiên chúng ta quyết định có hình, bóng hình phải tương liên với nhau mới
đặng.
Ấy vậy
tam lập là: Lập Đức, lập Công, lập Ngôn, con người khi sanh ra mặt địa cầu nầy
không có tam lập thì giá trị con người không có gì hết. Tam lập ấy quyết định
cho ta, ta phải có mới sống chung với xã hội nhơn quần được.
Nếu con
người không có đức thì làm sao xử sự trong gia đình, ngoài xã hội đặng.
Con
người không có Công thì ở với ai cũng không được. Người ta làm ngã ngửa, còn
mình ngồi đó hả họng hưởng, không làm gì có nghĩa với người, với đời, thì sống
với ai?
Cũng như
người ta thì chơn chất thật thà, hiền lương đạo đức, còn mình xảo ngữ lường
gạt, không chút dạ nhơn từ, thì dầu cho người có tài tình đến mấy mà thiếu ba
điều đó thì không thể gì sống với ai được hết, như vậy thì địa vị mình tại mặt
thế nầy chưa rồi...