Khối Nhơn Sanh tổ chức hội luận
BBT Blog KNS xin đăng tải thư Khối Nhơn Sanh mời các tham dự viên Bàn Tròn Đa Tôn Giáo Việt Nam họp để phân tích về DỰ THẢO LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO do Quốc hội Việt Nam soạn thảo ngày 01/09/2016.BẢN VI TÍNH.
THƯ MỜI HỌP.
Kính thưa quí Tham dự viên
BTĐTG VN.
Để phát huy thế mạnh của BTĐTG
VN: tạo diễn đàn cho nhiều thành phần
trong xã hội ngồi lại với nhau để hội luận và hành động về việc phát huy quyền
tự do tôn giáo.
Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài kính
mời quí tham dự viên tham gia buổi hội luận về dự thảo luật tín ngưỡng và tôn
giáo do nhà cầm quyền hiện nay soạn thảo ngày 01/09/2016.
Thưa quí vị.
Thành quả tranh đấu cho quyền
tự do tôn giáo tại quốc nội và hải ngoại đã được nhìn thấy khi chúng ta đem dự
thảo tín ngưỡng & tôn giáo ngày 01/09/2016 so sánh với dự thảo 04 và 05.
Nhưng so với những khuyến cáo
của Đặc phái viên LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng hay GS Heiner Bielefeldt thì rõ ràng là chưa đạt. Do vậy
chúng ta cần căn cứ vào báo cáo trước LHQ ngày 31/01/2015 của ĐPV và Pháp lệnh 21 (2004) chương VI: Điều khoản thi hành.
Điều 38:
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với
quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Để yêu cầu họ sửa đổi dự luật ngày
01/09/2016 cho phù hợp với thế giới.
Chúng tôi có vài nhận xét như sau:
Thứ
nhất. Khoản giải thích từ ngữ:
5. Tôn giáo là niềm tin
của con người, tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm: đối tượng
tôn thờ; giáo lý, giáo luật; lễ nghi và tổ chức.
13.
Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ
cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn
giáo.
Nhận xét: Tại sao
tôn giáo không cần nhà nước công nhận thì tổ chức tôn giáo lại phải được nhà
nước công nhận và TCTG có cơ cấu nhất định lại là một phi lý cùng cực. Nó nói
lên ý định của nhà cầm quyền độc tài: Rất sợ người dân hợp lại thành những
tổ chức. Họ muốn duy trì độc quyền tổ chức để đàn áp người dân.
Tôn giáo
là hồn. Tín đồ là xác. Tổ chức tôn giáo cầu nối giữa hồn và xác. Không có cầu
nối tổ chức tôn giáo thì tín đồ chỉ là xác chết, tôn giáo thì vất vưỡng. Nhà
cầm quyền đã nhìn ra điểm yết hầu nầy nên kiểm soát cây cầu nối. Kiểm soát cổ
họng của tôn giáo và dùng đó để siết họng tôn giáo. Đây
thực sự là cái bẫy rất căn bản để trói buộc các tôn giáo phải lệ thuộc nhà
nước, làm tay sai cho nhà nước mãi mãi để được công nhận và khi đã phát triển
nếu cần thay đổi một chút gì cũng phải đi xin và chờ cho.
Đề nghị sửa đổi theo hướng:
Tổ chức tôn giáo có thể chọn cách đăng ký để được nhà nước công nhận hay chọn
cách không đăng ký vẫn được hoạt động và ngang quyền nhau.
Đề nghị như vậy phù hợp với điều 38 pháp lệnh
21 dẫn thượng; phù họp với mục 30 &
31 của BCV LHQ (đính kèm toàn văn BC):
30/.
Điểm thứ nhất liên quan đến bản chất của sự đăng ký và chúng ta cần xét lại xem
đó là một sự đề nghị hay một đòi hỏi chính thức....
31/. Trong bối
cảnh này, thuật ngữ "công nhận", thường được đề cập đến trong các
cuộc đối thoại, xứng đáng được có một lời diễn giải ngắn gọn. Việc thực thi
quyền con người liên quan đến tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của các cá nhân
và/hoặc trong cộng đồng với những người khác, không thể phụ thuộc vào bất kỳ
một quyết định nào về phương diện hành chính của chính quyền như: công nhận,
cho phép hay phê chuẩn. Là một quyền phổ quát, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng
hiện hữu trong tất cả con người, và tồn tại trước khi có bất cứ quyết định về
hành chính và thủ tục nào đó. Lời mở đầu của bản Tuyên Ngôn năm 1948 về Nhân
Quyền bắt đầu với câu:"công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng
và bất khả xâm phạm của tất cả các thành viên của đại gia đình nhân loại".
Chữ "công nhận" ở đây nói về nguyên tắc căn bản của sự tôn trọng nhân
phẩm và nhân quyền trong sự giao tiếp giữa người và người. "Công
nhận" trong ý nghĩa cơ bản này đã nói lên sự tôn trọng tuyệt đối phẩm giá
con người và các quyền con người được đặt trên bất kỳ "công nhận" về
phương diện hành chính (7).
Thứ
hai: Điều
16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập
trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo
trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ; nghiêm chỉnh chấp hành
pháp luật;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không vi phạm một
trong các quy định tại Điều 5 Luật này.
2. Người theo tôn giáo không thuộc tổ chức đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc cấp đăng ký hoạt động tôn giáo được
đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều này.
Nhận
xét: Tại VN đăng ký thực chất là XIN CHO. Đăng ký thì phải chờ được sự cho
phép, sự đồng ý. Đây là cái kim cô để trói buộc tôn giáo phải lệ thuộc nhà
nước, tạo ra những tên nô lệ trong tôn giáo. Đề nghị bỏ chữ đăng ký thay vào đó
là chữ thông báo.
Qui định đăng ký tổ chức tôn
giáo xét ra rất phản tiến bộ và còn tệ hại hơn thời Pháp thuộc.
Chứng
cứ: Đạo Cao Đài khai sinh 1926 là thời Pháp thuộc (Nam Kỳ là thuộc địa tự
trị của Pháp). Đạo làm TỜ KHAI ĐẠO với chính quyền Pháp và lập ra cơ cấu tổ
chức từ trung ương đến địa phương mà chẳng có xin phép, chẳng có đăng ký gì
hết. Đạo vẫn đủ quyền xây dựng được Tòa Thánh tại Tây Ninh và vẫn phát triển tổ
chức tôn giáo.
Việc hiểu biết của KNS còn hạn
hẹp nên chúng tôi muốn được lắng nghe sự nhận xét của quí TDV BTĐTG về dự luật.
Từ đó BTĐG VN có thể khởi xướng thành
lập tổ công tác để ra một nhận xét và đề nghị rồi mời các tham dự viên và tổ chức ký
tên.
Chúng tôi tha thiết kính mời
quí tham dự viên đóng góp ý kiến cho buổi hội luận ngày 12/09/2016 từ 19 giờ 30
đến 21 giờ qua gotomeeting. (ID và
password chúng tôi sẽ gởi đến quí vị lúc 14 giờ ngày 12/09).
Với các thành quả đạt được
chúng tôi tin rằng quí vị sẽ có những ý kiến chính xác, thiết thực và kịp thời
để thực hiện sứ mạng của BTĐTG VN.
Việt Nam ngày
11/08/Bính Thân. (11/09/2016)
TM Khối Nhơn Sanh
Đạo Cao Đài.
(Đã ký).
CTS Võ Văn Quang.
SDT: +84 163 954 0129.
Đính kèm: 1/- Toàn văn dự luật
01/09/2016.
2/- Báo cáo ngày 01/05/2015.
BẢN CHỤP.
tt
tt