Trang

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

2098. Đóng cửa fanpage: nỗi sợ hãi của truyền thông


Cát Linh, RFA
2016-09-16
Kể từ chiều ngày 7 tháng 9, các fangape của 4 trang tin tức là Zing News, VnExpress, Dân Trí và Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đều đồng loạt biến mất, đồng nghĩa với việc các độc giả không thể trao đổi, bình luận như trước giờ. Báo Giáo dục Việt Nam là cơ quan đầu tiên thực hiện điều này với lý do đưa ra là “để ngăn chặn những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra” vừa để “chấp hành những cảnh báo của các cơ quan chức năng đối với các cơ quan báo chí trong việc vận hành các Fanpage trên mạng xã hội”.



fanpage.jpg-600.jpg
Trang mạng Báo điện tử Giáo dục Việt Nam thông báo ngừng hoạt động
Photo captured from giaoduc.net.vn

Mời quí vị cùng nghe cuộc nói chuyện giữa Cát Linh và các bạn trẻ về suy nghĩ của họ đối với cách tiếp cận thông tin báo chí và quyền tự do ngôn luận trong nước.
Cát Linh: Cảm ơn ba bạn Quân, Thuỳ Nguyễn và Mashi đã dành thời gian cùng trao đổi đề tài về các tiếp cận thông tin báo chí và quyền tự do ngôn luận trong nước của Diễn đàn bạn trẻ tuần này.
Điều đầu tiên Cát Linh đưa ra, đó là theo các bạn thì vai trò của một trang fanpage trong thế giới đa truyền thông hiện nay như thế nào?
Xu hướng tất yếu
Quân: Theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì ngày xưa khi mà chế độ Cộng Sản chưa có đủ những nguồn lực cũng như điều kiện dân trí và khoa học kỹ thuật thì họ chỉ sử dụng 1 kênh tuyên truyền duy nhất. người dân chỉ được phép tiếp cận kênh đó. Họ cấm nghe đài “địch”. Nhưng ở thế kỷ hiện nay thi khoa học kỹ thuật phát triển, như Facebook, Gmail… thì họ bắt buộc phải tham gia vô quá trình. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải có sự tương tác. Trong kinh tế cũng phải có sự phản hồi của khách hàng. Bây giờ họ lập ra những fangape là để tăng tính tương tác của độc giả với truyền thông của họ. Nhưng khi họ huỷ đi điều đó thì là một hướng cụt. vì sẽ có rất nhiều những fanpage khác không chịu sự kiểm soát của Đảng. Độc giả sẽ quay sang những fanpage đó. Mức độ dân trí và sự ảnh hưởng xã hội của những kênh truyền thông lề dân ngày càng mạnh mẽ hơn.
Theo tôi đó là xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay, đó là đa nguyên, nhiều ý kiến.
Nhưng khi họ huỷ đi điều đó thì là một hướng cụt. vì sẽ có rất nhiều những fanpage khác không chịu sự kiểm soát của Đảng. Độc giả sẽ quay sang những fanpage đó
- Việt Quân
Cát Linh: Có thể nói tóm tắt ý kiến của Quân đó là do xu hướng đa nguyên hiện nay mà vai trò của các fanpage rất quan trọng trong thế giới truyền thông.
Thuỳ: Theo như mình thấy thì đó (đóng các fangape) chỉ là một cách thôi, cũng chẳng có thể gọi là ngăn chặn việc mọi người chia sẽ bằng cách này hoặc cách khác. Vì hiện tại họ cũng có thể chia sẽ những cảm nhận qua Facebook.  Không nhất thiết việc đóng comment ở dưới mỗi bài có thể ngăn chặn mọi người chia sẽ ý kiến của mình.
Mashi Trương: Theo em thấy trước đây người ta chỉ biết nhận thông tin qua báo đài, tivi hoặc radio, có nghĩa là thông tin đó chỉ đến một chiều. nhà đài đưa tin thế nào thì người dân chỉ biết nghe thế, không thể phản biện, phản hồi ý kiến. Nhưng từ khi fanpage ra đời thì thông qua những fanpage này người ta vừa có thể cập nhật tin tức hàng ngày, vừa có thể chia sẻ ý kiến, tương tác bình luận. Ở đây có sự tương tác của hai bên. Khi mà đóng bình luận như vậy thì em thấy như mất đi một sự tự do, dân chủ gì đó ở đây
Cát Linh: xin được tiếp lời ngay với Mashi. Ý kiến của Mashi, đó là khi phần bình luận của 4 trang fanpage đó bị đóng, phản ứng của các độc giả là nói ngay đến quyền tự do ngôn luận bị hạn chế. Bạn đã có cùng nhận định đó. Và cả hai bạn Quân và Mashi đã đưa ra cùng một thông điệp, đó là tương tác giữa truyền thông và thông tin đến với người dân là một tương tác rất quan trọng.
Xin nhắc lại những câu chuyện thời nhỏ 1 tí, sẽ không xa rời đề tài mà chúng ta đang bàn luận. Ngày còn nhỏ, hoặc nói cách khác là những đứa bé, khi có những món đồ chơi mà không muốn bạn của chúng chạm vào, vì chúng không biết là món đồ chơi ấy có bị làm hư hay không, thì chúng thường giấu nó đi. Cũng theo góc độ này, các bạn có nghĩ rằng việc kiểm duyệt toàn bộ nội dung bình luận của người dùng là không thể nên chính phủ đành phải quyết định tạm dừng hoạt động của fanpage ?
Thuỳ Nguyễn: Thì thật ra bên Việt Nam, những gì không ngăn không chặn được thì sẽ cấm. Ngay cả mình nói một chuyện đơn giản là giao thông, đường đó kẹt quá rồi, thì không có cách nào giải quyết, thì cấm. Để một bản cấm nhưng cũng không rõ ràng. Nói chung không quản lý được thì cấm thôi nên chuyện đó mình cũng quen rồi.
Nhưng từ khi fanpage ra đời thì thông qua những fanpage này người ta vừa có thể cập nhật tin tức hàng ngày, vừa có thể chia sẻ ý kiến, tương tác bình luận. Ở đây có sự tương tác của hai bên. Khi mà đóng bình luận như vậy thì em thấy như mất đi một sự tự do, dân chủ gì đó ở đây
- Mashi Trương
Việt Quân: Theo ý kiến của tôi là dĩ nhiên ngoài chuyện không quản lý được thì họ cấm, còn có một cách khác là họ thay thế. Tôi nhớ không lầm cách đây khoảng hơn 1 năm, có một bài báo tường thuật lời ông Nguyễn Tấn Dũng nói là sẽ dành 200 triệu USD để xây một mạng xã hội riêng cho VIệt Nam thay thế Facebook. Họ sẽ không đủ điều kiện để họ làm được. Vì họ chỉ rập khuôn theo Trung QUốc và không đủ mức sáng tạo như Trung Quốc.
Như bạn Mashi vừa nói, ngoài cách không quản lý được thì chỉ còn cách là cấm thôi. Theo tôi đó là một xu hướng rất là bí bách của họ. Giữa những sự lựa chọn thì họ phải lựa chọn cách đó. Không có cách nào tốt hơn.
Mashi Trương: Nghĩa là không quản lý, kiểm soát được thì họ dùng biện pháp cấm như vậy. nó vô tình làm em liên tưởng đến việc người dân biểu tình vụ Formosa, người dân bàn luận rất nhiều trên Facebook, chính quyền không kiểm soát được thì họ lại cấm, ngăn chặn không cho vào Facebook luôn.
Cát Linh: Có lẽ cả ba bạn đều nghe về đài truyền thông quốc gia lớn của Mỹ là Đài (NPR) gần đây cũng thông báo việc ngừng cho phép độc giả tải lên bình luận (comment) về các bài viết đăng trên trang web chính thức. Sau 8 năm thử nghiệm, NPR quyết định rằng phần bình luận dưới các bài viết "không mang lại trải nghiệm hữu ích cho đại đa số độc giả."
Nếu đưa quan điểm đó áp dụng vào quyết định đóng 4 trang fanpage thì các bạn nghĩ sao?
Thuỳ Nguyễn: Việc coi báo chí hay lên mạng đọc những tin tức, ngoài những chuyện cập nhật hàng ngày trong nước hay thế giới thì còn là một hình thức giải trí vậy, thì phần đọc bình luận cũng vậy, để mình xem mọi người có suy nghĩ như mình không, nhân sinh quan xung quanh mình như thế nào. Mình thấy nếu nói không hữu ích thì cũng không đúng.
Việt Quân: Tôi thì tôi phân tích theo khía cạnh khác. Theo tôi biết thì ở Mỹ có tự do ngôn luận. Mỗi một truyền thông họ có kênh truyền hình, và họ là tư nhân, cho nên họ đánh giá trên mức độ hiệu quả kinh tế. còn ở Việt Nam thì thứ nhất báo chí, đài là họ được bao cấp. Ngoài nhiệm vụ kiếm tiền thì họ còn nhiệm vụ chính trị. Theo thiện ý của tôi, ở Mỹ, có thể những comment đó ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của họ và họ chỉ đơn thuần là đánh giá trên hiệu quả kinh tế. Còn ở Việt Nam thì ngoài hiệu quả kinh tế còn nhiệm vụ quan trọng hơn là chính trị. Đó là hai điểm khác biệt giữa hai vấn đề vừa rồi.
Mashi Trương: Quan điểm cá nhân của em thì khi cấm bình luận như vậy sẽ mang đến ảnh hưởng tiêu cực đến độc giả. Cũng như chị Thuỳ nói, khi đọc một bài báo hay tin tức nào đó thì luôn luôn kéo xuống phần bình luận để xem mọi người suy nghĩ về vấn đề đó như thế nào. Nghĩa là người ta nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía chứ không phải từ một phía do báo đưa ra.
Khi mà đọc bình luận sẽ giúp mình có nhiều ý kiến khác nhau và cũng để xác thực coi thông tin đó đúng hay không. Vì khi em đọc 1 bài thì em chỉ tin bài đó khoảng 50% thôi . Em sẽ coi những comment khác xem người ta nghĩ gì để xác thực cho em về bài báo đó hơn.

Cát Linh: Cảm ơn ba bạn Quân, Thuỳ và Mashi đã tham gia chương trình và chia sẻ những ý kiến, nhận định rất sâu sắc.